CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.1. Nhân học của Tôma Aquinô
4.1.2 Mối quan hệ giữa con người và Chúa trời
Hầu hết các tín hữu Kitơ, các nhà thần học Kitơ đều nhất trí cho rằng có một Đấng tạo hố là tác giả của vạn vật vơ sinh và hữu sinh trong vũ trụ trong đó có con người. Đấng đó là Thiên Chúa. Quan hệ giữa Thiên Chúa và lồi người là quan hệ giữa đấng tạo hố và loài được thụ tạo. Tuy nhiên, giữa Kinh thánh và các nhà triết học thời Trung cổ như Plôtin, Augustinơ, Eriugena và đặc biệt là Tơma Aquinơ có sự khác nhau trong quan niệm về sự tạo dựng loài người của Thiên Chúa. Sự khác nhau ấy không chỉ thể hiện sự phát triển của tư duy nhân loại mà cịn cho thấy tính độc đáo trong quan niệm của các triết gia về cùng một vấn đề. Chẳng hạn, sách
Sáng thế ký đã đưa ra trình thuật về quá trình Thiên Chúa tạo dựng trời, đất, ánh
sáng, khơng khí, vật vơ sinh đến hữu sinh và cuối cùng là loài người trong sáu ngày và loài người được coi là chóp đỉnh và trung tâm của tạo hố. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ ” [St.1, 27]. Theo ý Chúa, con người là kẻ cộng sự trong kế hoạch tạo dựng thế giới. Ngài ban cho con người quyền và nghĩa vụ điều khiển mọi thụ tạo và chinh phục trái đất. “Hãy sinh sôi cho đầy mặt đất và chinh phục nó, hãy thống trị cá biển chim trời và mọi loài sống trên mặt đất” [St.1, 28]. Plôtin đưa ra quan niệm về sự phát xạ của Thiên Chúa. Còn ở Augustinơ và Tơma Aquinơ dường như có sự gặp nhau trong quan niệm về hành vi tạo dựng thế giới và con người từ hư vô của Thượng đế. Tuy nhiên, với Augustinô,
Thượng đế chỉ tạo ra mọi sự theo nguyên lý hạt giống cịn với Tơma Aquinơ, hành vi tạo dựng của Thượng đế là một hành vi tự do.
Tôma Aquinô quan niệm rằng giới tự nhiên là do Chúa trời sáng tạo từ hư vơ theo “hình dạng của mình”. Thượng đế tạo ra thế giới theo thang bậc, bắt đầu từ các yếu tố đơn giản, thực vật, động vật, con người đến các thiên thần rồi đến Thượng đế. Tất cả các sinh vật cũng có linh hồn gọi là sinh hồn, giác hồn. Thiên thần chỉ là thực thể tinh thần thuần t khơng có thân xác.
Con người là trung gian nối liền hai đầu cây thang của vạn vật lại với nhau: một đầu là những linh hồn thuần tuý không thể chất; một đầu là các sự vật mà mô thức (hình dạng) của nó bị chìm đắm hồn tồn trong thể chất. Tất cả hệ thống này đều cố gắng đạt đến bậc trên và cùng hướng tới Chúa trời. Trật tự của thế giới từ thấp đến cao là một hệ thống được sắp xếp trước và có ý nghĩa bất di, bất dịch. Con người được cài đặt vào đó. Nếu con người có ý định vượt ra khỏi trật tự và đẳng cấp của mình cũng là có tội. Mục đích cuối cùng của con người là hạnh phúc hồn tồn nơi nước Chúa, cịn cuộc sống ở đời này nếu có thể đạt được hạnh phúc thì đó cũng chỉ là cuộc sống với một thứ hạnh phúc tạm bợ, dễ trôi qua mà thôi.
Trong các lồi thụ tạo do Chúa trời tạo ra, Tơma Aquinô khẳng định: do chỗ “nơi con người có bốn điều phải suy cứu: nghĩa là lý trí, làm cho con người giống như các thiên thần; những năng lực cảm giác làm cho con người giống với các súc vật; những năng lực tự nhiên làm cho con người giống loài thảo mộc; và chính thân thể làm cho con người giống các sinh vật khơng sinh sống… Vì nơi con người, lý trí chiếm địa vị của chủ thể thống trị chứ không phải của chủ thể tuân phục quyền thống trị. Cho nên, con người không thống trị các thiên thần… Vì những năng lực như nộ dục và tham dục tuân phục lý trí phần nào nên linh hồn thống trị chúng bằng cách truyền khiến. Cho nên con người thống trị các súc vật bằng mệnh lệnh. Nhưng về những năng lực tự nhiên và chính thân thể, thì con người khơng thống trị bằng truyền khiến mà bằng sử dụng. Nghĩa là con người thống trị thảo mộc và những vật vô tri vô giác bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng mà không gặp trở ngại” [7, 198-199].
Như vậy, con người trong quan niệm của Tôma Aquinô khơng phải là lồi thụ tạo cao cả nhất của Thiên Chúa mà trái lại trên họ cịn có cả những hữu thể tinh thần với những hoạt động, khả năng, và bản chất siêu việt hơn con người. Tuy nhiên, vì con người là một tạo vật có lý trí nên con người cao hơn các lồi sinh vật khác trong vũ trụ. Đó chính là điểm mới trong quan niệm về mối quan hệ giữa con người và Chúa trời của Tôma Aquinô so với truyền thống Kitô giáo.