CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Quan hệ giữa lý trí và đức tin, thần học và khoa học cơ sở triết học Tôma
3.1. Quan hệ giữa lý trí và đức tin, thần học và khoa học - cơ sở triết học Tôma Aquinơ Tơma Aquinơ
Vận động trí tuệ cuối thế kỷ XII và thế kỷ XIII ở các nước Tây Âu đã làm gia tăng xu hướng tách biệt khoa học khỏi thần học, lý trí khỏi đức tin. Ở giai đoạn này cũng diễn ra những cuộc tranh luận kéo dài và thường mang tính chất đối kháng giữa các nhà tư tưởng riêng biệt và các quan điểm chính thống của Giáo hội. Những cuộc tranh luận này đã đưa tới việc định hình vững chắc một số quan điểm về cách tiếp cận giải quyết vấn đề quan hệ giữa đức tin với lý trí. Chính chúng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lập trường của Tôma Aquinô trong vấn đề này. Những quan điểm cơ bản trong số đó là:
Một là quan điểm coi trọng lý trí của P. Abelard (1079 - 1142) và các môn đệ
của ông. Những người bảo vệ quan điểm này đòi hỏi đánh giá các giáo lý của niềm tin từ phía lý trí với tính cách là tiêu chuẩn tối cao về chân lý và sai lầm. Con người chỉ có thể tiếp nhận từ các chân lý của niềm tin những gì phù hợp với các tiêu chuẩn của lý tính, cịn tất cả những điều khác cần phải bị loại bỏ như những sai lầm và mâu thuẫn với các tiêu chuẩn ấy.
Hai là quan điểm về hai chân lý (thần học và khoa học) do những người theo
thuyết Averroes (1126-1198) đưa ra. Họ cho rằng, những mâu thuẫn giữa thần học và khoa học có các căn cứ của mình, vì nhà thần học dựa vào các chân lý của mạc khải, còn nhà khoa học dựa vào các dữ liệu của khoa học. Họ nỗ lực chứng minh rằng, mặc dù đối tượng khoa học quan tâm nghiên cứu trực tiếp đối lập với đối tượng của thần học, song khoa học và thần học vẫn giữ lại giá trị trong lĩnh vực riêng của mình. Sự đối lập giữa chúng không loại trừ tính chất thực của cả khoa
Ba là quan điểm tách biệt về mặt đối tượng giữa thần học và khoa học. Được
thể hiện một cách đặc biệt trong quan điểm của Salisberius (1110-1180). Xu hướng tách biệt giữa thần học với khoa học về đối tượng và mục đích của chúng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những suy luận của ông. Quan điểm này cho rằng hai lĩnh vực này khơng thể mâu thuẫn với nhau, vì các đối tượng chúng quan tâm là hồn toàn khác nhau và do chúng không nên đưa ra ý kiến về cùng một vấn đề.
Bốn là quan điểm hoàn toàn phủ định các giá trị của khoa học. Quan điểm này
được thể hiện dưới hình thức đặc biệt rõ ràng ở Tertullianus (160 - 240) [Xem 79, 443 - 446] và được Petrus Damianus (1007 - 1072) bảo vệ theo một cách thức khác. Trái ngược với ba quan điểm nêu trên, những người ủng hộ quan điểm này chứng minh rằng, lý trí mâu thuẫn với đức tin, rằng tư duy lý trí là mối nguy hiểm đối với đức tin. Mặc dù Tertullianus sống vào thời đại giáo phụ học, còn Damianus vào thời cuối trung cổ, song cả hai ông đều đánh giá rất tiêu cực vai trị của nhận thức lý trí.
Những điều đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy, đặc điểm chung của ba quan điểm đầu tiên là việc nhấn mạnh tính chất khơng hợp lý của đức tin và là việc nhấn mạnh sự cần thiết hoặc phải tách biệt khoa học khỏi tôn giáo, hoặc phải sử dụng lý trí để phán xét các giáo lý. Quan điểm duy lý rõ ràng cũng mâu thuẫn với lợi ích của Giáo hội, vì nó hồi nghi tính chân thực của các giáo lý đức tin. Giáo hội cũng không thể chấp nhận quan điểm hai chân lý, vì nó đưa tới chỗ làm cho khoa học không phụ thuộc vào thần học, làm cho người ta sao nhãng cái siêu nhiên và hướng sự quan tâm vào những công việc thế tục nằm trong lĩnh vực quan tâm của khoa học và triết học. Quan điểm tách biệt về đối tượng và mục đích cũng khơng phù hợp với lợi ích của Giáo hội, vì nếu như khoa học và tơn giáo quan tâm tới những sự vật hồn tồn khác nhau, thì sẽ khơng cịn căn cứ để thần học can thiệp vào thẩm quyền của tri thức lý tính.
Trong điều kiện sự quan tâm tới khoa học và triết học ngày càng mở rộng, không thể bảo vệ quan điểm hoàn toàn phủ định giá trị của tri thức lý tính theo cách trước kia. Cùng với việc truyền bá học thuyết Aritxtốt, vấn đề này càng trở nên đặc biệt gay gắt và do vậy cần phải tìm kiếm các phương thức khác, tinh tế hơn để giải
quyết vấn đề quan hệ giữa lý trí và đức tin, thần học và khoa học [Xem 130, 285- 289]. Chính Tơma Aquinơ đã giải quyết vấn đề này nhờ chú giải quan niệm của Aritxtốt về khoa học theo tinh thần Kitô giáo.
Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học trong Kitô giáo dường như luôn tin tưởng rằng, Tôma Aquinô đã đem lại địa vị tự trị, độc lập cho khoa học, biến nó thành lĩnh vực hồn tồn khơng phụ thuộc vào thần học. Để chỉ ra tính chân thực hay sai lầm của những luận điểm như vậy và để xem xét cách thức Tôma Aquinô đã chú giải quan niệm của Aritxtốt về khoa học như thế nào nhằm mục đích duy trì được vai trị hàng đầu của đức tin đối với lý tính. Chúng ta cần trình bày khái quát quan niệm của Aritxtốt về khoa học đã được Tơma Aquinơ luận giải từ góc độ thần học. Trong cuốn thứ nhất của “Siêu hình học”, Aritxtốt tách biệt bốn khái niệm đồng thời là bốn yếu tố (hay bốn thang bậc) của khoa học là kinh nghiệm, nghệ thuật, tri thức và thông thái [76, 163-165].
Với tính cách là thang bậc thứ nhất của khoa học, kinh nghiệm (empeiria) căn cứ trên việc giữ lại trong trí nhớ những sự kiện đơn nhất riêng biệt và những xung lượng nhận được từ hiện thực vật chất, chúng tạo ra vật liệu “kinh nghiệm”. Chúng là cơ sở cho những khái quát tiếp theo.
Thang bậc tiếp theo, cao hơn của nhận thức, vươn lên nghệ thuật (techné) hay kỹ năng. Nghệ thuật là kết quả của những khái quát ban đầu xác định, được tiến hành dựa trên cơ sở sự hiện diện và lặp lại của một số hiện tượng trong những tình huống giống nhau. Như vậy, Aritxtốt không tách rời nghệ thuật khỏi kinh nghiệm nhưng nhận thấy quan hệ chi phối và phục tùng giữa chúng.
Thang bậc thứ ba của nhận thức hay tri thức đích thực (episteme) - căn cứ trên nghệ thuật. Aritxtốt hiểu nó là năng lực luận chứng việc một sự kiện nào đó diễn ra chính như vậy chứ khơng phải như thế khác. Thang bậc này thể hiện là một trình độ khái quát cao hơn, là một phương thức sắp xếp những hiện tượng và những sự kiện đơn nhất một cách sâu sắc hơn so với ở thang bậc nghệ thuật.
Theo Aritxtốt, thang bậc tối cao của nhận thức là sự thông thái (sophia), hay là “triết học thứ nhất”. Nó khái quát những tri thức của ba thang bậc trước đó - kinh
nghiệm, nghệ thuật và tri thức đích thực - và có đối tượng của mình là các ngun nhân, các cơ sở tối cao của tồn tại. Nó nghiên cứu những vấn đề của vận động, của vật chất, của thực thể, của tính hợp mục đích, cũng như những biểu hiện của chúng trong các sự vật đơn nhất. Các cơ sở hay các quy luật này của tồn tại được tách ra từ kinh nghiệm, nghệ thuật và tri thức đích thực theo con đường quy nạp, tức là khơng có tính chất tiên nghiệm. Như vậy, sự thơng thái ở Aritxtốt thể hiện là khoa học có mức độ khái quát cao nhất, là khoa học dựa vào ba thang bậc của tri thức tự nhiên.
Theo cách luận giải của Tôma Aquinô [3, 273-283], sự thơng thái ở Aritxtốt, với tính cách khoa học về các cơ sở đầu tiên của tồn tại vật chất, đã đánh mất tính chất tự nhiên, thế tục của mình, đã bị thần học hóa hồn tồn. Theo cách luận giải của Aquinô, sự thông thái biến thành sự khơn ngoan tự thân nó (sapientia), trở thành học thuyết về nguyên nhân đầu tiên, học thuyết này hồn tồn khơng phụ thuộc vào bất kỳ tri thức nào. Tư tưởng cơ bản của nó khơng phải là nhận thức về hiện thực và về các quy luật chi phối hiện thực, mà là nhận thức về tồn tại tuyệt đối, là việc khám phá những dấu vết Chúa để lại ở tồn tại. Tôma Aquinô đưa nội dung thần học vào khái niệm “sự thơng thái” của Aritxtốt, nói cách khác, ơng thực sự đồng nhất nó với thần học. Nếu các cơ sở chung nhất của tồn tại hiện thực là đối tượng của sự thơng thái ở Aritxtốt, thì cái tuyệt đối là đối tượng của nó ở Tơma Aquinô. Rốt cuộc, khát vọng nhận thức của con người được dịch chuyển từ thực tại thế tục vào thế giới siêu nhiên, siêu hợp lý. Việc nhận thức Chúa thay thế cho việc nhận thức các cơ sở chủ yếu của hiện thực khách quan - là thực chất của việc Tôma Aquinô luận giải quan niệm của Aritxtốt về khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu của Giáo hội Kitô.
Quan điểm của Tơma Aquinơ về quan hệ giữa lý trí và đức tin hay hệ tư tưởng và khoa học ra đời chính trong bối cảnh những thành tựu của giáo dục và sự tiếp cận gần gũi với tư tưởng khoa học, triết học Ả Rập ở Tây Âu trung cổ bấy giờ, đã làm gia tăng nguy cơ phổ biến tự do tư tưởng. Việc cản trở điều đó địi hỏi phải củng cố các cơ sở triết học của Cơng giáo. Các đại diện của dịng thánh Đa Minh - Đại Thánh Albert và chủ yếu Tơma Aquinơ - đã hồn thành công việc này. Tôma là người rất am hiểu các tác phẩm của Aritxtốt, cũng như đã biết tới các
tác phẩm của các nhà triết học Ả Rập và các nhà triết học và các nhà triết học Kitô giáo phương Đông [78, 108-116]. Tuy vậy, ông dành ưu tiên không phải cho nhận thức tự nhiên mà cho triết học kinh viện, kiên trì và nhất quán bảo vệ quan điểm của Cơng giáo. Vì thế, Tơma đã sử dụng tồn bộ Logic học hình thức của Aritxtốt và trí tuệ uyên bác của mình để tạo ra một sự tổng hợp có quy mơ, luận chứng cho hệ giáo lý và triết học Công giáo. Điều này được thể hiện tập trung trong bộ Tổng luận thần học - một tác phẩm lớn bộc lộ rõ đường lối “ơn hịa” khi giải quyết mối quan hệ giữa lý trí và đức tin, giữa khoa học, triết học và tôn giáo.
Tôma Aquinô phân biệt khá rành mạch giữa lý trí và đức tin. Lý trí làm sáng tỏ các quy luật của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, con người vẫn phải đối diện những “chân lý thầm kín” mà họ khơng thể đạt tới bằng con đường lý tính; trong trường hợp ấy, con người chỉ còn biết tin vào chúng. Những chân lý ấy được mở ra trong trực giác, trong cảm hứng cao độ và được đem lại cho con người trong mạc khải.
Tuy nhiên, Tôma Aquinô không thừa nhận các mâu thuẫn giữa khoa học và tơn giáo. Do có hạn chế về phương pháp và về lý trí của con người, khoa học khơng thể có kỳ vọng nhận thức được các chân lý tối cao. Nhiệm vụ chủ yếu của triết học là lý giải những luận điểm của tôn giáo dựa trên lý tính và vạch ra những khiếm khuyết của các suy luận phê phán đức tin chân thực. Tôma Aquinô chứng minh rằng, một bộ phận giáo lý của thần học có thể phân tích được về mặt logic (về tồn tại Chúa, về hoạt động của Chúa, về sự bất tử của linh hồn, v.v.), một bộ phận khác khơng chứng minh được, đó là giáo lý về Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm về nhập thể của Chúa Kitô, về sự sáng tạo ra thế giới từ hư vô, về tội tổ tông, về việc Chúa phục sinh, về Ngày phán xét cuối cùng, về hạnh phúc vĩnh hằng và về trừng phạt. Những luận điểm này đơn giản là bất khả tri đối với lý tính con người và chỉ được mạc khải cho các thực thể tối cao - các thiên thần. Trong trường hợp đó, đức tin sẽ hướng dẫn con người đạt đến chân lý. Và chân lý ấy của đức tin là vĩnh cửu, là bất biến và không chứa đựng sai lầm. Tôma Aquinô đánh giá không cao các khoa học kinh
nghiệm. Ơng cho rằng, các nhà nghiên cứu rất khó khăn và thường xuyên mắc phải sai lầm trong nghiên cứu thế giới vật chất, đưa ra những ý kiến khác nhau, hoài nghi và thường thay đổi quan điểm của mình. Chỉ có các chân lý của Kinh Thánh là bất biến. Ơng khẳng định: “Mơn học thánh vượt trội hơn mọi khoa học suy lý khác: về quan điểm xác thực, bởi vì tất cả các khoa học suy lý khác được sự xác thực, là do ở sự sáng tự nhiên của trí năng nhân loại, mà trí năng nhân loại có thể sai lầm; đang khi môn học thánh nhận lấy sự xác thực của mình từ sự sáng trong tri thức của Thiên Chúa, mà tri thức của Thiên Chúa không thể sai lầm” [3, 17].
Việc tiếp cận tri thức khoa học, theo ơng, cũng là nan giải và địi hỏi một trình độ học vấn căn bản, những nghiên cứu chuyên sâu tỉ mỉ, những quan sát chăm chú. Cịn các chân lý tơn giáo được mạc khải cho mỗi người có đức tin, thì khơng địi hỏi phải được chứng minh và trí tuệ sắc sảo. Mặt khác, việc nắm bắt tri thức khoa học theo quan điểm Tôma Aquinô, cho phép con người tránh khỏi những sai lầm và những cảm giác nặng nề. Thậm chí, cịn đưa con người đến những hồi nghi đau khổ về tồn tại Chúa, về tính chân thực của Kinh Thánh. Bởi lẽ: “nhờ những vật khả giác ta không thể vươn lên để nhận biết các bản thể phân lập, là những bản thể trỗi vượt trên trí khơn nhân loại. Thành thử, hạnh phúc tối hậu của con người không thể hệ tại nghiên cứu các khoa học trừu tượng. (Ostensum est autem quod per
sensibilia non potest deveniri in cognitionem substantiarum. Unde relinquitur quod ultima hominis beatitude non possit esse in consideration speculativarum scientiarum) [8, 64]. Ngược lại, đức tin thức tỉnh hy vọng và tình yêu trong con
người, mở ra con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng, trở thành ngọn đèn dẫn đường tại những ngã ba cuộc đời. Đức tin dẫn con người tới hạnh phúc vĩnh cửu, đời đời nơi nước Chúa.
Dẫn ra những luận cứ như vậy nhằm bảo vệ tôn giáo, Tôma Aquinô đã rút ra kết luận: Tôn giáo quan trọng hơn so với khoa học, đức tin ưu việt hơn lý trí, khoa học và triết học là “đồ đệ” của Thần học. Thần học Kitô cần đến khoa học, triết học để luận chứng một số tín điều - ở tầng bậc nhận thức thấp, tại những sự vật khả giác, hữu hạn và luôn luôn biến đổi. Tôma Aquinô cho rằng: “Mơn học Thánh có
thể nhờ đến triết học, khơng phải để làm cho chính mình được hồn hảo, nhưng để được phổ biến rõ ràng hơn. Vì mơn học Thánh bao hàm các ngun lý khơng xuất phát từ các khoa học, nhưng đã được Thiên Chúa mạc khải trực tiếp. Bởi đó, mơn học Thánh… sử dụng chúng như các khoa học thấp kém hơn và như đầy tớ và cũng như các khoa học chính sử dụng các khoa học phụ” [3, 18]. Cịn đức tin đưa con người đến với sự khơn ngoan tối cao, đến với chân lý vĩnh hằng, hạnh phúc đời đời.
Như vậy, Tôma Aquinô đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong vấn đề về quan hệ giữa lý trí và đức tin, thần học với khoa học, làm cơ sở cho việc triển khai những nội dung tiếp theo trong hệ thống triết học của ông. Những thảo luận ấy cho tới nay vẫn quy định đường lối chủ đạo của Giáo hội trong lĩnh vực này. Đó là:
1. Triết học và các khoa học hồn thành các chức năng phục vụ, “nhập mơn”