Các tài liệu đánh giá mối quan hệ giữa nhập thế và cuộc chấn hƣng của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Các tài liệu đánh giá mối quan hệ giữa nhập thế và cuộc chấn hƣng của

của Thiền Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX

Cuốn Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902 - 1954) (2008), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, NXB Tôn giáo do Nguyễn Đại Đồng thực hiện. Sách là tập hợp những bài tham luận viết về Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, trong đó Vũ Tuấn Sán với bài Thiều Chửu - Một tấm gương sáng kết hợp tinh thần yêu nước với đạo Thiền đã phân tích và chỉ rõ tinh thần yêu nước đến chí hướng hăng say phục vụ Phật pháp. Đặc biệt trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo với những hành động cụ thể của mình như: đem máy in của mình cho Hội Phật giáo Bắc Kỳ ngay khi Hội được thành lập, dịch kinh sách, viết bài cho báo. Dù bận rộn công việc tại báo Đuốc Tuệ nhưng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha còn tham gia vào hoạt động trong các tổ chức cứu tế xã hội như “năm 1936, ông vào giúp việc cho Hội Tế sinh của cụ Cả Mọc - một nhà từ thiện nổi tiếng đương thời.... Thiều Chửu đã cùng cụ Cả Mọc và nhiều nhà hoạt động xã hội như ông Hoàng Đạo Thúy, Trần Duy Hưng đem tiền gạo đến tận nơi trao thẳng tới những gia đình bị nạn” [49, tr.40]. Tác giả Đặng Vũ Khiêu trong bài Phát biểu tại sinh hoạt lịch sử tưởng niệm 100 năm sinh nhà Văn hóa Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (6.1902 - 6.2002) rằng “là một người nhập thế, cụ đã

đem hết cả trí tuệ và tâm hồn của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ cho Tổ quốc. Cứu dân và báo quốc là hai điều đã trở thành lẽ sống của dân tộc chúng ta, trở thành truyền thống của dân tộc, thành đạo lý làm người, quán triệt từ đời này qua đời khác” [49, tr.71].

Cuốn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải (1906 - 1979) (2009), NXB Tôn

giáo, Hà Nội và cuốn Kỷ yếu Hội thảo Đại lão Hòa thượng Tố Liên (1903 - 1977) (2009), NXB Tôn giáo, Hà Nội. Sách là tập hợp những bài viết về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải và Đại lão Hòa thượng Tố Liên - những con người với sự giác ngộ và tự giác ngộ của tinh thần thiền nhập thế thể hiện qua những hành động cụ thể, đem đạo vào đời, giúp ích cho công cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX và đặt nền tảng cho sự phát triển Phật giáo về sau. Trong bài Phong trào Chấn hưng

Phật giáo miền Bắc (1930 - 1945) - một số thành tựu và kinh nghiệm của Bạch

thuyết “Nhân gian Phật giáo”. Có thể coi đây là tư tưởng và chủ trương nhập thế, bước đầu phác thảo và đề xuất “học thuyết xã hội Phật giáo” trên các lĩnh vực cứu tế tương trợ từ thiện nhân đạo; xây dựng cá nhân, gia đình và xã hội; phát triển kinh tế và văn hóa v.v...” [37, tr.183]. Như vậy, thiền sư Trí Hải với sáng kiến về lý thuyết “Nhân gian Phật giáo” hay chính là “đạo Phật giữa đời” đã nhập thế tích cực với việc đem đạo vào đời, nhận thức rõ “Phật pháp bất ly thế gian giác”, đạo Phật luôn gần gũi, tham gia tích cực vào đời sống sống, gắn bó dân tộc với dân chúng.

Bùi Hữu Dược với Đôi nét về cuộc đời và đóng góp của Hòa thượng Tố Liên cho

đạo pháp và dân tộc đã làm rõ tiểu sử cũng như những đóng góp của Hòa thượng

Tố Liên trong phong trào Chấn hưng Phật giáo với những hành động cụ thể như với cương vị được bầu làm Trưởng ban cứu tế, dùng căn nhà trong chùa Quán Sứ để làm nơi nuôi dậy. Bùi Hữu Dược khẳng định “Cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Tố Liên là một tấm gương tiêu biểu của một vị cao tăng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” [81, tr.39]. Với những công lao và đóng góp của thiền sư Trí Hải và Hòa thượng Tố Liên, đã làm bật tinh thần thiền nhập thế thể hiện qua phong trào Chấn hưng Thiền Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Bên cạnh những tờ báo Phật giáo đầu tiên là Nguyệt san Pháp Âm, tiếp đến là Phật hóa Tăng Thanh niên, Từ Bi Âm, Viên Âm, Tập Kỷ yếu, Tiếng chuông sớm đến Đuốc Tuệ rồi Duy tâm Phật học, Pháp Âm, Bồ Đề tạp chí, Tam Bảo chí, Tiến Hóa, Quán Âm, Tinh Tiến, Tòa Sen, Diệu Âm, Giải thoát. Trong số đó, tại miền Bắc, nổi bật là báo Đuốc Tuệ với các số liên quan đến Phật giáo nói chung và phong trào Chấn hưng Thiền Phật giáo nói riêng với một số bài như: Một vài ý kiến về việc

chấn hưng Phật giáo của Samôn Thanh An (Báo Đuốc Tuệ, số 41, năm 1936),

Trưng cầu về ý kiến cải cách trong Phật giáo (báo Đuốc Tuệ số 89 năm 1938), Ý kiến về vấn đề cải cách trong Phật giáo của Thích Thanh Đặc (báo Đuốc Tuệ số 108 năm 1939), Tôi tu Tịnh Độ của T.C. (các số 154, 155, 160, 161, từ 165 đến 166, năm 1941), Phật giáo với Nhân gian của T.C. (Báo Đuốc Tuệ, số 190, 191, năm 1942), v.v..

Tóm lại, cuộc chấn hưng của Thiền Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX là sự kiện lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nó diễn ra như một tất yếu lịch sử do sự yếu kém tới mức báo động của giới Tăng già có thể dẫn đến sự tồn vong của Phật giáo ở Việt

Nam nói chung, của Thiền Phật giáo Bắc Kỳ nói riêng. Sự kiện đó diễn ra rõ ràng là từ sự đòi hỏi về tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nó kéo theo một hiệu ứng, có thể nói, chưa từng có trong lịch sử Phật giáo về vấn đề lý luận, làm cho tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Bắc Kỳ mang những sắc thái mới thông qua một số quan điểm xoay quanh các nội dung giáo lý mà trước đó hàng trăm năm dường như nó chỉ chú trọng đến thực hành thiền để các nhà tu hành dựa vào đó để điều chỉnh ý thức, hành vi tới con đường giải thoát.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)