Khái niệm nhập thế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 39)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1. Nhập thế và lịch sử tƣ tƣởng nhập thế của Phật giáo

2.1.1. Khái niệm nhập thế

Nhập thế (入世) và xuất thế (出世) là hai khái niệm đối lập nhau được dùng

để chỉ tư tưởng và hành động của con người trong đời sống xã hội. Việc tìm hiểu nội hàm của hai khái niệm này trong Phật giáo, là cần thiết để hiểu rõ hơn về tư tưởng nhập thế của Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Theo Hán Việt Từ điển thì “thế” (世) được giải nghĩa theo 12 (mười hai) trường hợp, vì vậy phải tùy vào tính chất và hoàn cảnh để hiểu nghĩa của “thế”. Trong ngữ cảnh của luận án, “thế” trước hết được hiểu là đời. Ba mươi năm cũng là một đời. Hết đời cha đến đời con cũng là một đời. Tựu trung lại, cả cuộc đời chính là thế.

“Thế” còn được hiểu là “thế sự” (世事), tức là việc đời, và “thế tục” (世俗),

tức là tục đời.

“Nhập” là vào, đối lập với “xuất”.

Khái niệm nhập thế đối lập với xuất thế. Theo Từ điển Tiếng việt: xuất thế là

“lánh đời, lui vào ở ẩn hoặc đi tu, không tham gia hoạt động xã hội” [122; tr. 1875], còn nhập thế là “gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời”. [122; tr. 1243].

Nếu hiểu theo Hán Việt Từ điển, thì nhập thế mang tính chiết tự, còn hiểu

theo Từ điển Tiếng việt thì nhập thế mang ý nghĩa miêu tả.

Phải chăng Phật giáo là một tôn giáo xuất thế? Có phải chính Phật giáo là một tôn giáo không trực tiếp đặt vấn đề hoạt động chính trị - xã hội trong các giáo lý của nó mà phương diện nhập thế bị lu mờ? Thực ra, trong giáo lý của Phật giáo không đề cập đến các vấn đề xã hội, ngay cả triết lý về sự khổ đau của con người vốn rất căn bản cũng không được nó lý giải bởi nguyên nhân từ xã hội, mà là nghiệp của các kiếp trước của bản thân cá nhân để lại. Do đó, tinh thần nhập thế của Phật

giáo không xuất phát từ bản chất của nó trong học thuyết, mà do đòi hỏi của đời sống tôn giáo, thông qua đời sống tôn giáo thường ngày (chính trị, kinh tế, văn hóa) làm cho giáo lý Phật giáo được giải thích lại hoặc đưa thêm nội hàm mới (thường dẫn tới sự phân phái) - từ đó mở ra khả năng tham gia của Phật giáo vào những việc vượt ra ngoài phạm vi tu dưỡng tâm linh của Phật giáo.

Trong Phật giáo, “nhập thế” là sự thể hiện quá trình thích ứng của Phật giáo trước những đòi hỏi mới của thực tiễn.

Phật giáo là một tôn giáo xuất thế. Điều đó đã được thừa nhận một cách phổ biến trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một tôn giáo nào trên thế giới, Phật giáo cũng có cả những nội dung và hình thức biểu hiện về nhập thế. Khái niệm “nhập thế” của Phật giáo dùng để chỉ hoạt động của tăng sĩ nói riêng và phật tử nói chung dưới nhiều hình thức khác nhau trong nếp sống sinh hoạt xã hội như các hoạt động từ thiện, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người nghèo gặp nạn.v.v. Bên cạnh đó, còn góp phần giải quyết những vấn đề môi sinh, ý thức hệ, giáo dục thanh thiếu niên.v.v trên tiêu chí phụng sự nhân sinh xã hội, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, con người được bình yên, hạnh phúc ngay tại thế giới hiện thực.

Thời đức Phật, khái niệm “nhập thế” đã được định hình trong văn hóa Ấn Độ: “Này các Tỳ - kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, do

lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người, chớ đi hai người

chung đường với nhau…” (Mahavagga, 11 - Đại phẩm) - Đó chính là nhập thế. Ngoài

ra, từ thực tiễn đời sống tôn giáo, từ cách tiếp cận với những biến đổi của thời đại như chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật mà Phật giáo cần phải tính đến để làm cho giáo lý cũng như các cách thức đạt đến mục đích, tông chỉ của nó phù hợp hơn. Nói cách khác, những cuộc chấn hưng trong lịch sử Phật giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có xu hướng tôn giáo là luôn đề cao tính tự do, tự tại, không câu nệ vào giáo lý cũng như ngôn ngữ tôn giáo của Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Nguyên thủy quan niệm đời người là bể khổ, kiếp người là trầm luân. Nỗi khổ truyền kiếp ấy không phải do nguyên nhân xã hội, mà do nghiệp (karma) của kiếp trước quy định. Nguyên nhân đầu tiên mang tính bao trùm tất cả là do con người không có tri thức (vô minh) về thế giới và bản thân là giả tạm, cứ bám

đuổi theo để thỏa mãn lòng tham, khiến cuộc đời bị trói buộc trong tam độc (tham, sân, si). Khi coi thế giới này là giả tạm, Phật giáo tiến tới phủ nhận đời sống hiện thực của con người, từ đó đưa ra chủ trương xuất thế để hướng tới Niết bàn.

Phật giáo chia làm hai nhánh lớn: Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam Tông) và Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc Tông). Hai nhánh này có quan niệm không giống nhau về đích giải thoát (tức nhập Niết bàn - Nirvana). Niết bàn là một trong những trạng thái tinh thần hoàn toàn được giải thoát ra khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Nguyên thủy hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế và sau khi chết không còn tái sinh, không còn luân hồi nữa. Đó là mục đích cuối cùng của các tín đồ Phật giáo Nguyên thủy. Từ đó họ đi tới kết luận chỉ có thể giải thoát khổ đau bằng con đường lánh đời, thoát tục, xuất gia tu hành, lấy “diệt tận làm cứu cánh” với phương châm diệt (滅 - diệt mọi phiền não), tận (儘 - chấm dứt mọi nghiệp sinh tử), ly (離 - giải thoát khỏi nỗi khổ trong ba cõi), diệu (妙 - đạt tới Vô dư Niết bàn).

Niết bàn mà Phật giáo Nguyên thủy hướng tới là Niết bàn xuất thế, lánh đời, đạt được bằng lối tu nhẫn nhục chịu đựng khổ nạn, lánh đời. Vì vô ngã là Niết bàn nên muốn đến được Niết bàn, con người phải từ bỏ những niềm vui và những yêu thương, khát khao ở hiện tại.

Trong khi đó, Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, sống trong thế gian mà đạt cảnh giới Niết bàn. Hữu dư Niết bàn quan niệm rằng, con người tuy đã đoạn diệt phiền não, song vì nghiệp cũ vẫn còn sắc thân, vì vậy mới mở ra con đường nhập thế cho tín đồ Phật giáo để nó hoạt động cùng những vui buồn nhân thế.

Theo Phật giáo Đại thừa, để tới được Niết bàn, một mặt, con người phải giác ngộ được lẽ vô thường; mặt khác, phải đạt được tự do tinh thần, không bị ngoại cảnh chi phối, chỉ khi nào thoát khỏi chấp ngã (mắc vào cái tôi cá nhân), mới đạt tới Niết bàn. Con đường tu hành đó không bao giờ chấm dứt, cho nên Đại thừa thường có câu: “Tu đến thành Phật cũng không thôi”. Hoặc cũng có thể nói rằng, đó là con

đường vĩnh viễn luân hồi, giải thoát ngay trong luân hồi. Sự khác nhau trong quan niệm về Niết bàn của Nguyên thủy và Đại thừa quy định hai lối tu khác nhau.

Với Vô dư Niết bàn, Nguyên thủy thực hành lối tu xuất thế, lánh đời. Với Hữu dư Niết bàn, Đại thừa thực hành lối tu nhập thế, sống hòa cùng đời tục, giác ngộ giữa cuộc đời, đời là Đạo, Đạo là đời.

Trong “Bát chính đạo”, chủ trương xuất thế tập trung Thiền định để đi đến giác ngộ của Nguyên thủy Phật giáo, tuy không bị Thiền tông hoàn toàn phủ nhận nhưng phát kiến phương pháp mới của Thiền là tự do, tự tại như đi thiền, đứng thiền, ngủ thiền. Chúng tôi cho rằng, giữa quan điểm tu thiền của Thiền tông và nhập thế có sự tương hỗ thúc đẩy.

Nhập thế ở Phật giáo trong so sánh với Nho giáo và đạo Lão Trang sẽ làm rõ hơn đặc trưng riêng của Phật giáo.

Nho giáo - một hệ thống lý luận mang tính thực tế chính trị và luân lý, dựa

trên nền tảng đạo đức chân chính mà từ thời nhà Hán trở đi, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều lấy Nho giáo làm đạo trị nước. Học thuyết của Nho giáo có nội dung mang đậm tính chất nhập thế. Tâm tính học của Nho giáo chủ trương tu tâm dưỡng tính ngay trong các quan hệ nhân tình thế tục là cha - con, anh - em, chồng - vợ. Nho giáo nhấn mạnh mặt xã hội của con người, nó đòi hỏi con người phải có ý chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần tự cường không nghỉ, có trách nhiệm về sứ mệnh lịch sử đối với xã hội. Các nhà Nho là những người được đào tạo ra để làm quan, làm tướng giúp vua trị dân, trị nước. Thái độ nhân sinh tích cực này của Nho giáo

thường được gọi là: nhập thế để phân biệt và đối với khuynh hướng xuất thế trong

triết học Lão Trang. Để xứng đáng là mẫu người có tài, có đức mà Nho giáo coi đó là hiền nhân, quân tử, trượng phu trong việc “trị nhân”, con người trước hết phải ý thức rõ quá trình tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đó là con đường “tu kỷ” hết sức khó khăn không phải ai cũng tới đích để trở thành con người hoàn toàn, hay nói cách khác, là mẫu người lý tưởng.

Tư tưởng Lão Trang xem cuộc đời chỉ là hư ảo, như một giấc chiêm bao. Cụ thể là Trang Tử, người được coi như là nhân vật tiếp nối tư tưởng Lão Tử, sau này còn nâng cuộc đời lên một mức cao hơn qua chuyện Trang Chu hóa bướm. Ông

nằm mơ thấy mình hóa bướm và khi thức giấc băn khoăn tự hỏi, không biết mình nằm mơ hóa bướm hay bướm nằm mơ hóa ra mình? Tuy nhiên, khi đã nhìn cuộc đời như vậy, thái độ của người theo khuynh hướng Lão Trang là xuất thế, hướng nhàn, theo đuổi một triết lý sống “tri túc” (biết đủ), tự bằng lòng với những gì mình có do tự nhiên ban tặng. Vì vậy, triết lý của Lão - Trang theo cách “xử thế nhược đại mộng, hồ vi lao kỳ sinh?” (Nghĩa là: Đã xem cuộc đời như một giấc mộng lớn

thì tội gì phải lao nhọc cho khổ thân?). Tinh thần xuất thế của Lão Trang như vậy là

mang nặng màu sắc bi quan, tiêu cực, yếm thế, trong khi cái nhìn của Phật giáo là cái nhìn xuyên suốt bản chất của hiện tượng, theo hướng trung đạo, do đó tinh thần xuất thế của Phật giáo mang tính chất tích cực và năng động được thể hiện qua tinh thần Bồ tát đạo của Phật giáo Đại thừa. Dù có ly gia xuất thế thì người phật tử cũng luôn có tâm nguyện tu đạo để thành Bồ tát Phật, để đến lượt mình cứu độ chúng sinh thoát khỏi những khổ đau, đưa chúng sinh ra khỏi cơn mê dài đến bến bờ giác ngộ. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề nhập thế của Phật giáo để tìm hiểu mối quan hệ của nó với giải thoát luận.

Bên cạnh khái niệm nhập thế còn có nhiều nhà nghiên cứu, các học giả ở trong và ngoài nước đã đồng nhất khái niệm “nhập thế” và khái niệm “thế tục hóa”.

Khái niệm “thế tục hóa” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “seaculum” (thetransfer of power to the secular). Khởi đầu từ này được dùng trong bối cảnh văn hóa Kitô giáo, để chỉ việc chuyển giao một số quyền lực chính trị, tôn giáo và lãnh địa vốn thuộc Giáo hội thần thánh cho xã hội thế tục; như việc tách nhà trường, tòa án ra khỏi nhà thờ... Dần dần, khái niệm thế tục hóa được dùng để mô tả sự tự chủ hóa của các hoạt động, các hình thức tư tưởng so với nền văn hóa truyền thống mà các giá trị Kitô giáo lấy đó làm cơ sở. Đó cũng chính là “quá trình công năng của một

bộ phận tôn giáo bị công năng xã hội có tính chất phi tôn giáo thay thế” [80, tr. 12].

Theo tác giả Đỗ Quang Hưng,

“quá trình thế tục hóa liên quan đến sự giải phóng hữu hiệu mối quan hệ giữa con người với thế giới mà không bị các truyền thống tôn giáo kiềm chế. Kéo theo đó là việc thiết lập mối quan hệ về luật pháp trong đó nhà nước hoàn toàn trung lập về mặt tôn giáo đồng thời dẫn đến sự hình thành một xã hội

dân sự mà ở đó công dân được hưởng các quyền về luật pháp cá nhân cũng như được giải phóng một cách tương đối trong việc thực hành đời sống tôn giáo so với các học thuyết, giáo luật của tôn giáo đã được Giáo hội chế định” [74, tr. 62].

Như vậy có thể hiểu “thế tục hóa” là quá trình giải thiêng, giải thần thánh hóa của các tổ chức, thể chế xã hội, tách dần và độc lập khỏi tôn giáo.

Mặc dù, hai thuật ngữ “nhập thế” và “thế tục hóa” đều phản ánh quan hệ tôn giáo với xã hội ngoài tôn giáo, song hai thuật ngữ này khác nhau về mặt ngữ nghĩa: nếu “thế tục hóa” là sự chuyển giao các quyền chính trị, giáo dục cho các tổ chức ngoài tôn giáo (các lực lượng thế tục) như: tách dần nhà nước khỏi tôn giáo, Giáo hội trao lại quyền lực chính trị cho Nhà nước (tức là Nhà nước thế tục hóa quyền lực điều hành chính trị mà trước đó quyền lực cao nhất này thuộc về Giáo hội, như ở Bà La Môn giáo (Ấn Độ) và Công giáo (Châu Âu thời Cổ đại và Trung cổ), hay tương tự như việc tách tòa án và nhà trường ra khỏi nhà thờ ở Châu Âu thời Khai sáng…, thì thuật ngữ “nhập thế” lại chỉ sự chủ động tham gia của các lực lượng tôn giáo vào các vấn đề thế tục như chính trị, kinh tế, văn hóa, thậm chí cả quân sự…

Là một tôn giáo xuất thế, nhưng trong quá trình du nhập, truyền giáo và hòa nhập với nền văn hóa, văn minh bản địa của mỗi quốc gia, Phật giáo đã không ngừng nhập thế. Trong xu hướng hội nhập hiện nay, khi đời sống tôn giáo thế giới đang đứng trước xu thế đa nguyên tôn giáo, “nhập thế” và “thế tục hóa” bổ trợ và cộng hưởng nhau. Quá trình thế tục hóa có thể góp phần làm cho các tôn giáo chủ động nhập thế hơn, và ngược lại, nhập thế cũng làm cho quá trình thế tục hóa diễn ra nhanh hơn. Cùng với sự biến động của lịch sử, các tôn giáo liên tục thay đổi và hội nhập cùng đời sống.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thời đại mới, các tôn giáo đã không ngừng thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Ở Việt Nam, các tôn giáo đều chủ trương hòa hợp, tích cực hội nhập vào cuộc sống, tạo phúc lợi cho xã hội, thông qua đó để thể hiện tinh thần nhập thế tích cực. Phương châm hoạt động của Phật giáo trong sự đồng hành với vận mệnh dân tộc là “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”; của Công giáo là “Sống phúc âm giữa lòng

dân tộc, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Tại Trung Quốc các tôn giáo cũng có khuynh hướng tương tự như ở Việt Nam, Phật giáo đã đề xướng tư tưởng “trang nghiêm quốc thổ, lợi lạc hữu tình”, “hiện thực nhân gian tịnh thổ”; Islam giáo thì nhấn mạnh: “Yêu nước là một bộ phận của đức tin”; Công giáo còn chủ trương: “Yêu nước yêu đạo đều là giới răn của Thiên Chúa”… [80, tr.17]. Tại Nhật Bản, trong khung cảnh toàn cầu hóa, “các tôn giáo đều đổi mới không ngừng của tính hiện đại và góp phần to lớn tạo ra môi trường cho mỗi con người có thể hòa hợp với những thay đổi liên tục của xã hội” [74, tr.63]... Nhìn chung các tôn giáo ở các quốc gia trên thế giới đều đang phát triển mạnh theo xu hướng nhập thế, chủ động thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, góp phần làm cho xã hội ngày một tiến bộ và nhân văn hơn… Ngày nay, Phật giáo đã từ Châu Á truyền sang hầu hết các châu lục. Phật giáo có sức sống và sự lan tỏa lớn như vậy là nhờ tinh thần nhập thế tích cực. Vốn là một tôn giáo xuất thế, song từ nền móng triết học của Phật giáo đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)