Đạo đức học của Tôma Aquinô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 113)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Đạo đức học của Tôma Aquinô

Tôma Aquinô đã xây dựng học thuyết đạo đức của mình dựa trên cơ sở học thuyết đạo đức của Aritxtốt. Chính ơng đã viết lời bình cho cuốn “Đạo đức học

của mình như “Tổng luận chống lại những người đa thần giáo” và “Tổng luận thần

học” theo đường hướng này.

Cũng giống Aritxtốt, Tôma Aquinô coi đạo đức học hay luân lý học là cuộc hành trình tìm đến hạnh phúc và hạnh phúc liên hệ mật thiết đến cái đích của con người. Tuy nhiên, lý thuyết đạo đức của ơng khá mâu thuẫn vì mục đích của ơng là muốn dung hoà triết học thế tục và những tư tưởng của Kitô giáo vốn hướng con người vào hạnh phúc ở thế giới bên kia, ở Thiên đàng. Vì thế, trong khi “Aritxtốt nghĩ về một đạo đức học tự nhiên tính nhờ đó con người có thể đạt được đức hạnh và hạnh phúc bằng việc thể hiện các khả năng hay cái đích tự nhiên của họ thì Tơma Aquinơ lại thêm vào khái niệm của ơng về cái đích siêu nhiên” [125, 156]

Ơng cho rằng con người có hai cái đích để đi tới đó là cái đích tự nhiên và cái đích siêu nhiên. Tương ứng với nó có hai cấp độ đạo đức - một tương ứng với đích tự nhiên hai là tương ứng với cái đích siêu nhiên của con người. Xuất phát từ quan niệm này mà trong nhiều tác phẩm đặc biệt là trong tác phẩm “Tổng luận thần học”, Tôma Aquinô đã dùng nhiều cơng sức để triển khai những hiểu biết của mình

về các phạm trù như: hạnh phúc, thiện, ác, lao động v.v.. với tư cách là những giá trị đạo đức và những cố gắng, nỗ lực của con người trong việc tìm kiếm hạnh phúc đời đời bền vững.

Trước hết, có thể thấy quan niệm của Tơma Aquinơ về hạnh phúc rất độc đáo. Nó đi kèm với hai cái đích của con người mà ông đã xác định. Cũng giống Augustinô, ông cho rằng con người ai cũng ước muốn hạnh phúc. Và “nếu anh hề nào nói: tất cả các bạn đều muốn được hạnh phúc; và khơng muốn phải khổ cực thì quả người ấy đã nói lên điều mà không ai không nhận thấy trong ý muốn của mình. Cho nên, ai ai cũng ước muốn được hạnh phúc” [8, 110]. Vậy, hạnh phúc là gì? Với Tơma Aquinô, ông đồng ý với định nghĩa “phúc nhân là người có tất cả những gì mình ước muốn” nhưng cần bổ sung thêm cơng thức “không muốn điều ác nào cả” [8, 111]. Như vậy, xét về bản chất hạnh phúc là một điều thiện, nghĩa là một giá trị. Nhưng giá trị ấy cao hay thấp, lấy gì làm thước đo và liệu sự thoả mãn nào được coi

là hạnh phúc hoàn hảo, hàm chứa mọi giá trị hạnh phúc khác không? Trả lời những câu hỏi ấy, Tôma Aquinô đã bộc lộ rõ quan điểm của mình.

Ngay từ đầu, Tơma Aquinơ đã cho rằng con người có hai cái đích để đi tới đó là cái đích tự nhiên và cái đích siêu nhiên. Nhưng vì bản chất của con người khơng chứa đựng những tiêu chuẩn đầy đủ của chính mình nên đạt đến cái đích tự nhiên con người vẫn chưa thực sự tìm được hạnh phúc hồn hảo. Về điểm này, ơng đã phân tích hết sức tỉ mỉ và có sự lơi cuốn trong tác phẩm “Tổng luận thần học” [8, 7- 109]. Theo ông, cuộc sống của con người liên quan mật thiết đến của cải, lạc thú, quyền lực, khoái lạc, các ước muốn thể xác và tinh thần v.v… Tuy vậy, hạnh phúc hồn hảo của con người khơng lệ thuộc bởi những điều thiện ấy hay nói cách khác chúng khơng thể tạo ra hạnh phúc sâu xa cho con người vì chúng khơng có cái thiện phổ quát mà linh hồn con người tìm kiếm.

Tôma Aquinô đã lần lượt dẫn giải các quan điểm trái ngược về từng vấn đề và cuối cùng đưa ra ý kiến của mình. Chẳng hạn, ơng cho rằng hạnh phúc con người không lệ thuộc tài sản vì những tài sản này được tìm kiếm vì điều khác, ấy là để ni dưỡng bản tính con người và để tiêu dùng, mua sắm. Theo ơng “tiền bạc có thể mua sắm được mọi thứ hàng hố nhưng khơng thể mua sắm được thực tại thiêng liêng” [8, 28]. Thậm chí, hạnh phúc của con người cũng khơng hệ tại [lệ thuộc] bởi những điều thiện của thân xác (dẻo dai, cường tráng, khôi ngô, trường thọ v.v…), điều thiện của linh hồn và nói chung khơng hệ tại [lệ thuộc] điều thiện của bất cứ thụ tạo nào cả. Bởi lẽ “mọi vật thụ tạo chỉ có sự thiện hảo được thơng dụ. Cho nên chỉ có mình Thiên Chúa mới có thể làm cho ý chí của con người được mãn nguyện… Vì lẽ đó hạnh phúc của con người chỉ hệ tại [lệ thuộc] một mình Thiên Chúa” [8, 56].

So với Augustinơ, Tơma Aquinơ có thái độ ơn hoà hơn với những nhu cầu thân xác của con người. Ơng khơng chối bỏ những nhu cầu thân xác này. Tất cả những nhu cầu ấy theo ông đều là đối tượng hợp pháp của sự ham muốn và con người có khả năng hướng tới những niềm vui trần thế này. Chỉ có điều niềm vui, niềm hạnh phúc ấy khơng là vĩnh cửu, khơng hồn hảo và dễ trơi qua mà thôi. Hạnh phúc hồn hảo phải được tìm thấy từ Thiên Chúa và Chúa là cái Thiện tối thượng.

Tiếp nối quan niệm của Augustinơ, Tơma Aquinơ cho rằng: Chúa là tình u, là cái Thiện tối thượng, là phúc lợi tối cao và tất cả những gì Ngài sáng tạo ra đều là sự thể hiện tính phúc hậu của Ngài. Vì vậy, theo ông cái ác chỉ là bóng của cái thiện, chỉ là sự thiếu vắng cái thiện. Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của cái ác, vì cái ác khơng phải là một sự vật. Vậy, nếu Thượng đế không tạo ra cái ác thì tại sao lại cho phép có những khiếm khuyết trong tự nhiên cũng như trong hành vi con người? Tôma Aquinô một mặt cho rằng sự hồn hảo của vũ trụ địi hỏi sự tồn tại của nhiều loại hiện hữu với nhau bao gồm các hiện hữu vô hoại lẫn các hiện hữu không thể hư hoại, vì thế Thượng đế tạo ra khả năng chứ khơng phải tất yếu có sự khiếm khuyết và đau khổ. Những sự vật hư hoại ấy là do sự thay đổi nơi sự vật, mặt khác trong trật tự đạo đức, Thượng đế tạo ra con người có tự do lựa chọn và cái ác là khả năng chọn sai của bản thân con người. “Ví dụ, hành vi của người ngoại tình, khơng xấu trong khía cạnh thể xác của nó, nhưng xấu vì cái làm cho nó thành tội ngoại tình đó là thiếu sự đúng đắn. Tương tự, trong trật tự thiên nhiên, cái xấu không phải là một vật khẳng định, mà là một sự thiếu vắng, như trường hợp bệnh mù là thiếu thị giác” [125, 155].

Như vậy, theo quan điểm của Tôma Aquinô, cái ác trong trật tự đạo đức không xuất xứ từ Chúa, mà nó xuất xứ từ con người khi con người không tuân theo những quy tắc, quy luật hiện hữu. Nguyên nhân của cái ác là ý chí thiếu hoàn thiện, là sự lựa chọn thiếu hoàn thiện. Nỗ lực đạo đức của con người là sự hướng ý chí đến Chúa và đến cái Thiện thật sự, cái Thiện phổ quát.

Đạo đức học tựu chung ở việc hiện thực hố các đức tính và ở đây vấn đề trung tâm là tự do ý chí. Hành vi lựa chọn đạo đức của con người do ý chí với sự điều khiển của lý trí hướng dẫn. Tơma Aquinơ thừa nhận con người có các tình cảm vốn chỉ đơn giản đặc trưng cho bản chất cảm tính thấp hèn của mình và tự thân khơng là thiện hay ác. Trong trường hợp đó các giác quan trở thành đường truyền cho các dục vọng và đam mê. Các giác quan này cung cấp một số mức độ nhận thức về sự vật khả giác khiến con người bị thu hút về một số sự vật mà họ cho là tốt, tránh xa một số sự vật mà họ thấy là có hại hay xấu. Sự thu hút và đẩy xa này là

những yếu tố sơ đẳng của khả năng yêu mến và thích thú, ghét và sợ. Ở lồi vật, những dục vọng này trực tiếp điều khiển hành vi của chúng. Còn ở con người, ý chí cùng với quyền năng của lý trí điều hành hành vi của con người.

Hành vi của con người chỉ có các đặc trưng đạo đức khi phục tùng hoặc không phục tùng sự lãnh đạo của lý trí. Vì thế, theo ơng, lý trí của con người trong những giới hạn nhất định làm cơ sở cho cuộc sống đạo đức. Sự khôn ngoan, sự cân nhắc các động cơ là cơ sở quan trọng nhất trong việc thực hiện hành vi tự do, lựa chọn cái thiện. Nếu chọn lựa đúng, con người sẽ đạt đến hạnh phúc. Nhưng không phải mọi chọn lựa đều đúng. Trí tuệ biết có một bậc thang các điều tốt, một số điều tốt có giới hạn và không thể nhầm lẫn chúng với điều thiện phổ quát. Chẳng hạn của cải, lạc thú, quyền lực, sự thiện của thân xác… là những điều tốt giới hạn. Con người có thể đạt tới những điều tốt này. Tơma Aquinơ viết: “Hạnh phúc khiếm khuyết có thể có ở đời này và con người có thể nhờ những năng lực tự nhiên của mình để đạt tới”[8, 102].

Tuy nhiên, nỗ lực đạo đức của con người không phải dừng lại ở đây mà phải vươn tới điều thiện tối thượng. Để đạt tới mục đích ấy, trí tuệ cũng khơng phải là nguồn nhận thức cuối cùng. Và đối với Tôma Aquinô, bao giờ lý trí của con người cũng hạn chế hơn so với lý trí của Chúa. Vì thế, ơng khẳng định “con người hay bất cứ thụ tạo nào cũng không thể nhờ năng lực tự nhiên mà đạt tới được” [8, 103]. Để đạt tới mục đích tối thượng, con người đòi hỏi ân sủng và chân lý mạc khải của Thượng đế. Trong trường hợp ấy, trí tuệ phải tìm kiếm đối tượng. Và nhà triết học duy tâm của chúng ta quan niệm rằng đối tượng hợp lý của trí tuệ là chân lý đầy đủ nhất, hoàn hảo nhất: Thượng đế.

Như vậy, đối với Tôma Aquinô, con người phải hướng về hạnh phúc ở chốn Thiên đường, hạnh phúc hoàn hảo. Tuy nhiên, trong một giới hạn nhất định, ông vẫn thừa nhận hạnh phúc nơi trần thế dù đó là thứ hạnh phúc tạm bợ và con người hồn tồn có thể bằng năng lực của ý chí, trí tuệ để đạt tới. Vì thế, trên cơ sở chỉ ra những đức hạnh tự nhiên cơ bản: can đảm, tiết độ, công bằng, thận trọng... Tơma Aquinơ cịn cho rằng con người cần phải hiểu biết luật. Đó là luật vĩnh cửu (gọi là thần luật tự nhiên), luật tự nhiên (gọi là nhân luật tự nhiên), luật con người (gọi là

nhân luật thành văn) và luật Thượng đế (gọi là thần luật thành văn) đặc biệt ông chú ý nhiều nhất đến luật tự nhiên.

Thảo luận của Tôma Aquinô về luật tự nhiên được trình bày trong phần

“Khảo luận về luật” trong bộ “Tổng luận thần học”. Trước hết, ông đề nghị một

định nghĩa tổng quát về luật rồi mới xem xét các loại luật chuyên biệt khác. Theo ơng “luật khơng là gì khác hơn mệnh lệnh của lý trí thực hành, xuất phát từ người cai trị toàn thể một cộng đồng” [7, 55]. Như vậy, luật trước hết là mệnh lệnh. Mệnh lệnh ấy xuất phát từ lý trí thực hành. Để hiểu được khái niệm này, chúng ta phải lần lượt tìm hiểu “lý trí thực hành” là gì? Nó khác với “lý trí lý thuyết” ra sao? Theo Tơma Aquinơ, lý trí thực hành là lý trí dùng để đạt được tri thức như một phương tiện để đạt một mục tiêu thực hành xa hơn. Lý trí thực hành khác với lý trí lý thuyết vì lý trí lý thuyết kiếm tìm chân lý khơng phải như một phương tiện để đạt được mục tiêu xa hơn mà vì chính chân lý. Điểm thứ hai cần lưu ý trong định nghĩa về luật của ông là: luật đến từ người cai trị. Điều này có nghĩa là người làm luật phải đứng trên những người mà luật ấy hướng dẫn. ở đây, Tơma Aquinơ đã tiếp cận đến tư tưởng về tính giai cấp của luật pháp. Điểm thứ ba liên quan đến việc cai quản cộng đồng để hướng tới lợi ích chung.

Vì trong quan niệm của Tơma Aquinơ, hành vi đạo đức của con người trong thế giới này liên quan mật thiết tới việc hiểu biết luật tự nhiên nên chúng ta không xem xét hết đến việc ông áp dụng định nghĩa này thế nào cho tất cả các loại luật. Tuy nhiên, cũng cần phải xét đến luật vĩnh cửu vì Tơma Aquinơ định nghĩa luật tự nhiên dựa theo luật vĩnh cửu.

Theo ông, luật vĩnh cửu là luật mà “toàn thể vũ trụ được điều hành bởi lý trí Thượng đế” và vì nó liên quan đến Đấng tối cao tồn tại vĩnh cửu nên nó được gọi là luật vĩnh cửu. Luật vĩnh cửu bao gồm mọi khuynh hướng được phú bẩm trong bản tính của các tạo vật. Nó thoả mãn ba điều kiện trong định nghĩa về luật của ơng.

Thứ nhất, nó là mệnh lệnh của lý trí Thượng đế. Thứ hai, nó được dùng để hướng

dẫn hoạt động của mọi vật trong vũ trụ. Thứ ba, nó được ban hành bởi một người có quyền bính hợp pháp trên tồn thể vũ trụ và nhắm tới sự tốt lành của vũ trụ.

Theo nghĩa này, mọi sự vật trong vũ trụ đều tham dự vào luật vĩnh cửu, vì mọi hoạt động của chúng đều bắt nguồn từ các khuynh hướng mà Thiên Chúa đã gieo trồng trong bản tính khác nhau của chúng. Ông viết: “mọi vật được tham dự phần nào vào luật vĩnh cửu… vì luật vĩnh cửu được ghi tạc trên chúng và từ đó mọi vật có những khuynh hướng tương ứng với các hành vi và cái đích riêng của chúng” [7, 17]. Điều này đặc biệt đúng với con người vì con người có lý trí nên họ có khả năng chia sẻ lý trí vĩnh cửu, từ đó có khuynh hướng tương ứng với hành vi và cái đích riêng của mình. Và Tơma Aquinơ khẳng định: “sự chia sẻ của luật vĩnh cửu ở tạo vật có lý trí được gọi là luật tự nhiên” [7, 17].

Vấn đề là ở chỗ, ở con người có những khuynh hướng tự nhiên nào? Ơng trả lời rằng, theo một nghĩa, chỉ có một khuynh hướng; theo một nghĩa khác, có nhiều khuynh hướng. Tơma Aquinô đã làm rõ điều này bằng cách dựa trên sự phân biệt lý trí lý thuyết và lý trí thực hành như đã trình bày ở trên. Theo ơng, vì lý trí lý thuyết chỉ muốn biết sự vật là thế nào nên nguyên tắc thứ nhất là một chân lý cơ bản về thực tại. Chân lý cơ bản đó theo ơng là “cùng một điều khơng thể đồng thời vừa khẳng định lại vừa bị phủ định”. Nguyên tắc thứ nhất này phát biểu rằng, một thực tại phải là thế nào để chúng ta khơng thể khơng nói đúng rằng nó vừa có lại vừa không. Tôma Aquinô khẳng định đây là một nguyên tắc không thể chứng minh bằng lý trí từ bất cứ điều gì nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định nó là đúng, là chân lý hiển nhiên. Cịn lý trí thực hành khơng tìm kiếm tri thức vì tri thức như một phương tiện để đạt mục đích xa hơn đó là hướng dẫn hoạt động thực hành. Hoạt động thực hành nhằm tới mục đích và một tác nhân tìm kiếm một mục đích vì nhận thấy nó là tốt. Do vậy, theo ông, đối tượng của lý trí thực hành là tính thiện và nguyên tắc thứ nhất của nó dựa trên ý nghĩa của đối tượng đó là “tính thiện là cái mà mọi vật tìm kiếm”. Một khi chúng ta hiểu tính thiện là gì, chúng ta sẽ biết rằng tính thiện là cái mà mọi vật tìm kiếm và nó cũng khơng thể chứng minh được.

Đến đây, Tơma Aquinơ cho rằng, khác với lý trí lý thuyết, ngun tắc thứ nhất của lý trí thực hành dẫn tới lệnh truyền cơ bản vì nó hướng tới hành động. Một khi chúng ta hiểu rằng khuynh hướng cơ bản của chúng ta là tìm kiếm tính thiện thì

chúng ta cũng nhận ra rằng lệnh truyền cơ bản mà chúng ta phải theo là “phải làm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của tôma aquinô (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)