Một số nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 92 - 106)

3.1.1 .Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo

3.2. Phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ X X nội dung,

3.2.1. Một số nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu

Kỳ đầu thế kỷ XX

Từ khi Phật giáo du nhập, hình thành và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo nói riêng đã hòa quyện với những yếu tố bản địa vốn có để hình thành nên Thiền phái của riêng Việt Nam với tư tưởng nhập thế tích cực của nó. Ngay từ khi du nhập, cùng với những yếu tố dân gian, bình dân, mộc mạc đến thời kỳ Phật giáo đóng vai trò là tôn giáo chủ đạo trong hệ thống tam giáo đương thời, tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam thể hiện trên mọi phương diện của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, ngoại giao. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Thiền Phật giáo mang cả những yếu tố bình dân lẫn bác học, đặc biệt tính thời đại được thể hiện một cách rõ nét qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đến phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, một lần nữa yếu tố bình dân lại nổi trội, cùng với những nhu cầu cấp thiết làm cho tư tưởng nhập thế mang tính thời đại của Thiền Phật giáo được phát huy cao độ. Nói cách khác, thông qua phong trào Chấn hưng Phật giáo, Thiền Phật giáo Việt Nam không chỉ được nâng cao về mặt

học thuật (Phật học), trong đó không chỉ có tư tưởng nhập thế mà còn thực hiện các vai trò xã hội, làm cho nó vượt ra ngoài phạm vi tôn chỉ của Phật giáo truyền thống.

Từ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, có thể xác định được những điểm mới trong nội dung của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào này. Như trên đã phân tích về một số nguyên nhân, tiền đề cơ bản trực tiếp tác động và có ảnh hưởng đến phong trào Chấn hưng, cho thấy cái chủ đạo trong tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo là đem đạo vào đời, nhập thế tích cực vì đất nước, dân tộc trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp cai trị. Việc đem đạo vào đời là tâm thế chung của mọi tôn giáo, song trong hoàn cảnh đất nước ta đầu thế kỷ XX, muốn điều đó được thực hiện một cách hiệu quả thì bản thân Phật giáo phải được Chấn hưng, và chỉ có như vậy thì những phương tiện cơ bản như giáo lý, phương pháp tu tập, đời sống sinh hoạt của Tăng già mới được đổi mới.

Theo dòng lịch sử, Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ VI, Thiền Việt Nam đã có một tông phái bắt đầu từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tiếp thu, kế thừa những giáo lý cơ bản của Đức Phật, tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo từ khi du nhập, trải qua những thăng trầm biến động của đất nước đã tồn tại song hành và tiếp biến với đạo Nho và đạo Lão. Đến đầu thế kỷ XX, Phật giáo đứng trước tất yếu phải tiến hành việc chấn hưng, coi đó là biện pháp cứu vãn sự suy yếu vốn kéo dài mấy trăm năm trước đó, đồng thời đẩy mạnh tinh thần nhập thế tích cực để góp phần mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, giải phóng con người khỏi ách đô hộ và lạc hậu. Tinh thần nhập thế trước hết phải được thể hiện qua việc chấn hưng Phật học, dịch, chú giải nghiên cứu những nội dung căn bản của Phật giáo vốn được Việt hóa thông qua tiếp biến hàng trăm năm trong lịch sử thăng trầm của đất nước; sau nữa là chấn

chỉnh, nâng cao vai trò của Tăng già thông qua cải sửa tăng luật, sinh hoạt tăng già,

nâng cao năng lực hiểu biết Phật pháp bởi vì giáo lý là nền tảng, còn tu tập là để giác ngộ và giải thoát; ba là tổ chức công tác từ thiện như lập nhà bảo cô, lập nhà nuôi kẻ khó, lập tủ thuốc trong các chùa; bốn là thành lập các tổ chức của Phật giáo như Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Hội Phật học Trung Kỳ, Nam Kỳ nghiên cứu Phật học Hội, Phật giáo tổng hội, Phật gia công học hội. Đó là những nội dung cơ bản của

phong trào Chấn hưng Phật giáo nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng đầu thế kỷ XX ở nước ta.

Thứ nhất, về chấn hưng Phật học

Chấn hưng Phật học liên quan chặt chẽ với việc tổ chức các Hội Phật học ở ba kỳ. Tuy nhiên, việc đề ra chủ trương, chương trình Phật học được thực hiện trước một bước. Đó là lập đàn giảng thiện ở các chùa, dịch các kinh Phật chữ nho ra chữ quốc ngữ, mở các trường sơ học yếu lược bên cạnh các chùa, lập báo quán để quảng bá Phật học. Chẳng hạn Tỷ khiêu biệt tự Lai, một trong những người tiên phong trong công cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đã đề xuất, trong 7 nội dung chấn hưng, thì có tới 4 nội dung liên quan đến chấn hưng Phật học:

“1. Lập giảng đàn trong các chùa để giảng kinh, giảng sách Phật cho các nhà thiện tín; 2. Mượn các nhà văn sĩ thông Hán học dịch các kinh sách Phật bằng chữ Hán ra quốc văn; Mượn các nhà Pháp học, dịch các kinh sách Phật bằng chữ Pháp ra quốc ngữ; 4. Lập ra trong mỗi chùa một cái thư viện…” [46, tr.41].

Theo sư Tâm Lai, “việc giảng thuyết rất quan trọng đối với sự nghiệp chấn hưng Phật giáo, do vậy mỗi chùa nên lập một chốn giảng đàn. Nội dung của việc giảng thuyết, dù lịch sử Phật giáo hay giáo lý Phật giáo, đều theo nguyên tắc phải được lấy từ kinh sách Phật giáo. Các bài giảng thuyết sẽ được tập hợp in thành sách, bắt các nhà sư học thuộc lòng” [42, tr.26].

Nguyễn Mạnh Bổng trong “Tường trình về việc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ trong 10 việc cần tiến hành của Chấn hưng Phật giáo đăng trên Đông Pháp thời báo số 577, đã đưa thêm việc lập các trường học [46, tr.146]. Trường này được gọi là Sơ đẳng tiểu học bên cạnh các chùa, mời các thầy giáo về giảng kinh Phật. Đây cũng là việc tuyên truyền đạo Phật cùng với 4 điều nêu trên của Tự Lai.

Chấn hưng Phật học được những người chủ trương khởi xướng đề ra nhiệm vụ dịch các kinh điển của Phật giáo từ tiếng Hán và tiếng Pháp ra tiếng Việt (chữ quốc ngữ) để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, song trước hết là để nâng cao năng lực hiểu biết giáo lý của Tăng già, sau nữa là đối với phật tử, thiện tín trong việc tu

v.v.. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, song số người ủng hộ luôn áp đảo bởi họ thấy đó là vấn đề cần thiết và có ích cho xã hội. Số phản đối cho rằng, việc dịch ra chữ quốc ngữ trong điều kiện đương thời là “coi thường kinh sách Phật giáo”. Rõ ràng là những người khởi xướng phong trào Chấn hưng đã đi đúng hướng và đặc biệt đối với lĩnh vực Phật học vốn bị chìm sâu trong quên lãng một thời gian dài.

Tuy nhiên, để khắc phục được những hạn chế về chuyển tải khái niệm, thuật ngữ trong khi dịch, nhiều ý kiến đóng góp cho việc giải quyết vấn đề cần kíp nhưng hết sức khó khăn này. Thanh Quán thượng nhân trụ trì tại chùa Trường Tín, Hà Nội đã nêu ý kiến về việc dịch thuật đăng trên báo Đông Pháp số 496 năm 1928 như sau:

“Dịch kinh Phật không những làm tài liệu cho văn hào, môi giới cho độc giả mà thôi; trước nhất phải cho đúng nghĩa lý trong kinh, mà phải theo như lời Phật “trường hành trực thuyết”, nghĩa là thẳng băng không vướng dong tý gì, dù dài dòng đến đâu thì dài, nhiều lời đến đâu thì nhiều, cho hết được tinh thần nghĩa lý thì mới thôi, song kinh nào cũng phải đóng sách đem ấn hành tống tán phát cho thiện tín và các chùa nơi dân xã, không nên đăng vào báo chương, e những kẻ lợi dụng bất cẩn” [46, tr. 188].

Theo ông, “phàm dịch kinh phải cứ dùng bản tiếng Phạn mới cùng vi cực diệu như kinh Pháp Hoa Tàu dịch ba lần, kinh Đại Di đà Tàu dịch bốn lượt mới thành” [46, tr. 192]. Dịch kinh là việc làm hết sức khó khăn, nhưng theo quan điểm của Thanh Quán thượng nhân thì

“ta cũng phải theo tiếng Phạn, gặp chữ nào người Tàu dịch Phạn thành Hoa thì ta cũng theo tiếng Hoa. Nguyên lai nước Việt Nam ta đã hô hấp văn hóa học hơn hai ngàn năm, đã in sâu vào óc não hết thẩy mọi người, không thể nào dụng toàn thổ âm được, có dùng chữ Hoa thời câu văn mới cứng cát, lời lẽ mới thanh tao, mà dịch kinh Phật lại vừa tiếng Phạn, tiếng Hoa, tiếng Nôm thì nền quốc văn sau này tham bán chẳng giầu thịnh lắm ru?” [46, tr. 188-189].

Như vậy, lĩnh vực dịch thuật đã đặt ra khá nghiêm túc, nó không chỉ giản đơn truyền tải nội dung trong các kinh sách, mà đằng sau công việc ấy là một loạt

vấn đề phức tạp mà lĩnh vực triết học ngôn ngữ đã hình thành nên học thuyết về chú giải học, thông diễn học (hermeneptica).

Tiếp đến là vấn đề nghiên cứu Phật học, một lĩnh vực khó khăn hơn nhiều so với dịch thuật mà Lão Tùng nêu trong báo Công Luận số 1527 năm 1929 như sau:

“Nghiên cứu cách làm sao? Nghiên cứu Phật học không phải dễ. Không phải như một nhà kia tự xưng là bác học viết ra một tập Phật học lược khảo kể sự tích Phật Thích Ca sinh năm nào, chết năm nào, tôn giáo lưu truyền ra Nam tông, Bắc tông nơi nào, hai phái xung đột với nhau hồi nào, ấy gọi là nghiên cứu đó. Tôi tưởng nếu nghiên cứu như vậy chẳng qua sưu tầm cổ tích trong sách mà thôi, chớ về bổ ích sự chấn hưng, tưởng không có công hiệu gì hết…Một cái tôn giáo lớn lao lưu truyền trên đất Á Đông đã mấy ngàn năm, mà chả thấy một ai xứng đáng một vị giáo chủ, chẳng thấy một ai phát minh ra được chân lý, trách gì mà không lu mờ, không khuất lấp, không bị cái mãnh lực khác nó phá hoại đi… Bởi vậy cho nên, ai cũng hiểu lầm hai chữ cứu thế, hai chư tu hành, rồi làm ra nhiều sự quái gở như là: tụng kinh cầu siêu, ăn chay cầu phúc, bố thí cầu tài, v.v. thậm chí có nhiều ông sư, mụ vãi còn bày đặt ra những điệu bùa, câu chú, nước lạnh, đàn hương đặng mê hoặc chúng, thành ra một cái xã hội mê tín dị đoan, chứ không có một tí gì là Phật giáo cả… Thiết tưởng muốn chấn hưng Phật giáo, trước hết phải nghiên cứu Phật học ít nữa phải tìm cái nguyên nhân của chân lý, lựa những kinh điển cổ tích và các chữ phạm chữ Phạn ngữ, Phạn âm, diễn thích ra, chia ra từng giáo khoa, có sơ đẳng cao đẳng, dạy cho chúng sinh hiểu thấu các nẻo tà đường chính, sao gọi là cứu thế từ bi, sao gọi là nhân duyên, chứng quả, còn như cái thuyết xuyên tạc của các nhà hậu Nho bịa đặt ra, làm cho người đời mê tín đó thì nhất thiết cự tuyệt, vậy mới mong một ngày kia phát minh được đạo Phật ở giữa cái lúc tối tăm, để cho các nhà học giả đời sau biết được một tôn giáo, triết lý không tầm thường, phạm vi không phải chật hẹp, mà sức hoạt động của nó có thể làm cho người đời sùng bái một chủ nghĩa bác ái, đánh đổ được bao nhiêu tà dâm dục vọng của loài người. Thế thì công đức của

Phật giáo càng vô lượng, mà công đức của kẻ chấn hưng Phật giáo chẳng phải là công đức độ chúng sinh đó ư?” [46, tr.198-200].

Nhìn chung, việc nghiên cứu Phật học là cốt ở việc tìm và làm rõ cái chính tông, cái triết lý của Phật giáo để góp phần giác ngộ người đời, đồng thời gạt bỏ những cái phiền tạp, những lý thuyết bịa đặt, gây tổn hại cho Phật giáo. Nghiên cứu Phật học cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, phải mang tính phê bình để sửa bỏ, thay đổi những cái bất cập, không đúng với tôn chỉ mục đích của Phật giáo. Khi cuốn sách “Phật giáo vấn đáp” của Thiện Chiếu xuất bản, đã gặp sự phê bình của một số học giả trong đó có Hoàng Tâm. Cuộc khẩu chiến trên báo Công luận giữa hai ông Thiện Chiếu và Hoàng Tâm, Thiện Chiếu và Cư sĩ Hiển Huệ, v.v. trên các tạp chí Công luận, Lục tỉnh tân văn và nhiều tạp chí khác, phản ánh không khí

nghiên cứu phê bình trong lĩnh vực Phật học vào đầu những năm 30 của thế kỷ trước khá sôi nổi, ở mức độ nhất định, có thể thấy ở đó tinh thần xây dựng khá rõ.

Điểm đáng lưu ý là trong lĩnh vực Phật học còn đề cập đến các vấn đề về thuật ngữ, khái niệm cần được biện giải để tránh hiểu lầm về Phật giáo. Đó là các vấn đề về bản chất của Phật giáo; tại sao lại phải chú trọng đến những vấn đề về “nhập sự” như “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, trong đó “bất lập văn tự” cần được biện giải; làm thế nào để khắc phục quan điểm cho rằng, đạo Phật là một tôn giáo lánh đời, mê tín và vị kỷ; hiểu thế nào về thuyết “liễu tận vô không” và “khổ”, v.v.

Nói tóm lại, chấn hưng Phật học là một vấn đề lớn đối với giới nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bởi lẽ, Phật giáo ở nước ta đã bị suy yếu kéo dài từ thế kỷ XV do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến sự trì trệ, thậm chí là bỏ mặc, dù ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã có hiện tượng chấn hưng do Ngô Thì Nhậm và các bạn hữu của ông có ý định thực hiện. Trước tính tất yếu lịch sử về cuộc chấn hưng đầu thế kỷ XX, cùng với một loạt các nội dung được đề xuất để tiến hành công cuộc này thì chấn hưng Phật học, có thể nói, là có bài bản, có tiến trình hẳn hoi. Những quan điểm về chấn hưng Phật học về cách thức tiến hành từ giản đơn là dịch thuật, tổ chức trường lớp cho đến những vấn đề phức tạp mang tính học

sự tranh luận, phê bình suy cho cùng, đều hướng tới mục tiêu chính là làm thế nào để đưa đạo Phật vào thực tiễn đời sống tôn giáo, sau đó đến nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Để làm được điều đó, nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập, đó là việc chấn chỉnh hoạt động, giáo dục tăng ni được nêu ra trong nội dung của phong trào Chấn hưng Phật giáo lần này.

Thứ hai, sự cần thiết phải chấn chỉnh, nâng cao vai trò của Tăng già.

Trên đây tác giả đã trình bày các quan điểm của những người nhiệt thành với phong trào Chấn hưng Phật giáo về Phật học. Vấn đề ở chỗ, việc dịch sách, giảng thuyết, nghiên cứu chuyên sâu về giáo lý của Phật giáo sẽ vô nghĩa, nếu như những người trực tiếp đem những thành quả đó phổ biến trong toàn xã hội để giảm mọi “ách khổ nơi trần thế” là các tăng ni, một khi họ không chịu thay đổi bản thân mình từ kiến thức cho đến nhân cách. Vì vậy, việc nêu thực trạng tăng ni đương thời, tính cần thiết phải cải sửa tăng luật, sinh hoạt tăng già, nâng cao năng lực hiểu biết Phật pháp cho họ để phát huy tinh thần nhập thế tích cực của họ là một trong những nội dung quan trọng của phong trào Chấn hưng Phật giáo.

Theo Từ điển Phật học Hán Việt:

“Tăng già là một trong Tam bảo chỉ người tín thụ giáo lý của đức Phật tu hành, tuân theo đạo đó mà nhập thánh đắc quả. Cũng là chỉ người xuất gia, cắt tóc theo học đạo Phật-đà, bậc đệ tử thánh, có đầy đủ giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, trụ ở ngôi Tứ hướng, Tứ quả. Hoặc còn chỉ đoàn thể tín thụ Phật pháp, tu hành Phật đạo... Theo Đạo Tuyên luật sư đời Đường, tăng già phải có 2 điều kiện: 1. Lý hòa, tuân theo giáo lý của đức Phật lấy Niết bàn giải thoát làm mục đích. 2. Sự hòa, gồm lục hòa: Giới hòa đồng tu; Kiến hòa đồng giải; Thân hòa đồng trụ; Lợi hòa đồng quân; Khẩu hòa đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 92 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)