CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.1. Nhân học của Tôma Aquinô
4.1.3. Quan niệm về nhân vị và mối quan hệ giữa con người với con người trong
xã hội
Tiếp nối quan điểm của Aritxtốt, Tôma Aquinô cho rằng con người là “con vật duy nhất biết sử dụng ngôn ngữ”. Đặc biệt, với con người lời nói được sử dụng để diễn tả điều may lành cũng như điều nguy hại, cái đúng cái sai. Đây là đặc điểm của con người so sánh với động vật khác, vì chỉ duy con người có khả năng nhận thức tốt xấu, công bằng và bất công. Aritxtốt cịn từng cho rằng con người như “động vật có lý trí”. Đối với ơng, con người là một hữu thể xã hội, sống trong cộng đồn chính trị, một động vật chính trị.
Tơma Aquinơ tiếp theo quan niệm của Aritxtốt về vấn đề này. Ông cũng xem xét con người như một hữu thể (tồn tại) xã hội. Khi xét như hữu thể (tồn tại) xã hội, con người khơng thể hồn tồn tự túc, tự mãn, khép kín với chính mình mà phải sống trọn vẹn chiều kích xã hội và mở rộng mối tương quan với cộng đoàn. Ông đã diễn tả con người như một hữu thể xã hội, sống với, sống cùng người khác và có trách nhiệm với thiện ích chung. Theo Tôma Aquinô, xã hội tính nằm trong bản chất của con người chứ khơng phải là cái gì tuỳ tiện hay phụ thuộc, cho nên khuynh hướng tự nhiên của con người là hướng về cộng đoàn xã hội. Nhờ cộng đoàn và xã hội, con người có khả năng vượt qua khiếm khuyết của bản thân để chế ngự tự nhiên và để thể hiện những điều mà mỗi người riêng lẻ khơng thể thực hiện được.
Như vậy, dưới cái nhìn của Tơma Aquinơ, con người tuy được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa nhưng khơng thể hồn tồn khép kín nơi chính mình mà phải sống trọn vẹn chiều kích xã hội. Tuy rằng, Tơma Aquinơ chưa thể phân tích một cách cụ thể và trực tiếp những quan hệ xã hội quy định một mặt trong bản chất của mỗi cá
nhân nhưng chúng ta cũng thấy rằng ông đã có những bước tiến đáng kể so với những triết gia cùng thời. Chính từ quan niệm này của Tơma Aquinô mà ngày nay, Giáo hội Công giáo tiếp tục nhấn mạnh mặt xã hội trong bản tính người. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện của Giáo hội. Bởi lẽ, “con người không phải là một hữu thể cô độc, mà là “một hữu thể xã hội”, không thể nào sống cũng như không thể nào phát triển tiềm năng của mình bao lâu con người khơng liên hệ với người khác” [135, 102].
Ngoài việc xem xét con người là một hữu thể xã hội, Tơma Aquinơ cũng có những ý kiến có giá trị về con người với tư cách là một nhân vị. Có thể nói trong lịch sử nhân loại, ít khi gặp một ý tưởng đã để lại ảnh hưởng sâu đậm như quan điểm của Kitơ giáo về nhân vị. Có học giả cịn đánh giá đây là một đóng góp độc đáo của Kitơ cho nhân loại bởi vì chúng ta ít gặp thấy nó trong văn hố Hi Lạp, La Mã, Ấn Độ hay Trung Hoa. Chẳng hạn, trong xã hội theo Nho giáo “con người là của gia đình, của họ, của làng, nước. Bản thân họ khơng có gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phân vị là của vua cho, số mệnh là của trời cho. Có được gì cũng là nhờ ơn Vua, ơn Trời. Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ khơng theo chỗ bản thân nó là gì. Trong xã hội tất cả là thần dân của Vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu. Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong cái thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép. Đó là con người chức năng trong xã hội ln thường chứ khơng có nhân cách độc lập” [94, 394 - 395].
Quan niệm “nhân vị” xuất hiện vào thế kỷ IV-V của kỷ nguyên Kitơ giáo. Hai từ có gốc Hi Lạp: “Prosopon” và “Hypostasic” để diễn tả sự khác biệt và căng thẳng này.
Theo nguyên ngữ “Prosopon” là chiếc mặt nạ các diễn viên dùng để tả diện mạo của một nhân vật nào đó mà họ muốn trình bày. Với thời gian, từ việc trình bày cái mặt nạ bên ngồi của một nhân vật nào đó, hạn từ này tiến dần đến chỗ diễn tả vai trị và thực chất của chính nhân vật đó. Tuy vậy, từ này vẫn chưa thể lột tả hết
nội dung sâu thẳm nơi quan niệm ngôi vị mà người ta muốn diễn tả nên phải bổ sung từ thứ hai này là “Hypostasic”.
Hypostasic có nghĩa là bản thể, là yếu tính. Từ này sử dụng như nguyên tắc nhất thể hố một ngơi vị, bổ sung cho quan niệm Prosopon nói trên và cho phép trình bày một Thiên tính duy nhất (Ousia, Substantia, Divinitas) trong ba Ngơi vị hồn bị, đặc biệt diễn tả sự kiện một ngơi vị mà có hai bản tính của Đức Giêsu Kitơ. Nhờ kết nối hai hạn từ này mà các giáo phụ đã giải quyết được một số khó khăn. Bởi lẽ, việc đồng hố này cho thấy quan niệm ba Ngơi Thiên Chúa khơng chỉ trình bày việc Ngài biểu lộ cho nhân loại biết mà cịn diễn tả phần nào thần tính vừa duy nhất vừa mang tính khác biệt và độc lập của Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần.
Tiếp thu tư tưởng của Boezino, Tôma Aquinô cũng định nghĩa nhân vị theo chiều hướng đó nhưng đồng thời cũng cố gắng giải thích bản thể tự tại của nó trong mối tương quan. Theo Tơma Aquinơ, chúng ta chỉ có thể hiểu ý nghĩa sâu thẳm của nhân vị, nhất là ngôi vị nơi Thiên Chúa ngang qua chiều kích tương quan. Điều này chúng ta có thể tìm thấy trong Tổng luận thần học của ơng [4, 227- 401]. Trong đó, Tơma Aquinơ đã phân tích một cách tỉ mỉ về vấn đề này và chỉ ra sự tương quan thiết yếu Ba ngơi Thiên Chúa biểu hiện một bản tính duy nhất. Sau khi phân tích ý kiến khác nhau ấy, Tơma Aquinơ kết luận: “Theo những gì đã trình bày ở trên, phải nói hạn từ nhân vị trực tiếp là tương quan và gián tiếp mới là yếu tính” [4, 272].
Với nghĩa như vậy, nhân vị là một bản thể có tương quan phẩm chất với người khác, cái khác và Đấng khác (mối tương quan này là thiết yếu) đồng thời nó là một hữu thể tự tại, khơng thể phân chia, cá biệt và độc nhất vơ nhị. Vì thế, dưới cái nhìn của Tơma Aquinơ, nhân vị là một tạo vật đẹp nhất và cao quý nhất bởi lẽ nó là một hữu thể tự tại và có lý tính. Do đó, nó có vị trí cao trong các lồi thụ tạo và có một giá trị, một phẩm giá bất khả xâm phạm.