CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Siêu hình học của Tơma Aquinơ
3.2.2. Về mối quan hệ giữa Chúa trời và thế giới
Là một nhà triết học duy tâm thần học cơng khai, Tơma Aquinơ đã hướng tồn bộ hệ thống lý luận của mình vào sự tồn tại và quyền uy vạn năng của Chúa trời. Cho nên khi giải quyết mối quan hệ giữa Chúa trời và thế giới, ông luôn luôn thừa nhận vai trò tuyệt đối của Chúa trời với tư cách là Đấng sáng tạo còn thế giới chỉ với tư cách là cái được sáng tạo mà thôi.
Tuy nhiên, vấn đề mối quan hệ giữa Chúa trời và thế giới do Chúa trời tạo ra không chỉ đơn giản ở việc phân chia thành Đấng sáng tạo và cái được sáng tạo, cũng như không phải chỉ ở chỗ thừa nhận Chúa trời là có trước trong mối quan hệ với thế giới vật chất mà trong đó chúng ta cịn thấy chứa đựng những quan điểm, những sự lý giải hết sức độc đáo. Trong tác phẩm “Tổng luận thần học”, khi đề cập đến cơng việc tạo hố, Tơma Aquinơ khẳng định có hai vấn đề khá nan giải: một là “vấn đề khởi điểm” của vũ trụ, của cơng việc tạo hố; hai là vấn đề “cách thức sáng tạo phi thường”.
Đối với vấn đề khởi điểm của vũ trụ, Tôma Aquinô đề cập ở trong “Tổng
luận thần học” và rút ra hai khuynh hướng mà các triết gia thường đề cập: một là
minh ngược lại rằng vũ trụ thiết yếu đã khởi sự ở một thời gian nào đó. Theo ơng, giả thuyết thứ nhất căn cứ vào triết học của Aritxtốt. Tuy nhiên “vì các chứng cứ của Aritxtốt khơng chứng tỏ cách tuyệt đối, nhưng bằng cách tương đối mà thơi” [Xem 5, 180]. Chính lý thuyết của Averroes mới là cơ sở của việc chứng minh vũ trụ luôn ln hiện hữu. Tơma Aquinơ đã thâu tóm vài chứng minh của Averroes về nguyên nhân phải chấp nhận hậu quả của nó mà trong thế giới, Chúa trời chính là nguyên nhân chủ đích, là cái thiện tối cao cứu cánh cho vạn vật, là nguyên nhân mô phạm nên thế giới với tính cách là hiệu quả tất nhiên, “vũ trụ phải có đời đời” [Xem 5, 176-191] hay sự vận hành của vũ trụ diễn ra từ tính cách đời đời của sự vận hành. Ơng cho rằng quan niệm “vũ trụ là cái bị động của sự chuyển động mà sự chuyển động có từ đời đời thì vũ trụ, cái bị động cũng phải có từ đời đời” [5, 178-179] là chứng lý mang vẻ bề ngồi quyến rũ nhưng khơng thể đồng ý với chứng lý ấy, bởi lẽ đối với ông: “cái bị động có thể do một sự tạo hoá mà tới”. Mặt khác, Tôma Aquinô cũng không đồng ý với cách lý giải của tín lý Kitơ giáo. Câu đầu sách “Sáng thế ký” trong Cựu ước cho rằng: “Thoạt kỳ thuỷ Thiên Chúa đã tạo dựng trời và đất”. Theo ơng đó là những lý lẽ đầy màu sắc tín ngưỡng, khơng chắc chắn có thể chứng minh vũ trụ có đời đời.
Học thuyết Averroes, Bonaventura và Augustinô lại cho rằng vũ trụ không có từ đời đời mà khởi sự từ một thời gian nào đó. Họ nêu lên chứng lý: nếu vũ trụ có đời đời thì đương nhiên hiện tại phải có vơ số linh hồn con người. Nhưng linh hồn con người lại có tính cách bất tử nên tất cả những linh hồn nào đã hiện hữu từ một thời gian thì nay vẫn phải tồn tại và điều đó là khơng thể. Nhưng theo Tôma Aquinô, chứng lý trên cũng dễ phản bác, bởi lẽ Chúa trời có thể sáng tạo vũ trụ mà khơng cần có con người, cũng khơng cần có linh hồn.
Xuất phát từ thực tế tồn tại hai khuynh hướng về vấn đề thời điểm sáng tạo của Chúa trời đối lập nhau như vậy, Tôma Aquinơ đã tìm được một giải pháp là dung hoà giữa các nhà tư tưởng theo thuyết Averroes và các nhà tư tưởng theo giáo lý Augustinơ. “Tơma Aquinơ cơng nhận có những chứng lý giá trị ngang bằng nhau đối với cả hai giả thuyết về vấn đề trên, nên triết học khơng thể quyết định gì về
điểm này” [118, 282]. Ông khẳng định Chúa sáng tạo ra thế giới bắt đầu thời gian từ ý chí của chính Người và biểu lộ bằng sự mạc khải. “Do đó, sự kiện thế gian đã bắt đầu hiện hữu, là đối tượng của đức tin, chứ không phải là đối tượng của sự minh chứng hay của khoa học. Và rất hữu ích mà nhận xét điểm này kẻo có ai dám minh chứng những gì thuộc về đức tin, mà đưa ra những lý luận không minh xác” [5, 187-188]. Ở điểm này chúng ta hồn tồn có thể thấy rõ Tơma Aquinơ bộc lộ lập trường ơn hịa trong mối quan hệ giữa lý trí và đức tin, khoa học, triết học và thần học; trong một chừng mực nhất định, ông khẳng định một lần nữa khoa học, triết học, lý trí khơng phải bao giờ cũng có đủ quyền năng để giải quyết những tín điều chỉ thuộc về của thần học.
Còn đối với vấn đề về cơng việc tạo hóa của Chúa trời, Tơma Aquinơ sử dụng những kết quả của hai bậc tiền bối của ông là Moise Maimonides và Đại Thánh Abert. Maimonides cho rằng cơng việc tạo hố nhân danh mạc khải và cả ông với Đại Thánh Albert đều chấp nhận công việc sáng tạo từ hư vơ chỉ có thể biết được do đức tin. Nhưng Tơma Aquinơ thì ngược lại khẳng định những vấn đề đó hồn tồn có thể chứng minh bằng lý trí. Theo ơng, Chúa trời sáng tạo ra thế giới từ hư vô. Tất cả mọi sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới là kết quả từ sự tạo dựng của Chúa trời. “Sáng tạo từ hư vô thường được định nghĩa là kiến tạo một sự vật gì mà khơng cần đến chất liệu sẵn có trước (since materia proexistente). Định nghĩa ấy rõ ràng muốn nhấn mạnh đến quyền năng vô hạn của kẻ sáng tạo và tính cách phi thường như phép lạ của tác động tạo dựng vì dưới gầm trời này, nguyên nhân nào cũng là nguyên nhân phụ nên bao giờ cũng cần đến một chất liệu sẵn có” [118, 283]. Ở đây, khơng thể so sánh Chúa trời với bất kỳ một nghệ sỹ tạo hình nào cả. Người nghệ sỹ sắp đặt mọi thứ từ vật liệu có sẵn, cịn Chúa trời khơng hành động trên một vật liệu có sẵn nào vì khơng hề có một vật liệu ban đầu như thế. Nguyên thuỷ chỉ có một mình Chúa trời tồn tại và tất cả những gì trở thành tồn tại đều xuất phát từ Chúa trời. Bởi thế, mọi vật trong vũ trụ này, vũ trụ này đều tương quan với Chúa trời, là tạo vật của Chúa trời, vì nó đến
thần học, Tôma Aquinô khẳng định: với tư cách là “hiện thể thuần tuý”, Chúa trời
là ngun nhân của tồn thể vạn vật, thì vũ trụ phải được tạo dựng từ hư vơ; từ đó ngồi Chúa trời ra cịn có một cái gì đó là thể chất đời đời, rồi từ đó phát sinh ra mn lời, muôn vật khác [Xem 5, 147-175].
Hành vi sáng tạo của Chúa trời từ hư vô không phải là hành vi chỉ thực hiện một lần mà là nguyên tắc phổ biến của mọi sự xuất hiện. Sự thay đổi, phát triển và diệt vong của tạo vật luôn phụ thuộc Chúa trời. Theo Tôma Aquinô hành vi tạo dựng là hành vi tự do nên khác với sự thiên xạ tất yếu theo lý thuyết của Plôtin. Do vậy, trong Tổng luận thần học, Tôma Aquinô khẳng định rằng: “Thiên Chúa đã
sáng tạo mọi vật một cách trực tiếp, nhưng chính trong khi sáng tạo Ngài đã thiết lập trật tự giữa các vật, ngõ hầu một số vật lệ thuộc các vật khác, mà bởi các vật khác y chúng được bảo tồn trong sự hiện hữu; nhưng Ngài vẫn tồn tại là nguyên nhân chủ yếu trong sự bảo tồn chúng” [7, 267]. Rõ ràng “vũ trụ khơng tự mình khởi sự nên không tự lập mà ln ln lệ thuộc vào Chúa trời… Nó chỉ tồn tại được nhờ ở yếu tính đời đời của Đấng sáng tạo nó và do sự bảo trì “thiên hữu” của Ngài như một cơng cuộc sáng tạo dài dài” [Dẫn theo 118, 284]. Nói cách khác, “các đối tượng của kinh nghiệm cảm giác của chúng ta, theo các chứng minh, khơng thể tự mình phát sinh tồn tại mà phải nhận sự tồn tại từ Động cơ khởi thuỷ, Nguyên nhân đầu tiên, Hiện hữu tất yếu, Hiện hữu hoàn hảo và Đấng thiết lập trật tự vũ trụ” [125,154]. Với tư cách như thế, Chúa trời là tồn tại tuyệt đối, tồn tại chính nó, tồn tại siêu tự nhiên, bất biến và vĩnh cửu. Chúa trời là “mô thức thuần tuý”, là tư tưởng của tư tưởng, do đó Ngài thống trị thế giới khơng những như một tác động mà cịn như là Ngơi Lời.
Từ những đặc điểm trên của Chúa trời với tư cách là kẻ sáng tạo phi thường, có thể rút ra được những đặc tính của vũ trụ, vạn vật - cái được sáng tạo, phụ thuộc vào Chúa trời. Sự đa dạng, phong phú của mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình trong vũ trụ khơng phải là do tình cờ mà là từ ý muốn tự do của nguyên nhân đầu tiên - Chúa trời. Vậy, tại sao Chúa trời lại sáng tạo ra vô số sự vật như thế? Tơma Aquinơ giải thích rằng: vì bất cứ một hữu thể hoạt động nào cũng đều muốn tạo ra
cái gì giống mình. Vì vậy, Chúa trời là hữu thể hoạt động một cách hoàn hảo, nên Ngài cũng phải sáng tạo nên mn vật giống mình.
Đến đây, Tôma Aquinô gặp phải một mâu thuẫn, đó là: một loại sự vật khơng thể tự biểu lộ hết mọi khía cạnh phong phú của một hữu thể hoàn hảo như thế. Khơng có tạo vật đơn lẻ nào có thể phản ánh sự hoàn hảo của Chúa trời một cách thích hợp. Vì vậy, Tơma Aquinơ cho rằng: “thiết yếu phải có nhiều loại sự vật khác nhau” [5, 198]. “Ngài đem các vật đến hiện hữu, ngõ hầu thiện tính được chuyển thơng cho các thụ tạo và được thụ tạo tiêu biểu. Và bởi vì thiện tính của Ngài không thể được tiêu biểu cách đầy đủ bởi một thụ tạo duy nhất, Ngài đã sản xuất các thụ tạo nhiều và tạp đa, ngõ hầu điều thiếu sót đối với thụ tạo này trong việc tiêu biểu thiện tính của Ngài, thì được bổ sung bởi thụ tạo khác.”[5, 198]. Chính sự phong phú, đa dạng của sự vật và sự khơng đồng đều nhau ở cấp độ hồn hảo của chúng mới làm nên sự hoàn hảo cao nhất của vũ trụ và khiến cho cơ cấu hiện hữu khơng có sự đứt qng. Bởi lẽ, theo ơng sự khác nhau không phải ở vật chất mà là ở hình dạng - ở ngun nhân tích cực để vật chất từ khả năng biến thành hiện thực. Ơng viết: “Thiện tính ở trong Thiên Chúa, thì đơn giản và đơn nhất, cịn ở trong thụ tạo thì nhiều thứ và phân chia; và do đó tồn thể vũ trụ thơng phần thiện tính Thiên Chúa cách hồn hảo và tiêu biểu cách tốt hơn là bất cứ một thụ tạo đơn độc nào” [5, 198]. Rõ ràng công cuộc tạo hố khơng phải chỉ là một cuộc xuất ngoại mà còn là một sự sa sẩy, đi xuống, bởi vì “khơng một tạo vật nào thụ lĩnh được tồn vẹn sự sung mãn thiện hảo của Thiên Chúa, vì những sự hồn hảo từ Thiên Chúa xuất phát ra cho tạo vật là một sự sa đẩy nào đó” [118, 285-286].
Vì thế, vũ trụ mới cấu kết với nhau thành một trật tự có tơn ti đẳng cấp hướng về một chủ đích duy nhất và tối hậu đó là Chúa trời. Trong nấc thang tơn ti ấy, bắt đầu là từ các sự vật khơng có linh hồn, đến con người, các Thiên thần, các Thánh và sau cùng đến bản thân Chúa trời. Thiên thần có bản tính gần gũi với Chúa trời nhất và chính Thiên thần là những tạo vật hồn hảo nhất vì chúng khơng có thể xác cũng khơng có thể chất, chúng được gọi là “tinh thần biệt lập”. “Mỗi bậc ở dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên; cịn tồn bộ hệ thống thì mong muốn tiến tới Thiên Chúa. Do
đó, Thiên Chúa là mục đích tối cao, là “quy luật” vĩnh cửu đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái, là hình thức thuần tuý tước bỏ vật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của thế giới” [32, 247].
Ở điểm này, tuy vẫn muốn tách biệt hẳn Thiên Chúa với tạo vật nhưng Tôma Aquinô vẫn không khỏi chịu ảnh hưởng của học thuyết Platôn mới khi nhấn mạnh sự liên tục giữa các loại hữu thể từ đơn nhất, xuống tinh thần, xuống vật chất như một vòng tròn đồng tâm, phát xạ từ Thiên Chúa. Rút cuộc, Tôma Aquinô lại trở về với mục đích ban đầu: Thiên Chúa là đấng tạo hố phi thường và hồn hảo tuyệt đối, Thiên Chúa là hiện thực hoàn toàn. Mọi vật ở trong thế giới là không đầy đủ, không trọn vẹn, hay biến đổi. Thế giới này cũng khơng có điểm đầu và khơng có điểm cuối. Chỉ có Chúa mới có thể tạo ra cái đầu và cái cuối theo không gian và thời gian. Chấp nhận tư tưởng cho rằng Thiên Chúa sáng tạo từ hư vơ xem ra có lý hơn tư tưởng cho rằng mọi thứ được sinh ra từ hư vơ bằng chính nội lực của mình. Điều ấy cũng là dễ hiểu đối với một nhà triết học duy tâm, nhận trách nhiệm nặng nề mà Giáo hội đã giao phó như Thánh Tơma Aquinô.
Như vậy, khi giải quyết mối quan hệ giữa Thiên Chúa và thế giới, Tơma Aquinơ đã có những kiến giải độc đáo trên lập trường duy thực ôn hồ. Ơng đã cố gắng để có thể giành cho lý trí một vị trí nhất định trong việc chứng minh sự sáng tạo phi thường của Thiên Chúa thông qua thế giới tạo vật do Thiên Chúa sáng tạo ra. Hành vi sáng tạo của Thiên Chúa là hành vi tự do. Do đó, với ơng, Thiên Chúa là siêu việt, tồn tại ngồi khơng gian, thời gian cịn thế giới do Thiên Chúa tạo ra chỉ là một thế giới dễ biến đổi, dễ trôi qua, không thường hằng và con người khơng thể làm gì khác hơn là chấp nhận nấc thang tôn ti do Thiên Chúa tạo ra ấy một cách thụ động.