Bối cảnh văn hóa của triết học Tơma Aquinơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 32 - 42)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2. Bối cảnh văn hóa của triết học Tơma Aquinơ

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong quá trình tạo dựng cuộc sống ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, là bộ mặt, là thước đo giá trị, chất lượng người. Với tư cách ấy các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học, triết học,… là những thành tố cấu thành, có liên hệ mật thiết và mang dấu ấn văn hóa của từng thời đại, chịu sự tác động, chi phối bởi đặc điểm văn hóa thời đại đó. Triết học Tôma Aquinô (1224- 1274) ở Tây Âu trung cổ vừa là sản phẩm của thời đại, là kết quả của sự phản tư đối với văn hóa vừa là một thành tố cấu thành làm phong phú, sinh động bộ mặt của thời đại, tạo nên thơng điệp văn hóa đối với những ai có ý muốn quan tâm đến đời sống văn hóa ở Tây Âu thế kỉ XIII - một giai đoạn chứa đựng nhiều biến cố, nhiều thay đổi, xáo trộn trong chính đời sống văn hóa xã hội. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này ở một số nội dung mà triết học, thần học Tôma Aquinô triển khai.

Thật vậy, sẽ là rất phiến diện nếu chúng ta không đặt triết học Tôma Aquinô trong mối quan hệ với văn hóa đương thời. Và lại càng giản đơn hơn nếu coi đó đơn thuần chỉ là sản phẩm của “tuổi ấu thơ” của những dân tộc châu Âu, “một sự đứt quãng, một sự suy sụp trong lịch sử văn hóa châu Âu” [61, 6]. Chỉ có thể hiểu được văn hóa Tây Âu trung cổ và những giá trị của hệ thống triết học, thần học Tôma Aquinơ khi có quan điểm biện chứng, lịch sử cụ thể. Thời đại này tự nó có những ý nghĩa quan trọng, có một diện mạo văn hóa riêng, có ảnh hưởng sâu sắc tới thần học nói chung và thần học Tơma Aquinơ nói riêng. Ngược lại thần học Tơma Aquinơ cũng chứa đựng những thông điệp, những bước chuyển, những chỉ dẫn cho văn hóa với tư cách “là sự khái quát hóa cao nhất thực tiễn xã hội của con người thời trung cổ” [61, 13]. Mọi thành viên trong xã hội, mọi hình thái ý thức xã hội khác không thể tách bạch với thần học Ki-tô và để xuất phát từ hệ thống kí hiệu mang ý nghĩa phổ quát này xác lập căn cứ và giải thích thế giới bằng những khái niệm của thần

học. Thế kỉ XIII đầy biến động, nhiều “biến cố” trong đời sống tinh thần đã ghi rõ dấu ấn trong triết học, thần học của Tôma Aquinô.

Trước hết, cần phải kể tới sự tồn tại của giới tu sĩ như một lực lượng xã hội đóng vai trị quan trọng trong xã hội Tây Âu trung cổ. Những tu sĩ đầu tiên đã rời

bỏ đô thị, sống đời ẩn dật, xa lánh tại sa mạc hay trong các hang động. Một kiểu định cư mới của tu sĩ dựa vào sự cô độc nghiêm ngặt đã xuất hiện. Đó là cuộc sống tập thể, mà trước hết là việc cùng nhau hồn thành những cơng việc sản xuất, cầu nguyện và tuân theo kỉ luật.

Lối sống của giới tu sĩ khơng chỉ là sự kìm chế và khước từ những khối cảm cuộc đời. Họ trốn chạy khỏi thế giới, thoát ra khỏi xã hội thế tục, khước từ mọi ràng buộc công dân. Tu viện là một kiểu “phản - nhà nước”, được xây dựng trên các nguyên tắc đối lập với nhà nước và xã hội thế tục. Cơ sở của nó là phản đề - chống lại mọi cái thế tục. Tu sĩ Kitơ giáo hồn tồn khơng vươn tới vinh quang thế tục. Những người cịn "vương vấn với thế gian" khơng thể đạt tới được cuộc đời tu sĩ. Chính vì vậy mà đời sống tu sĩ là cơ sở thuận lợi để khái quát đời sống tinh thần - tâm lý, để làm sáng tỏ những quy luật của đời sống tinh thần. Mục đích của đời sống tu sĩ là tư duy bằng lý trí chứ khơng phải bằng tình cảm. Nhưng nhìn bằng lý trí khơng hẳn là có thái độ thờ ơ với thế giới mà chủ yếu là sự hướng tới cái thần thánh. Điều này có nghĩa là thế giới trần tục được nhìn nhận thơng qua ánh sáng của Chúa, ánh sáng này làm sáng tỏ những phương diện tốt đẹp và xấu xa bị che khuất bởi bức màn đen tối của cuộc sống hàng ngày. Người tu sĩ có năng lực dường như siêu phàm trong con mắt những người khác, ngay lập tức họ biết được chủ ý bị che đậy, phân biệt tinh vi những sắc thái khó diễn tả của trạng thái tinh thần. Tu sĩ còn biết cách thâm nhập vào tiềm thức của riêng mình, thấu hiểu và làm thăng hoa những bình diện ẩn náu trong nó. Sự hướng tới cái thánh thần cho phép phát hiện ra bí ẩn của nhân cách bản thân.

Mục đích của tu sĩ là khả năng tập trung nội tâm. Điều quan trọng nhất ở đây là sự hiền từ, là ăn chay, sự trinh bạch và khơng tự ái. Có thể chiến thắng tự ái bằng sám hối. Sám hối trước Chúa rất cần thiết vì sẽ làm cho tu sĩ nhớ đến tính hữu hạn

của tồn tại người, đến cái chết đang chờ đón. Sự nhớ tới cái chết là sự nắm bắt trước cái chết về mặt tinh thần. Nhưng sự thường xuyên nhớ tới cái chết tất yếu sẽ phải khắc phục được nỗi sợ hãi cái chết. Chiến thắng nỗi sợ hãi cái chết có nghĩa là sự cảm nhận được cuộc sống khơng phải dưới dấu hiệu của tính hữu hạn, nhất thời, mà là dưới sự phán xét của tính vĩnh hằng, trước tồ án của Chúa. Con đường dẫn tới trạng thái này giống như leo lên các nấc thang - mỗi một nấc sau đều chỉ có thể nếu đã leo qua các nấc trước, đều phải dựa vào các nấc đã leo qua. Song cho dù con người có leo cao đến đâu theo các nấc thang khắc kỷ thì vẫn ln có nguy cơ đánh mất những gì đã đạt được. Nếu con đường đi lên là kiên trì nhẫn nại, thì con đường tụt xuống lại giống như tụt dốc. Vì cần phải có nỗ lực tinh thần khơng ngừng để chống lại sự phát triển của dục vọng.

Nguồn gốc của dục vọng có bản chất mang tính hai mặt. Một là, nó thể hiện ở sự thao túng của ý chí. Hai là sự cám dỗ xuất hiện thông qua tư duy, dưới dạng tư tưởng hay chủ ý. Do vậy, một mặt, phải tơi luyện ý chí nhờ giao tiếp với thầy giáo sáng suốt vì thói tuỳ tiện có thể xuất hiện trong trường hợp ngược lại. Mặt khác, cần phải làm trong sạch suy nghĩ. Sự cám dỗ đến từ bên ngồi. Khơng có cái ác bẩm sinh trong con người. Trong bản tính con người có khả năng của cái thiện, còn tội ác đứng đối lập với bản tính như sự bóp méo các phẩm chất bẩm sinh. Do vậy con người cần phải hướng lên cái tối cao. Sự trùng hợp giữa những chủ ý và khát vọng của con người với chủ ý và ý chí của Chúa cho phép đạt tới sự tĩnh tâm (isichia).

Isichia là sự thanh tịnh của tâm hồn và thể xác. Nói đơn giản hơn, đây là sự cân đối và hài hòa của cuộc sống nội tâm và cuộc sống bên ngoài. Đồng thời sự tĩnh tâm cũng là sự thức tỉnh của tâm hồn: “Tôi ngủ cịn trái tim tơi thức”. “Tơi ngủ” theo nghĩa tâm hồn tôi thanh thản, không bị xáo trộn bởi cuộc đấu tranh giữa những khát vọng đối lập. Tĩnh tâm chân thực là lý trí thanh thản. Cần phải kiềm chế tư duy tránh khỏi những viễn tưởng và các hình ảnh cảm tính vì chúng đều làm cho lý trí suy nhược. Tu sĩ cần phải giữ cho lý trí tỉnh táo và tiến hành cầu nguyện một cách ngắn gọn. Động lực của lối sống khắc kỷ ấy là làm cho nó thành cơng ở mọi giai đoạn là tình yêu nhờ noi theo gương Chúa.

Tất cả những yếu tố nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc đến các triết gia Tây Âu trung cổ, trong đó có Tơma Aquinơ. Ảnh hưởng đó thể hiện rõ qua giải pháp về quan hệ giữa cái siêu việt với cái thế tục trong mọi vấn đề của triết học, như quan hệ giữa thần học với triết học và khoa học, tồn tại chân thực và tồn tại không chân thực, nhận thức thần học và nhận thức triết học, lý trí và đức tin, thần luật và thế luật, v.v..

Đặc điểm tiếp theo của văn hóa trung cổ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Aquinô là nền văn minh phương Tây trung cổ, trái ngược với nhận định chủ quan, phiến diện của các tác giả Phục hưng và cận hiện đại, thể hiện một thế giới văn hóa tinh thần có nội dung và hình thức phong phú. Sự phong phú của văn hóa Tây Âu trung cổ không chỉ dừng lại ở các tác phẩm thần học kinh viện, mặc dù sẽ không thể hình dung được nếu tìm hiểu văn hóa Tây Âu trung cổ mà thiếu đi nền triết học kinh viện.

Triết học kinh viện (từ gốc tiếng Hy Lạp - scholastica có nghĩa là nghiên cứu

một cách bình tâm, học tập) là sự uyên bác trung cổ (khác với sự thơng thái cổ đại). Nó liên hệ mật thiết với hệ thống giáo dục hình thành vào thế kỷ VIII - IX ở phương Tây. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn mới trong phát triển văn hóa tinh thần ở

châu Âu, thay thế cho giáo phụ học. Triết học kinh viện được chia thành các giai

đoạn như sau: giai đoạn sơ kỳ (từ thế kỷ VIII - IX) với đại biểu là I. S. Eriugena (mất khoảng 887); giai đoạn tích cực hình thành (thế kỷ IX - XII), đại diện tiêu biểu là Anselm (1033 - 1109) và Abelard (1079 - 1142); giai đoạn hưng thịnh (thế kỷ XIII), đại diện tiêu biểu là Bonaventura (1221 - 1274) và bản thân Tôma Aquinô (1225 - 1274); giai đoạn suy tàn (thế kỷ XIV - XV), đại diện tiêu biểu là V. Ockham (khoảng 1288 - 1347).

Hệ thống triết học này đã để lại dấu ấn sâu sắc ở tồn bộ văn hóa phương Tây trung cổ. Các tác phẩm thần học (thường có tên gọi chung là “Tổng luận thần học”) biểu thị những quan niệm của thời đại mình. Tồn bộ học thuyết Kitơ giáo đã được triển khai một cách rõ ràng trước mắt tín đồ Kitơ giáo. Nó được chuyển tải thơng qua kiến trúc, thơng qua việc bố trí khơng gian hướng tâm hồn con người lên cao, thông qua vô số chi tiết đóng những vai trị hết sức chặt chẽ, thông qua các tác

phẩm điêu khắc. Ngơi đền Gơtích biểu thị thần học kinh viện thơng qua vật liệu đá. Chính vì vậy việc tìm hiểu triết học kinh viện có ý nghĩa là nắm bắt rõ và sâu sắc văn hóa trung cổ như một giai đoạn văn hóa tất yếu và độc đáo trong tiến trình phát triển văn hóa chung nhân loại, để lại dấu ấn sâu đậm của mình chính trong tác phẩm của Aquinơ như một trong đại diện tiêu biểu nhất của nó.

Việc xuất hiện các trường đại học và giảng dạy khoa học tại các chủng viện và trường dòng cũng ảnh hưởng đến hệ thống triết học Tôma Aquinô. Ở các tu

viện và trường dòng, học trò học “bảy nghệ thuật tự do”; bảy nghệ thuật này lại được phân chia ra thành “bộ tam” và “bộ tứ”. Đầu tiên người học cần phải lĩnh hội “bộ tam”, tức ngữ pháp (tiếng Latinh), thuật hùng biện, tu từ học. Vốn là thang bậc cao hơn, “bộ tứ” gồm các mơn số học, hình học, âm nhạc và thiên văn học. “Cấu trúc của chúng khá uyển chuyển và giống như sự phân loại khoa học cho thấy, dưới tiêu đề là phép biện chứng có thể giảng dạy không chỉ logic học, mà trên thực tế là cả tồn bộ triết học. Cịn tu từ học, nối tiếp quan điểm truyền thống cổ đại, đồng thời còn bao hàm cả đạo đức học” [66, 111]. Các trường đại học là nơi đào tạo cấp cao hơn. Các trường đại học đầu tiên đã xuất hiện ở Paris và Bologne vào thế kỷ XII. Vào các thế kỷ XIII - XV, châu Âu được bao phủ bởi cả một mạng lưới các trường đại học. Những đòi hỏi và nhiệm vụ của Hội Thánh là cái quyết định nhu cầu về chúng.

Trong đa số trường hợp, các trường đại học công khai vào sự ủng hộ và giúp đỡ của các nhà chức trách Giáo hội. Mục đích cơ bản của khoa học tại trường đại học là nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh và Thánh truyền (tức các tác phẩm của các giáo hoàng). Việc chú giải Kinh Thánh là đặc quyền tuyệt đối của Hội Thánh và của các nhà khoa học gắn liền với nó nhằm mục đích ngăn chặn việc phổ biến những phán đoán sai lệch về đức tin Kitô giáo. Các nhà khoa học cấp thấp hơn linh mục không được phép chú giải Kinh Thánh. Phù hợp với nhiệm vụ cơ bản của mình, đa số các trường đại học đều gồm có hai khoa là khoa các nghệ thuật tự do

(artium) và khoa thần học. Khoa thứ nhất là sự chuẩn bị cần thiết cho khoa thứ hai [79, 482-483].

Khoa thần học có nhiệm vụ nghiên cứu chính xác Kinh Thánh bằng cách chú giải nó và trình bày có hệ thống học thuyết Kitơ giáo. Kết quả của cơng việc đó là “Tổng luận thần học”. Chỉ những người trước đó đã trải qua quá trình học tập tại các khoa nghệ thuật tự do (vì vậy các linh mục được đào tạo rất tồn diện và uyên bác) kéo dài 6 năm, tại khoa thần học là khơng dưới 8 năm, mới có thể trở thành nhà thần học. Như vậy, để trở thành nhà thần học thì cần phải học tập ít nhất 14 năm. Thêm vào đó, việc học tập khơng thể khơng hấp dẫn vì nó địi hỏi phải tích cực tham gia vào các cuộc tranh luận. Những bài giảng đi liền với những buổi thảo luận đã giúp người học tôi luyện khả năng độc lập áp dụng những tri thức đã nhận được. Tư duy có logic, có phê phán, tính sắc sảo được đánh giá cao trên giảng đường đại học.

Như vậy, các trường đại học giải quyết một số nhiệm vụ liên hệ mật thiết với nhau. Trước hết, chúng đào tạo đội ngũ những người có học vấn uyên bác và có tư tưởng vững vàng để bảo vệ Kitơ giáo. Chúng cũng tạo ra sản phẩm triết học và thần học (những tác phẩm có mục đích khác nhau) cùng với việc trình bày học thuyết Kitơ giáo một cách có logic, tinh tế nhất. Một số lớn tài liệu đã được viết ở thời trung cổ (chỉ riêng tác phẩm của Bonaventura đã là 50 tập, đó là vẫn chưa in hết). Tổng thể những luận thuyết (doctrine) được xây dựng ở thời trung cổ được gọi là triết học kinh viện theo nghĩa đen của từ này [79, 484].

Các trường đại học nằm dưới sự bảo hộ của Giáo hội dường như là nghịch lý. Tuy nhiên, ở Tây Âu thời trung cổ tôn giáo luôn là bà đỡ cho sự phát triển của tri thức và triết học, khoa học là “đồ đệ” của thần học.

Ngoài kết quả hoạt động trực tiếp của các nhà khoa học, sự phát triển của các trường đại học còn dẫn tới hàng loạt hệ quả phụ. Tuy nhiên, chúng lại có một ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa trung cổ và sau nó. Thứ nhất, các trường đại học góp phần tạo ra sự bình đẳng trong học đường. Con em

của mọi đẳng cấp và mọi giai cấp đều có thể được tuyển chọn. Thậm chí, họ cịn có thể trơng cậy vào sự giúp đỡ vật chất cho tồn bộ khố học. Nhiều người sau này đã đạt tới đỉnh cao cả về học vấn lẫn về địa vị xã hội.

Thứ hai, sinh viên và giáo sư các trường đại học hợp thành một đẳng cấp

đặc biệt là nghiệp đồn những người có nguồn gốc khác nhau. Nguồn gốc xuất thân trong cơ cấu của nghiệp đồn này khơng đóng vai trị quyết định như nó đã từng có trong xã hội trung cổ nói chung. Tri thức và trí tuệ đã được đặt lên hàng đầu. Trong môi trường ấy đã xuất hiện một quan niệm mới về sự cao quý - cao quý không phải do dịng máu và của cải, mà do có trí tuệ. Như vậy, sự cao quý được gắn liền với trí tuệ và hành vi tinh tế, với tâm lý tế nhị và thị hiếu tinh vi. Cuối cùng, sự uyên bác và tri thức đại học tổng hợp không hướng người ta vào đối kháng và bạo loạn. Ngược lại,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)