CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.3. Những tiền đề tƣ tƣởng của triết học Tôma Aquinô
2.3.4. Triết học kinh viện tiền Tôma Aquinô
Triết học kinh viện là giai đoạn phát triển tiếp theo và rực rỡ nhất của triết học
trung cổ (đã được trình bày ở 2.2). Chính nội dung của nó và sự biến đổi của nội dung ấy dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử đã dẫn tới sự xuất hiện của triết học Tơma Aquinơ. Khơng có điều kiện trình bày tư tưởng triết học của tất cả các triết gia giai đoạn này vốn đều có ảnh hưởng đến Tơma Aquinô trực tiếp hay gián tiếp, luận án đi sâu vào một số đại diện sau:
Albert Cả - nhà triết học kinh viện có ảnh hưởng lớn đến Tơma Aquinơ. Ơng
là đại diện của dòng Thánh Đa Minh và là người thầy của Tơma Aquinơ. Ơng là người nghiên cứu kỹ không những thần học, triết học, mà cả động vật học, thuật giả kim, thiên văn học và cơ học. Ở lĩnh vực nào, Albert Cả cũng có những hiểu biết hết sức sâu sắc. Albert Cả đã tạo ra bước ngoặt cho thời Trung cổ với nhiều tư tưởng mới mẻ - đó chính là việc làm sống lại các tư tưởng của Aritxtốt, “quảng bá cho các nhà Latinh toàn bộ lĩnh vực triết học của Aritxtốt” [66, 187]. Ông xứng đáng với danh hiệu tiến sĩ tồn năng. Với những đóng góp to lớn cho phái kinh viện, Albert đã được một nhà biên niên sử vô danh đánh giá rằng: “Thời đại này có vị giám mục Albert thuộc dịng Đa Minh là một nhà thần học kiệt tác và một người uyên bác mọi lĩnh vực. Có thế nói ơng chỉ đứng sau Salomon và có lẽ trong triết học khơng thể có ai hơn được hoặc bằng ơng” [66, 187]. Tơma Aquinơ chịu ảnh hưởng của thầy mình rất nhiều nhưng ông dành ưu tiên không phải cho nhận thức tự nhiên mà cho triết học kinh viện.
Cụ thể, cần phải nhắc tới một số số tư tưởng cơ bản của Albert Cả đã được Tôma Aquinô tiếp nhận và phát triển sau đây. Trước hết, có thể thấy Albert ln muốn đưa Platôn và Aritxtốt vào luận giải cho những tín điều của Kinh thánh và quyền tồn tại của các khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, Albert Cả nghiêng về những kiến thức thuộc khoa học tự nhiên cịn Tơma Aquinơ lại nghiêng về những chân lý mạc khải.
Tư tưởng tiếp theo của Albert Cả được Tơma tiếp thu đó là tư tưởng luận chứng về tồn tại. Theo ông, Chúa trời là nguồn sáng tự nó vốn có, đồng thời cũng là
cái tinh thần đầu tiên như những năng lực tinh thần phổ quát. Từ đó phát xạ ra cái tồn tại được phân thành nhiều cấp độ từ cao xuống thấp theo thang bậc. Tuy nhiên, với Albert Cả, tinh thần đầu tiên, cao nhất không phải là Chúa trời.
Tư tưởng quan trọng thứ ba của Albert Cả là tư tưởng về khái niệm chung. Ông phân biệt khái niệm chung ante rem, khái niệm chung in re và khái niệm chung post rem. Tương ứng với chúng, ông chia thành bản chất đặc thù của sự vật không phụ thuộc vào sự tồn tại của chúng. Khái niệm chung dưới dạng cái chung là một ý niệm và tồn tại trong cái đơn nhất (post rem). Cái đơn nhất là sự cụ thể hóa cái bản chất đặc thù, nghĩa là khái niệm chung in re. Đó là sự kết hợp quan niệm của Platơn và Aritxtốt theo cách của các nhà Kinh viện. Và nó cũng để lại dấu ấn trong học thuyết của Tơma Aquinơ trên cả phương diện siêu hình học, nhận thức luận.
Tư tưởng quan trọng thứ tư ảnh hưởng đến những quan niệm về con người và các vấn đề đạo đức, xã hội của Tơma Aquinơ ở Albert Cả đó chính là tư tưởng về bản chất linh hồn. Albert phân biệt rõ sự khác nhau giữa bản chất và tồn tại theo khía cạnh vật chất. Các vật thể xuất hiện từ năng lượng mặt trời kết hợp với tác động từ phía tinh thần đầu tiên. Các khái niệm vật chất và hình dạng cũng được Albert sử dụng nhưng khác với Aritxtốt hình dạng của vật thể là do ánh sáng tạo ra. Bản chất của tinh thần theo ông không phải là sự kết hợp giữa bản chất và tồn tại người, cũng không là sự kết hợp giữa vật chất và hình dạng mà có thể là sự kết hợp của hai khả năng trên. Ông cho rằng linh hồn tồn tại dưới dạng cái chung là cái có trước, đồng thời linh hồn đem lại cho thân xác một sinh lực sống thì nó là hình dạng, bản chất của thân xác.
Siger de Brabantia (khoảng 1240-1284) là một nhà triết học trung cổ, là người ủng hộ học thuyết Averroes, qua đó trở thành một trong những địch thủ chính của Tơma Aquinơ. Ơng từng là giảng viên Đại học Paris nơi được coi là trung tâm tư tưởng Kitô giáo đương thời, nơi Tôma Aquinô giảng dạy và chiến đấu chống lại thuyết Averroes nhằm bảo vệ thần học Kitô giáo. Siger Branantia hai lần bị Giáo hội kết án (vào các năm 1270 và 1277). Vào năm 1276, ơng bị đưa ra tịa án Giáo hội ở Paris, nhưng chạy trốn sang Italia. Ơng có hàng loạt tác phẩm “Những vấn đề
về cuốn sách thứ ba “Về linh hồn”” (Quaestiones in tertium De anima), “Về hạnh phúc” (De felicitate), “Về tính vĩnh hằng của thế giới” (De aeternitate mundi), “Về lý trí” (De intellectus), “Những vấn đề về linh hồn có lý trí” (Quaestiones de anima intellectiva), “Về tính tất yếu và ngẫu nhiên của các nguyên nhân” (De necessitata et contingentia causarum), các bình chú về các tác phẩm “Siêu hình học”, “Vật lý học”, v.v. của Aritxtốt.
Siger Brabantia cho rằng, lý trí có năng lực nhận được tri thức chân thực về vạn vật, do vậy, nghiên cứu triết học là độc lập và không phụ thuộc vào thần học, mặc dù bất đồng giữa các kết luận của lý trí với các luận điểm của thần học khơng thể làm cho người ta hồi nghi chân lý đức tin. Siger Brabantia là một môn đệ của học thuyết Aritxtốt được luận giải theo tinh thần của Averroes. Khi cho rằng tồn tại là bản chất trong tính thực tại lớn nhất của nó, ơng mở rộng sự đồng nhất giữa bản chất và tồn tại chỉ được Tôma Aquinô áp dụng vào Chúa sáng tạo mọi tồn tại được tác thành.
Trong học thuyết về linh hồn, Siger Brabantia bảo vệ quan điểm về một trí tuệ thống nhất. Theo ơng, trí tuệ khả năng tự thân nó, bị tách biệt - đó chỉ là thực thể đứng thấp nhất trong các thực thể tinh thần độc lập, khi kết hợp với những thực thể vật chất thì có khả năng quy định hình thức của chúng. Trí tuệ khả năng là tiềm năng thuần túy; nó trở thành thực tại nhờ tác động của trí tuệ tích cực được Siger Brabantia đồng nhất với Chúa. Trí tuệ tích cực tham gia vào hành vi nhận thức của con người ở chừng mực nào thì nó có thể được xem xét là một bộ phận của linh hồn ở chừng mực ấy. Trí tuệ khả năng có được hiện hữu đa dạng, hợp nhất với linh hồn của những người riêng biệt. Trí tuệ hợp nhất với thể xác không phải về mặt bản thể mà về mặt hoạt động; vì mọi hoạt động của nó được thực hiện thơng qua các năng lực nhận thức của con người có liên hệ trực tiếp với thể xác, nên linh hồn có lý trí là hành vi và hình thức của thể xác con người, quy định hình dạng của con người. Trí tuệ con người có khả năng nhận thức các thực thể có lý trí riêng biệt và Chúa; hành vi cho phép nhận thức Chúa - đó là hành vi của bản thân Chúa. Nhận thức Chúa là hạnh phúc tối cao của con người trong cuộc sống thế tục. Linh hồn cá thể của con
người là hữu tử, chỉ có thể nói tới sự bất tử của linh hồn có lý trí theo nghĩa tái hiệp thơng giữa nó với lý trí vĩnh cửu thống nhất sau cái chết của cá nhân. Học thuyết này của Siger Brabantia bị Tôma Aquinô phê phán trong tác phẩm “Về sự thống nhất của trí tuệ nhằm chống lại phái Averroes”.
Khi trình bày những tiền đề tư tưởng này, luận án đã xác định rõ ràng, chính bối cảnh thế tục hoá xã hội Tây Âu thời trung cổ diễn ra ngày một mạnh mẽ mà cốt lõi của nó là đề cao khoa học, đề cao tư duy duy lý là cơ sở dẫn Tôma Aquinô đến sự tổng hợp triết học và thần học thành một hệ thống có quy mơ.