Triết học Hy Lạp cổ đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. Những tiền đề tƣ tƣởng của triết học Tôma Aquinô

2.3.1. Triết học Hy Lạp cổ đại

Triết học của Platơn có ảnh hưởng đến Tôma Aquinô chủ yếu và trên hết

chính trên phương diện bản thể luận của nó. Đây là vấn đề về bản chất của ý niệm và quan hệ giữa nó với thế giới cảm tính. Tơma Aquinơ tiếp nhận và cải biến tư tưởng này của Platôn nhằm luận giải và chứng minh quan điểm bản thể luận của ông.

Theo Platôn, vạn vật đều có ngun mẫu (hình thức ban đầu) hoàn hảo của mình. Ơng gọi chúng là “ý niệm”, “hình thức”(eidos). Ý niệm khơng phải là tư tưởng như người ta quen quan niệm, mà là hình thức thuần nhất, hồn hảo của cái hiện hữu trong thế giới bao quanh. Khác với sự hiện hữu thường biến của các sự vật, ý niệm vĩnh hằng, thường hằng. Vạn vật trong thế giới là biểu hiện về mặt vật chất của các ý niệm, là phản ánh cảm tính của chúng.

Ý niệm khơng có tính vật chất, thường hằng, vĩnh hằng. Và, với tư cách như vậy, chúng cấu thành một thực tại đặc biệt - “thế giới ý niệm”. Thế giới bao quanh chúng ta có thể được gọi là thế giới thế tục, cịn thế giới nằm ngồi nó là thế giới siêu việt. Nó mang tính siêu việt nhờ tính chất tồn tại của mình, tức là về mặt bản thể. Tư tưởng này đóng vai trị cốt lõi trong việc luận giải quan hệ giữa nhân tính và thần tính, Nước Chúa và nước thế gian trong tồn bộ truyền thống thần học Kitơ giáo.

Do vậy, tất cả mọi phương thức trực giác được sử dụng trong thế giới cảm tính đều khơng thể áp dụng được ở đây. Thêm vào đó, khơng những khơng thể trực giác được các ý niệm bằng các giác quan, mà cịn khơng thể ý thức về chúng giống như các đối tượng cảm tính. Chỉ có thể tư duy về các ý niệm. Do vậy, chúng là các hình thức chỉ có thể phát hiện được nhờ trí tuệ, bằng con đường suy lý.

Thế giới ý niệm mang tính thần thánh: ý niệm “Phúc” tối cao là Thượng đế. Như vậy, thế giới ý niệm của Platôn hợp nhất Thượng đế, cái Phúc và tồn tại, đồng

thời xác lập mối quan hệ của thực tại tối cao này với mỗi vật cụ thể, với mỗi bộ phận của thế giới cảm tính bao quanh chúng ta.

Các ý niệm thể hiện là tồn tại đích thực, cịn thế giới cảm tính chỉ là phản ánh của chúng, với thế giới cảm tính thì các ý niệm là các bản nguyên đầu tiên và ý thức phát hiện ra các ý niệm như bản chất của các vật trong thế giới cảm tính. Các ý niệm cần được phản ánh thơng qua thực thể cảm tính, vật chất để vũ trụ xuất hiện. Platôn lần đầu tiên đã sử dụng khái niệm “vật chất”. Vật chất thuần túy và vơ hạn. Vì tồn bộ tồn tại có trong các ý niệm, nên cái khơng có hình thức là khơng tồn tại. Nhưng, vốn dĩ là không tồn tại, vật chất dẫu sao vẫn thực tồn. Platơn gọi nó là “kẻ lĩnh hội vạn vật”. Vật chất đồng thời cũng là bản nguyên thụ động. Thế giới này là thực tại đứng giữa, hợp nhất tồn tại và không tồn tại, ý niệm và vật chất.

Mỗi vật trong thế giới cảm tính đều có ngun mẫu hồn hảo, ý niệm chính là bản nguyên đầu tiên của tồn tại của những vật giống nhau. Tồn tại đích thực ở đây bị đưa ra khỏi thế giới cảm tính, nhưng bản thân tồn tại này lại bao hàm trong mình những hình thức và nội dung cụ thể, giống như thế giới cảm tính. Trong thế giới ý niệm khơng có vơ số cái bàn cảm tính, nhưng có ý niệm - tính bàn, cái bàn tự thân nó, cái bàn phi vật chất hồn hảo. Bất kỳ vật nào trong thế giới cảm tính cũng có ngun mẫu hồn hảo như vậy. Qua đó, nếu khơng phải những vật cảm tính đa dạng, thì những hình thức đa dạng của các vật trong thế giới bao quanh cũng có được địa vị của tồn tại đích thực và của bản nguyên đầu tiên của vạn vật.

Đó là quan niệm chung của Platơn về tồn tại. Tất nhiên, nó có một nội dung sâu sắc và phức tạp hơn trong bản thân triết học Platôn. Tách biệt ba thành tố cơ bản trong bản thể luận Platôn - thế giới ý niệm, thế giới cảm tính và vật chất thuần túy với không tồn tại. Những quan niệm ấy đã để lại dấu ấn trong những luận chứng của Tôma Aquinô về sự tồn tại vĩnh cửu của Chúa và những dấu tích của Ngài trong thế giới các sự vật, hiện tượng cảm tính.

Triết học của Aritxtốt có ảnh hưởng đáng kể nhất đến Tơma Aquinơ. Bước

sang thế kỷ thứ XIII, triết học kinh viện phát triển tới đỉnh cao. Xét về phương diện tư tưởng, nguyên nhân của sự phát triển đó là do sự xuất hiện của ba nguồn tư tưởng

đóng vai trò như những nguồn sinh lực mới: đó là sự tiếp thu các tư tưởng của Aritxtốt, sự khởi sắc của các trường đại học và các hoạt động khoa học của các Dòng tu lớn. Sự tiếp thu các nguồn tư tưởng của Aritxtốt được khởi sắc vào thế kỷ XII và kết thúc vào thế kỷ XIII. Nó diễn ra theo hai con đường chính: một con đường gián tiếp thông qua nguồn tư liệu triết học Ả Rập và Do thái, con đường thứ hai trực tiếp thông qua việc dịch thuật từ tiếng Hi Lạp.

Trong hồn cảnh ấy, Tơma Aquinơ hiểu rằng cuộc sống đang được thế tục hố khơng chấp nhận siêu hình học tư duy logic, phương án bản thể hoá tư duy logic của Platơn. Ơng khẳng định học thuyết của Platôn, người từng được Augustinô và đông đảo các nhà triết học thời đó theo đuổi trong điều kiện cụ thể có thể (và đã) dẫn đến mâu thuẫn giữa tinh thần và tự nhiên, dẫn tới phủ nhận sự bất tử của cá nhân rất gần với nguồn gốc lý luận của tà giáo đang đe doạ chia rẽ thế giới đạo Kitơ. Vì vậy, ơng đã dựa vào Aritxtốt như vào một người đầu tiên phê phán mạnh mẽ học thuyết ý niệm của Platơn và dùng logic hình thức của Aritxtốt để chứng minh sự xác thực của Kinh Thánh, nói cách khác là chứng minh sự tồn tại của Chúa. Chính triết học của Aritxtốt là mạch nguồn lý luận hết sức quan trọng ảnh hưởng đến lối tư duy cũng như tồn bộ nội dung triết học của Tơma Aquinơ.

Như đã rõ, bản thân định hướng thế tục và khoa học tự nhiên của Aritxtốt để lại dấu ấn đậm nét ở logic học của ơng và chính yếu tố này đã làm cho Tôma Aquinô đặc biệt quan tâm sử dụng nó cho mục đích thần học của Giáo hội [Xem 79, 280-310]. Logic học có quan hệ với phương pháp. Nếu phương pháp ở Platôn là phép biện chứng, thì phương pháp ở Aritxtốt là phép phân tích. Cơ sở của phép phân tích Aritxtốt là thuyết tam đoạn luận nhất quyết (apodique): phương thức suy lý xuất phát từ những tiền đề tất yếu, đáng tin cậy và dẫn đến tri thức xác thực. Tuy nhiên, những nguyên lý (cơ sở) tối cao của tri thức là không chứng minh được và được nhận thức trực tiếp nhờ trực giác trí tuệ. Phương pháp này của Aritxtốt gần với phép biện chứng hiểu theo nghĩa hiện nay hơn.

Bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành ý thức là “phạm trù hóa” thế giới. Các phạm trù là sự phân chia hiện thực theo nghĩa, một kiểu đặt tên logic. Bất kỳ

nghĩa nào tự thân nó cũng nằm trong một phạm trù. Mỗi một phạm trù đều biểu thị nghĩa mà sự vật có thể tồn tại đối với chúng ta. Nhờ các phạm trù mà vạn vật đều giữ vị trí của mình trong hệ thống tọa độ trí tuệ của chúng ta, có được nghĩa riêng của mình. Phạm trù có ba ý nghĩa là: thứ nhất, nêu các đặc điểm của tồn tại; thứ hai, các phương thức xem xét chúng; thứ ba, các hình thức tiếp xúc của con người với vật (tức các hình thức kinh nghiệm, hoạt động).

Bước đi tiếp theo của tư duy con người diễn ra dựa trên sự phạm trù hóa liên kết và chú giải những nghĩa (khái niệm) ban đầu. Kết quả của chúng là phán đoán và suy luận. Bất kỳ suy luận nào cũng đi từ một tri thức có sẵn đến một tri thức mới (tức từ vị từ đến chủ từ). Từ đó xuất hiện vấn đề xây dựng lược đồ tư duy cho phép thực hiện bước chuyển đó một cách đáng tin cậy và đúng đắn, qua đó đạt được tri thức mới về đối tượng của tư duy. Như vậy, logic học chỉ quan tâm tới tính chính xác của sự trình bày, tính nhất qn của luận điểm và sự chứng minh nó. Do vậy, ý thức hàng ngày phải rất nỗ lực để thấu hiểu nội dung của phán đoán chặt chẽ về mặt logic.

Siêu hình học là nội dung quan trọng tiếp theo trong triết học Aritxtốt đã có ảnh hưởng đáng kể đến Tơma Aquinơ. Chính nó cùng với logic học của Aritxtốt đã được Tôma Aquinô sử dụng để chứng minh tồn tại của Chúa. Hạt nhân của hệ thống triết học Aritxtốt là “triết học thứ nhất” (Metaphysics), hay là siêu hình học, nó bao hàm những ngun lý cơ bản để nhận thức tồn tại. Phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Aritxtốt cho rằng, bản chất không thể tồn tại biệt lập bên ngoài sự vật. Đây là định hướng tư duy khác về nguyên tắc so với định hướng tư duy của Platơn, nó biểu thị khát vọng khám phá ra tính đích thực trong bản thân các vật, trong vạn vật thực tại. Điều này cho phép kết luận rằng, Aritxtốt lần đầu tiên trong lịch sử triết học đã khẳng định quan điểm về kinh nghiệm con người với tư cách là cơ sở để thấu hiểu tồn tại, xây dựng toàn bộ toà nhà bản thể luận ở trên đó.

Chúng ta sẽ biết vật là gì, nếu làm sáng tỏ được những căn cứ của nó: cái cho phép nó tồn tại và trở thành khởi điểm (nguyên nhân) cho sự xuất hiện của nó. Theo Aritxtốt, có 4 căn cứ chung nhất như vậy của vạn vật: bản chất, vật chất (thể nền - substrat), khởi nguyên của vận động và mục đích của tồn tại. Sau đó, những nguyên

nhân này được đặt tên là: nguyên nhân hình thức, nguyên nhân vật chất, nguyên nhân tác động và nguyên nhân mục đích. Bốn ngun nhân nêu trên có thể được quy về hai ngun nhân quan trọng nhất, vì có thể đồng nhất ngun nhân tác động và ngun nhân mục đích với ngun nhân hình thức như bản ngun tích cực, nhờ đó mà một vật tồn tại. Ngồi hình thức cịn có vật chất. Hình thức là bản ngun chủ yếu, mang tính quyết định trong tồn tại của bất kỳ vật nào. Và “hình thức của mọi hình thức” là Thượng đế.

Khác với ý niệm của Platơn, hình thức của Aritxtốt khơng phải là cái nằm ở bên ngoài bản thân sự vật, tồn tại trước sự vật. Nó là hình thức của bản thân sự vật và không tách rời tồn tại của sự vật như cá thể. Nếu ý niệm của Platơn mang tính siêu việt đối với thế giới cảm tính và được đưa ra ngồi nó, thì hình thức của Aritxtốt là cái vốn có một cách nội tại của sự vật, là thành tố mang tính quyết định, khơng tách rời được của tồn tại của sự vật. Sự tách biệt về mặt bản thể luận này được biểu thị bằng khái niệm “nội tại” với tư cách cái đối lập với cái siêu việt.

Cuối cùng, tư tưởng về nhà nước của Aritxtốt đã được Tơma Aquinơ tích cực tiếp thu và chỉnh lý. Theo Aritxtốt, mục đích tối hậu của nhà nước là cuộc sống hạnh phúc của công dân. Không thể hiểu và không thể thực hiện chế độ nhà nước theo cách tách rời với đạo đức của công dân. Nhà nước nhận thấy đức hạnh của con người là chỗ dựa của mình, cũng như những khuyết tật của họ sẽ dẫn đến sự bất ổn và diệt vong của nhà nước. Tư tưởng cơ bản chi phối những suy ngẫm của Aritxtốt về số phận của con người và xã hội là tư tưởng về hạnh phúc. Hạnh phúc trở thành mục đích của cuộc đời con người; mọi khát vọng của con người đều hướng vào việc đạt tới nó, nó là cái thiện chủ yếu của con người. Aritxtốt nhận thấy cơ sở của cuộc sống hạnh phúc là đạo đức. Chỉ có đức hạnh mới làm cho cuộc sống trở nên thiện và hạnh phúc hoàn toàn.

Phái Platôn mới thông qua Plôtin đã trở thành một tiền đề tư tưởng quan trọng

cho triết học của Tơma Aquinơ. Đóng góp độc đáo của Plơtin là đã nhân cách hố, cá thể hố, khắc phục tính xa lạ của thế giới ý niệm Platơn bằng mẫu lý tưởng. Chính học thuyết Thiên xạ của ơng đã nối thế giới ý niệm về với thế giới thế tục. Khái niệm

trọng tâm trong triết học của Plôtin đồng thời là nguyên lý tuyệt đối, là khái niệm đơn nhất. Theo ông, cái đơn nhất là nguồn gốc của mọi thực tại đồng thời cũng là thực tại đầu tiên. Thượng đế chính là cái đơn nhất. Học thuyết của Plôtin đã gây nhiều ấn tượng cho Tôma Aquinô, đặc biệt là khẳng định có sự tồn tại siêu việt, tức là sự tồn tại của Chúa đồng thời có q trình giáng thế. Vì vậy, ơng đã chọn lọc những tư tưởng của Plơtin để có lợi cho những thảo luận triết học, thần học của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)