Những giá trị và hạn chế của triết học Tôma Aquinô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 127)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.4. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Tôma Aquinô

4.4.1. Những giá trị và hạn chế của triết học Tôma Aquinô

Triết học của Tôma Aquinô không phải ngay lập tức đã được tất cả các trào lưu triết học kinh viện thừa nhận. Lúc đầu, những người phê phán thuyết Tôma chủ yếu là các đại diện của dòng Francis, những người trung thành với truyền thống Augustinô. Bất chấp thuyết Tôma bao hàm hàng loạt luận điểm tương tự với thuyết Augustinô, song hai học thuyết này vẫn khác nhau ở nhiều điểm bắt nguồn từ hai định hướng triết học khác nhau - thuyết Platôn và thuyết Aritxtốt. Những người theo thuyết Augustinô ở thế kỷ XIII đã trách cứ Tôma Aquinô trước hết về việc khước từ quan điểm “thức tỉnh” như điều kiện của nhận thức, về sự thống nhất của hình thức, về việc luận giải vật chất như tiềm năng và cơ sở của cá thể hóa, cũng như về quan điểm nhận thức linh hồn cách trung gian.

Những người phê phán thuyết Tôma nổi tiếng nhất là ba đại diện của dòng Francis, các học trò của Bonaventura: John Peckham (1240-1292), linh mục, người Anh, đã chính thức lên tiếng chống lại thuyết Tôma; William de Marie (?-1298), người Anh, giáo sư Đại học Oxford, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Correctorium fratris Thomas”, trong đó ơng phê phán dữ dội 117 luận điểm của Tôma Aquinô; cuối cùng, Richard de Midltaun đã lên tiếng chống lại quan niệm về vật chất như cơ sở của cá thể hóa. Vào thế kỷ XIII, Oxford là trung tâm của phe đối lập với thuyết Tôma từng thống trị ở Paris.

Tơma Aquinơ cũng có các địch thủ cả trong dịng Đa Minh. Một đại diện nổi tiếng của nó là Robert Kilordli đã chính thức lên án một số luận điểm của Tôma Aquinô vào năm 1272. Phe đối lập với thuyết Tôma cũng được một số đại diện của giới tăng lữ Kitô giáo không thuộc các dịng Tên ủng hộ. Thí dụ, vào năm 1272, Stephane Tempier đã kên tiếng phản đối thuyết Tôma, chủ yếu phê phán quan niệm của Tôma Aquinô về vật chất như cơ sở của cá thể hóa.

Tiến hành cuộc chiến chống lại phái Augustinô và phái Averroes, thuyết Tôma dần dần đã có những người ủng hộ, chủ yếu là các đại diện dòng Đa Minh. Một trong số đó là Ptolemée de Louckie, nổi tiếng do đã hoàn tất tác phẩm “De regimine

principium” của Tôma Aquinô, tác phẩm bao hàm các cơ sở của học thuyết chính trị của ông. Một đại diện khác của dòng Đa Minh là Egidieu Lessine đã lên tiếng chống lại Robert Kilordli nhằm bảo vệ thuyết Tôma về sự thống nhất của hình thức. Hervée đã viết tác phẩm với tên gọi “Defensa doctrinae divi Thomae” nhằm chống lại các kẻ thù của thuyết Tôma.

Như vậy, từ thế kỷ XIV, bất chấp những phê phán ban đầu, Tôma Aquinô đã trở thành quyền uy tối cao của Giáo hội. Giáo hội thừa nhận học thuyết của ông là triết học quan phương của mình. Các nhà triết học Kitơ giáo đã hồn tồn khơng cịn hồi nghi tính chính giáo của học thuyết Tơma Aquinơ, việc lên án học thuyết của ông vào các năm 1272 và 1325 đã hoàn toàn bị loại bỏ. Từ thời điểm này, Giáo hội sử dụng học thuyết Tôma Aquinô trong cuộc chiến chống lại mọi trào lưu có định hướng đối đầu với Giáo hội. Cần lưu ý rằng, tại Công đồng Constans (1414- 1418), các đại diện của Giáo hội đã tìm kiếm các luận cứ trong tác phẩm của Tơma Aquinô để chống lại quan điểm của Huss (người khởi xướng phong trào phản kháng chống lại Giáo hội và qua đó dẫn tới sự ra đời của Tin lành giáo - protestialism). Tại Công đồng Trident, các tác phẩm của Tôma Aquinô được đặt bên cạnh Kinh Thánh và trở thành nguồn gốc cho cảm hứng đấu tranh chống lại phong trào Cải cách giáo hội. Tôma Aquinô nhận được tước vị “tiến sĩ đặc biệt” (doctor communis). Vào thế kỷ XVI, chính xác là vào năm 1567, Giáo hồng Pie V đã tuyên bố Tôma Aquinô là tiến sĩ thứ năm của Giáo hội. Hơn nữa, các vị Giáo hồng sau đó liên tục tuyên bố rằng, thuyết Tơma là học thuyết chính thống của Giáo hội.

Dịng Đa Minh đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc củng cố truyền thống Tôma, vào năm 1278-1313, nó đã nâng thuyết Tôma lên thành học thuyết hàng đầu và đồng thời phong tặng Tôma Aquinơ danh hiệu “doctor ordinis”.

Từ thế kỷ XVI, dịng Tên đã tun bố thuyết Tơma là học thuyết của mình và đưa nó khơng những vào hoạt động sư phạm mà cả vào hoạt động truyền giáo. Bất chấp các dịng Thánh này ủng hộ truyền thống Tơma Aquinơ, ảnh hưởng của nó vẫn bắt đầu suy giảm, nguyên nhân ở đây trước hết là sự phát triển mạnh mẽ triết học tự nhiên ở thời Phục hưng và các nghiên cứu khoa học thực nghiệm. Từ thời điểm này,

trong suốt mấy thế kỷ, triết học của Tôma Aquinô chỉ được bảo tồn và phát triển hoàn toàn trong tu viện và trung tâm Giáo hội, cũng như tại các chủng viện, khơng có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội của các tầng lớp thị dân. Các nhà triết học Công giáo công khai thừa nhận thực tế này. Sự bùng nổ của triết học duy nghiệm và triết học duy lý đã làm lu mờ triết học của Tơma Aquinơ. Hệ thống triết học đó có tính chất chống triết học kinh viện và chống chế độ phong kiến thể hiện rõ nét.

Xét đến cùng, triết học là con đẻ của thời đại mình, biểu thị những nhu cầu của xã hội. Giai cấp tư sản đang vươn lên ở các nước phương Tây ngày càng kiên định lao vào cuộc đấu tranh chống lại quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ, kìm hãm sự phát triển tự do của nó. Vốn nằm trong thượng tầng kiến trúc của chế độ phong kiến, triết học kinh viện nói chung và triết học của Tơma Aquinơ nói riêng khơng những bảo vệ chế độ phong kiến và cơ cấu phân cấp theo thứ bậc của nó mà cịn khơng đem lại lợi ích nào cho các tầng lớp thị dân. Họ cần đến triết học có đối tượng nghiên cứu trước hết là giới tự nhiên và các quy luật của nó, nhưng khơng phải là thế giới siêu việt. Lý tưởng về triết học như vậy đã được hình thành trong triết học của Francis Bacon (1561-1626) và René Descartes (1596-1650).

Trong bối cảnh lịch sử đó, triết học Tơma Aquinơ bắt buộc phải nằm ở bên ngồi cuộc vận động trí tuệ chủ yếu của thời đại. Chủ nghĩa duy vật máy móc thế kỷ XVII và đặc biệt thế kỷ XVIII thể hiện là sự biểu hiện lợi ích của giai cấp tư sản về mặt tư tưởng, đã hoàn toàn loại bỏ triết học Tơma Aquinơ ra khỏi đời sống trí tuệ của xã hội nơi đô thị. Triết học này chỉ thốt ra khỏi khn khổ của các tu viện và các chủng viện vào nửa cuối thế kỷ XIX. Đòn bẩy trực tiếp dẫn tới việc phục hồi nó là sắc lệnh “Aeterni Patris” của Giáo hồng Lêơ XIII được ban ra vào năm 1879, ra lệnh sử dụng triết học của Tôma Aquinô làm học thuyết phù hợp nhất với các nhu cầu của bối cảnh xã hội và thể hiện rõ nhất tinh thần của Công giáo.

Sự phát triển của thuyết Tôma thành thuyết Tôma mới như một trong những

trào lưu có ảnh hưởng lớn nhất trong triết học Kitơ giáo hiện đại, nó căn cứ trên học thuyết Tôma Aquinô. Sau Thông cáo “Aeterni patris” của Giáo hồng vào năm 1879, nó nhận được địa vị là học thuyết triết học quan phương của Tòa thánh Vatican.

Ngay vào nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh các xu hướng bảo vệ nguyên vẹn những nguyên lý của triết học Tôma Aquinô, chúng ta đã nhận thấy những thử nghiệm nhằm hiện đại hóa nó theo con đường quay lại với di sản của Kant, của các trường phái triết học mới nhất ở phương Tây, tái định hướng theo chủ nghĩa con người là trung tâm của chủ nghĩa Tôma mới, sự tái định hướng này có nghĩa là tiếp thu phương pháp và hệ thống khái niệm của hiện tượng học, chú giải học hiện sinh, nhân học triết học, chủ nghĩa nhân cách và các trào lưu triết học khác.

Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề bản thể luận, các nhà lý luận của chủ nghĩa Tôma mới đã dựa vào những định hướng mang tính đặc trưng đối với truyền thống Aritxtốt - Tôma Aquinô. Tồn tại Chúa không thể được biểu thị thông qua những phạm trù và chỉ được ghi nhận bởi những tính quy định đặc thù, siêu phạm trù - những cái siêu nghiệm, trong đó bao gồm những “diện mạo” cơ bản của Chúa là sự thống nhất, chân lý, cái thiện và cái đẹp. Vốn có liên can với Chúa, thế giới tự nhiên và thế giới văn hóa được tạo ra ngay từ đầu cũng đã được các nhà lý luận của chủ nghĩa Tôma mới gán cho chiều cạnh, phương diện giá trị. Trong Chúa có sự đồng nhất giữa bản chất và sự thực tồn, sự hiện hữu của Chúa. Trong lĩnh vực tồn tại được tạo ra, sự thực tồn được ban tặng từ bên trên lại có trước bản chất, điều này cho phép hàng loạt nhà lý luận của chủ nghĩa Tơma mới nói đến một kiểu “chủ nghĩa hiện sinh” độc đáo của Tơma Aquinơ. Chính Tơma Aquinơ cho rằng, các nguyên mẫu (các hình ảnh về bản chất) - các hình thức của sự vật đã hiện diện trong

lý trí của Chúa. Kế thừa luận điểm này, các nhà lý luận của chủ nghĩa Tôma mới

khẳng định rằng, khi sáng tạo ra thế giới từ hư vơ, Chúa “rót” tổng thể hiện sinh riêng của mình lên thế giới và đồng thời xây dựng thế giới một cách phù hợp với các nguyên mẫu xác định. Tính đa dạng của tồn tại được sáng tạo ra đã được họ lý giải nhờ tư tưởng của thuyết chất hình: mỗi một cơ cấu cụ thể đều được xem như là cái cấu thành từ hình thức và vật chất. Vật chất thể hiện trong triết học Tôma mới là một bản nguyên thụ động, là khả năng địi hỏi sự hiện diện của hình thức cho sự hiện thực hóa bản thân mình. Trật tự có phân cấp là một đặc điểm quan trọng bậc nhất của tồn tại được sáng tạo ra, các thang bậc của nó là: vật chất đầu tiên, giới tự

nhiên vô cơ, thế giới thực vật và động vật, con người và vương quốc của các “tinh thần thuần tuý” - các thiên thần.

Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Tôma mới tách biệt giữa chân lý bản thể luận và chân lý logic. Nếu chân lý bản thể luận là kết quả của sự phù hợp giữa sự vật với chủ ý của Chúa, thì chân lý logic gắn liền với hoạt động nhận thức của con người, với tính chủ quan của con người. Mỗi một khách thể vật chất đều có thể được xem xét dưới những góc độ khác nhau, tức nó thể hiện là một khách thể hình thức làm cho chủ thể nhận thức phải quan tâm. Sự tách biệt như vậy cho phép khẳng định khả năng có được sự bổ sung lẫn nhau giữa các nhãn quan hàng ngày, khoa học, triết học tôn giáo và thần học về cùng một khách thể vật chất. Nhận thức được xem xét như là q trình phi vật chất hóa nội dung mà chủ thể nhận được khi nhận thức hiện thực. Khi đó những năng lực linh hồn khác nhau của cá nhân sẽ có tác động. Các hình thức nhận thức cảm tính biến đổi theo mức độ khái quát và thể hiện là kết quả họat động của tổng thể những giác quan bên ngồi và những giác quan bên trong. Trí tuệ tích cực sẽ tiến hành xử lý những hình ảnh cảm tính và đưa tới việc hình thành các hình thức nhận thức cấp cao hơn - khái niệm.

Con người thể hiện trong nhân học của chủ nghĩa Tôma mới như là một thực

thể phức tạp, cấu thành từ linh hồn và thể xác. Linh hồn là nguyên tắc tạo ra hình thức cho thể xác, thể hiện là cơ sở của nhân cách. Bản nguyên thể xác được gắn liền với cá tính. Việc làm của cá nhân được định hướng bởi “luật tự nhiên” là cái kêu gọi con người sáng tạo ra cái thiện và né tránh cái ác. Hướng tới cái thiện, cá nhân có được tổng thể những phẩm chất trí tuệ, đạo đức và tinh thần, việc văn hóa hóa chúng là nhiệm vụ của đời sống xã hội. Vấn đề tính tích cực sáng tạo của con người với tư cách chủ thể sáng tạo ra thế giới lịch sử - văn hóa trở thành trung tâm chú ý của các nhà lý luận theo chủ nghĩa Tôma mới tiên nghiệm (Hồng y Voityla (sau này là giáo hoàng John Paul II), Coret, Lotx, Mueller, Rahner, v.v.), họ kết hợp các luận điểm truyền thống của chủ nghĩa Tôma với quan niệm về tồn tại người đã hình thành trong chú giải học hiện sinh của Heidegger, Gadamer, trong nhân học triết học của Scheler, Plesner, Helen, trong chủ nghĩa nhân cách của Ricker, v.v.. Một

nguồn gốc khác của họat động sáng tạo văn hóa của con người, của sự tự siêu việt khơng ngừng của nó là khát vọng hướng tới cái Tuyệt đối - Chúa trời.

Trong quan điểm triết học chính trị - xã hội, điểm đặc trưng cho chủ nghĩa

Tôma mới là sự kết hợp giữa quan niệm hậu thế luận - thiên hựu luận vốn đặc trưng

cho Kitô giáo về phát triển xã hội, về lịch sử và sự phân tích chúng dưới ánh sáng của những vấn đề hiện đại. Xã hội (“Nước thế gian”) được lý giải như là sự hợp nhất những cá nhân và đồng thời như là một “siêu cá nhân”. Trong quá trình tiến hóa của mình, nó cần phải tuân thủ những nguyên tắc - những giá trị mang tính chuẩn tắc vĩnh hằng, có thể được lý giải và có sắc thái khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh xã hội. Những người theo chủ nghĩa Tôma mới gắn liền việc thực hiện những nguyên tắc ấy với việc đảm bảo tính đa dạng của các hình thức sở hữu, với việc dung hòa những mâu thuẫn nảy sinh giữa các tầng lớp và các giai cấp xã hội, với việc đảm bảo chế độ đa nguyên về chính trị và các quyền cơng dân, các quyền tự do dân chủ được kết hợp với việc ưu tiên những giá trị văn hóa chung nhân loại trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Họ kiên trì bảo vệ tư tưởng về tầm quan trọng của “con đường thứ ba” trong phát triển xã hội, con đường nằm giữa “chủ nghĩa cá nhân tư bản chủ nghĩa” và “chủ nghĩa tập thể mácxít”. Cuộc đối thọai giữa Giáo hội (“Nước Chúa”) và xã hội được hiểu là phương tiện để đưa những giá trị đạo đức tơn giáo tối cao vào văn hóa hiện đại. Chủ nghĩa Tôma mới thừa nhận giá trị nền tảng của “lịch sử thế tục”, sự hiện diện mục đích nội tại gắn liền với sự hồn thiện lồi người và văn hóa nhân lọai ở trong nó. Đồng thời điểm đặc trưng cho chủ nghĩa Tôma hiện đại cũng là cảm hứng phê phán tôn giáo trong việc khẳng định tính khơng dung hợp được của chủ nghĩa nhân đạo tuyệt đối của Kitô giáo với bất kỳ biến thể nào của chủ nghĩa nhân đạo thế tục. Những người theo chủ nghĩa Tơma mới xem việc Phúc âm hóa văn hóa và sự tích hợp các tơn giáo theo định hướng xây

dựng Giáo hội toàn cầu là phương tiện hiện thực để xoa dịu những mâu thuẫn của thời hiện đại.

4.4.2. Ảnh hưởng của triết học Tôma Aquinô đến hệ tư tưởng của Giáo hội Công

giáo

Giáo hội Công giáo là một tổ chức tôn giáo cùng với hệ thống lý luận rất chặt chẽ và được nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống. Giá trị của các tư tưởng triết học tôn giáo và thần học ở các thời đại lịch sử khác nhau được thể hiện chính ở sự tiếp nhận từ phía Giáo hội và được nó sử dụng làm tiền đề lý luận cho học thuyết xã hội của mình trong hoạt động truyền giáo nhằm định hướng giá trị, lối sống cho hàng tỷ tín đồ Kitơ giáo trên khắp thế giới. Do vậy, có thể nói, tính hiện đại, ý nghĩa hiện thời của triết học Tôma Aquinô thể hiện rõ nhất qua ảnh hưởng của nó đến tư tưởng của Giáo hội Công giáo hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)