CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Siêu hình học của Tơma Aquinơ
3.2.1. Vấn đề chứng minh tồn tại của Chúa trời
Xuất phát từ lập trường duy tâm, Tôma Aquinô đương nhiên khẳng định rằng Chúa tồn tại và tồn tại của Chúa có thể được chứng minh bởi các chứng lý của lý trí, mặc dù “Chúa tồn tại” khơng phải là mệnh đề tự thân dễ hiểu đối với chúng ta. Để chứng minh tồn tại của Chúa, Tôma Aquinô phân chia các chân lý mạc khải ra thành hai loại: các chân lý khả tri đối với lý trí và các chân lý vượt ra khỏi giới hạn các khả năng nhận thức của nó. Thần học tự nhiên nghiên cứu sự luận chứng bằng lý trí cho các giáo lý đức tin khả tri đối với lý trí. Vấn đề trung tâm của thần học tự nhiên là các chứng minh cho tồn tại của Chúa hiện vẫn được các Giáo hội Kitô giáo thừa nhận.
Để hiểu rõ quan điểm của Tôma Aquinô trong vấn đề này, theo chúng tôi, trước hết cần phải xem xét các quan điểm nổi bật nhất về vấn đề này ở thời đại ông.
1. Quan điểm về chân lý hiển nhiên, theo đó tồn tại của Chúa là một điều hiển nhiên. John Damascus (675- 749) là đại diện tiêu biểu nhất cho quan điểm này, ơng cho rằng tri thức về Chúa “có ở mọi người cách tự nhiên” và do vậy không cần phải chứng minh tồn tại của Chúa bằng các phương tiện của lý trí. Luận chiến chống lại quan điểm này, Tôma Aquinô khẳng định rằng, luận điểm “Chúa tồn tại”, một mặt, là hiển nhiên vì nội dung của chủ từ đồng nhất với nội dung của vị từ; mặt khác, khi khơng biết Chúa là gì, chúng ta không thể thừa nhận tồn tại của Chúa là một điều hiển nhiên. Việc tăng cường đức tin đòi hỏi phải sử dụng lý trí để chứng minh tồn tại của Chúa thông qua những điều hiển nhiên hơn, mà chính là thơng qua các kết quả sáng tạo của Chúa.
2. Quan điểm của Anselmus Cantuariensis (hay còn được gọi là chứng minh
bản thể luận), theo đó chứng minh cho tồn tại của Chúa căn cứ không phải trên việc
quan sát thế giới, không phải trên các sự kiện bên ngồi có tính chất kinh nghiệm, mà đơn giản căn cứ trên chính định nghĩa về danh từ “Chúa”
3. Quan điểm cho rằng, tồn tại của Chúa khơng thể chứng minh nhờ lý trí. 4. Quan điểm khẳng định rằng, chứng minh tồn tại của Chúa là nhận thức bản
5. Quan điểm cho rằng, chỉ có thể chứng minh bằng lý trí tồn tại của Chúa
nhờ xuất phát từ các kết quả sáng tạo của Chúa.
Đối diện với vấn đề này, Tơma Aquinơ nhận thấy rằng có thể chứng minh sự hiện hữu của Chúa Trời theo hai cách. Ông viết: “một thể cách nhờ nguyên nhân, và được gọi là minh chứng chiếu bản tính; và thể cách minh chứng thứ nhất này lý luận từ cái gì có trước nhất tuyệt đối. Thể cách thứ hai là nhờ hiệu quả và được gọi là minh chứng chiếu lý do; và thể cách minh chứng thứ hai này lý luận theo cái gì có trước nhất tương đối với chúng ta” [3, 39-40]. Theo truyền thống, từ Platôn đến Augustinô, Alselm đều bắt đầu từ khái niệm Chúa Trời, sự hoàn hảo của Chúa Trời để suy ra sự tồn tại của Ngài. Theo họ, Chúa Trời là đấng sáng tạo hồn hảo, khơng cần phải chứng minh. Tự nó đã hiển nhiên rằng: chân lý là hiện hữu, vì kẻ nào phủ nhận khơng có chân lý, thì đã đương nhiên chấp nhận có chân lý rồi. Thực vậy, nếu khơng có chân lý thì quả thực chân lý khơng có; nhưng nếu một cái gì đúng thực thì phải là chân lý. Nhưng chính Chúa Trời lại là chân lý. Thánh Gio-an nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” [Gio-an,14,6]. Vì vậy hiện hữu là hiển nhiên, phải biết rằng Thiên Chúa hiện hữu.
Ngược lại, Tôma Aquinô chọn cách thứ hai, cách chứng minh “bởi vì”. Ơng khẳng định: Đây là cách chứng minh bằng những điều có trước trong lĩnh vực nhận thức của chúng ta, như khi đối với chúng ta, một công hiệu (kết quả) hiển minh hơn ngun nhân của nó thì ta nhờ cơng hiệu (kết quả) để nhận biết nguyên nhân. Như vậy, sự thực hữu của nguyên nhân có thể được chứng minh bởi bất cứ công hiệu (kết quả) nào (miễn là công hiệu này hiển minh đối với chúng ta). Vì phi nguyên nhân bất thành kết quả nên hễ có kết quả tất nhiên phải có nguyên nhân đã. Vậy, “sự hiện hữu của Thiên Chúa, dù không hiển nhiên đối với chúng ta thế nào đi nữa, vẫn có thể được minh chứng từ các kết quả của Thiên Chúa đã tác thành mà chúng ta biết được” [3, 40].
Cách chứng minh này thực sự từ những kết quả do Chúa trời sáng tạo ra chứ không phải từ diễn dịch mang màu sắc bản thể luận. Từ đó, ơng đã đưa ra năm cách chứng minh sự tồn tại của Chúa trời:
Chứng cứ thứ nhất bắt đầu với sự kiện hiển nhiên là một số vật đang chuyển
động. Chứng cứ này “có nguồn gốc từ Aritxtốt, lần đầu tiên được Tơma Aquinô du nhập vào phái kinh viện, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế về sự vận động” [66, 241]. Với Tôma Aquinô, vận động được hiểu không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là mọi sự thay đổi. Ông định nghĩa chuyển động là sự biến đổi một vật nào đó từ trạng thái tiềm năng sang trạng thái hiện thực. Ở đây tiềm năng là khả năng đạt được đặc tính mới cịn hiện thực là trạng thái có đặc tính mới này. Ơng đưa ra ví dụ về miếng gỗ: nó có tiềm năng là nóng, nhưng khi được ném vào lửa, tiềm năng nóng của nó biến thành hiện thực - gỗ trở thành nóng. Nhờ có chuyển động mà miếng gỗ đã đạt tới một đặc tính mới là gỗ nóng.
Như vậy, một điều gì đó nhờ q trình vận động sẽ đạt được một đặc tính mới. Nó đã khơng có chất lượng mới này trước khi chuyển động, chính xác hơn là đặc tính mới này đã được biến thành hiện thực rồi và có thể khơng có sự thay đổi nào từ khả năng tới hiện thực. Nếu miếng gỗ khơng có tiềm năng nóng, nó ắt khơng đạt được sức nóng. Nhờ kinh nghiệm giác quan mà chúng ta chắc chắn rằng trong thế giới có một số sự vật chuyển động và cái gì chuyển động thì đều phải nhờ vào một cái gì khác. Trong Tổng luận thần học, Tôma Aquinô đã lý giải điều này như sau:
Bất cứ cái gì chuyển động thì được chuyển động bởi một cái gì khác, vì khơng vật gì có thể chuyển động nếu nó khơng ở trong khả năng hướng về chuyển động; trong khi một vật chuyển động là đang ở trong hiện thực. Chuyển động khơng là gì khác hơn đưa một vật từ khả năng đến hiện thực. Nhưng khơng vật gì có thể được đưa từ khả năng sang hiện thực nếu nó khơng được tác động bởi một vật đang ở trạng thái hiện thực. Chẳng hạn, cái gì đang nóng, như lửa, làm cho gỗ, là cái có khả năng nóng, trở thành nóng thực sự và vì thế làm cho nó chuyển động và thay đổi. Nhưng một vật vừa ở khả năng vừa ở hiện thực chỉ về các phương diện khác nhau. Vì cái gì đang ở tình trạng hiện thực là nóng thì khơng thể đồng thời ở khả năng nóng; mà nó đang đồng thời ở khả năng lạnh. Vì vậy, về cùng một phương diện thì khơng vật gì có thể vừa là tác
nhân chuyển động lại vừa chuyển động, nhưng là tự làm cho mình chuyển động. Do đó, cái gì đang chuyển động phải được cái gì khác làm cho nó chuyển động.[3, 42 - 43].
Đây là chỗ Tôma Aquinô đi đến điểm quyết định: Nếu chúng ta muốn cắt nghĩa chuyển động, chúng ta không thể đi ngược về một chuỗi vơ hạn. Vì nếu thế sẽ khơng có một tác nhân chuyển động đầu tiên mà khơng bị chuyển động bởi một cái khác với nó. “Vì vậy, cần phải đi đến một tác nhân chuyển động đầu tiên khơng cần có một tác nhân nào khác làm cho nó chuyển động; tác nhân đầu tiên này mọi người hiểu đó là Thiên Chúa” [3, 43].
Chứng cứ thứ hai dựa trên các nguyên nhân tác thành. Theo Tôma Aquinô:
“trong thế giới giác quan chúng ta thấy có một trật tự các nguyên nhân tác thành. Chúng ta khơng thấy có trường hợp nào (và thật ra khơng thể có) mà một vật là nguyên nhân tác thành của chính nó; vì nếu thế nó phải có trước chính nó, là điều vô lý” [3, 43]. Vậy mà các nguyên nhân tác thành không thể nào đi mãi đến vơ cùng vì trong chuỗi tất cả các nguyên nhân tác thành, nguyên nhân đầu là nguyên nhân của nguyên nhân giữa, nguyên nhân giữa là nguyên nhân của nguyên nhân sau. Cứ như thế, khơng có ngun nhân đầu tiên trong số các ngun nhân, sẽ khơng có ngun nhân cuối hay bất kỳ nguyên nhân nào. Nhưng nếu có thể đi tới vơ hạn các chuỗi ngun nhân thì sẽ khơng có ngun nhân đầu tiên hay cuối cùng.
Chẳng hạn nguyên nhân tác thành pho tượng là cơng trình của nhà điêu khắc. Nếu chúng ta bỏ đi hoạt động của nhà điêu khắc, chúng ta khơng có hệ quả, khơng có pho tượng. Nhưng có một bậc thang các nguyên nhân tác thành. Cha mẹ của nhà điêu khắc là nguyên nhân tác thành trực tiếp của anh. Các người thợ trong xưởng làm là nguyên nhân tác thành của khối cẩm thạch này để nó sẵn sàng đến tay gọt đẽo của nhà điêu khắc.
Tóm lại, có một trật tự phức tạp các nguyên nhân tác thành có thể xếp thành chuỗi liên quan. Phải có ngun nhân này vì khơng có sự kiện nào là ngun nhân của chính mình. Khơng gì có thể có trước chính bản thân nó; vì các sự kiện địi hỏi
phải có một nguyên nhân trước chúng. Cứ như thế không thể đi ngược đến vơ hạn, vì mọi ngun nhân trong chuỗi này phải tuỳ thuộc vào một nguyên nhân tác thành đã làm cho mọi nguyên nhân khác trở thành hiện thực. Vì vậy, theo ơng “cần phải chấp nhận có một ngun nhân tác thành đầu tiên mà mọi người gọi là Thiên Chúa” [3, 44].
Chứng cứ thứ ba dựa trên sự phân biệt giữa cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên.
Theo Tơma Aquinơ, cái ngẫu nhiên là cái có thể hiện hữu và có thể khơng hiện hữu cịn cái tất nhiên là hữu thể khơng thể khơng hiện hữu. Ơng lý luận rằng:
Chúng ta thấy trong các sự vật tự nhiên có thể có và có thể khơng hiện hữu, vì chúng được sinh ra và huỷ diệt, do đó chúng có thể hiện hữu và có thể khơng. Nhưng khơng thể nào chúng ln ln hiện hữu, vì cái gì có thể khơng hiện hữu thì có lúc khơng hiện hữu. Do đó, nếu mọi vật đều có thể khơng hiện hữu, thì có một lúc nào đó có thể đã khơng có vật gì hiện hữu. Và như thế, thậm chí bây giờ cũng khơng có vật gì hiện hữu - là điều vơ lý. Do đó, khơng phải mọi vật đều chỉ có thể hiện hữu, nhưng phải có cái gì đó có sự hiện hữu tất yếu. Nhưng mọi vật tất yếu thì hoặc là có sự tất yếu bởi một vật nào khác hoặc khơng. Vậy mà khơng thể nào có một chuỗi vơ hạn các vật hiện hữu một cách tất yếu bởi một vật khác [3, 44]. Điều này cũng hiển nhiên như chứng minh ở trên liên quan đến các nguyên nhân tác thành. Với logic như vậy, Tôma Aquinô đi đến kết luận về sự hiện hữu của một hữu thể có sự tất yếu nơi chính nó, chứ khơng nhận sự tồn tại từ hiện hữu nào khác. Hữu thể này theo Tơma Aquinơ gọi đó là Chúa trời. Tư tưởng này ông tiếp thu từ Aritxtốt và từ Moses Maimonides.
Chứng cứ thứ tư dựa trên mức độ chúng ta thấy nơi mọi vật. Trong kinh
nghiệm chúng ta thấy một số cái hiện hữu tốt hơn hay kém hơn, đúng hơn hay kém, cao quý hơn hay kém. Tôma Aquinô cho rằng: “hơn và kém được đặt làm vị ngữ cho những vật khác nhau, tuỳ thuộc theo mức độ chúng giống với một cái gì là tối đa về các phương diện khác nhau của chúng” [3, 45]. Chẳng hạn, một vật được gọi là nóng hơn vì nó gần giống hơn với cái gì là nóng nhất, và do đó, có cái là hữu thể tối cao nhất. Ông lý luận rằng cái tốt nhất trong một giống là nguyên nhân của mọi
cái giống đó, như lửa là cái tối đa của nhiệt, là nguyên nhân của mọi vật nóng. Từ đó, Tơma Aquinơ kết luận rằng “cũng phải có cái gì đó đối với mọi cái hiện hữu là nguyên nhân của hiện hữu, của sự tốt lành và mọi sự hoàn hảo khác của mọi vật, nguyên nhân này chúng ta gọi là Thiên Chúa” [125, 152]. Bởi vì cũng như Aritxtốt, Tôma Aquinô cho rằng “một vật nào thật nhất, tốt nhất, cao quý nhất; và do đó có một vật nào hiện hữu nhất đối với mọi vật khác để làm nguyên nhân cho sự hiện hữu, cho thiện tính và cho mọi sự hồn hảo của chúng nó, và ngun nhân cực độ phổ quát này được gọi là Thiên Chúa” [3, 45].
Chứng cứ thứ năm và cũng là chứng cứ cuối cùng, theo Tôma Aquinô dựa trên
trật tự vũ trụ. Ông lý giải rằng:
Các vật khơng có trí khơn, như các vật thể tự nhiên, đều hành động vì mục đích nào đó, và điều này được thấy hiển nhiên nhờ việc chúng ta luôn luôn hay hầu như luôn luôn hành động theo cùng một kiểu, để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, chúng đạt được mục đích khơng phải là một cách ngẫu nhiên, nhưng là có chủ đích. Vậy mà bất cứ vật gì khơng có trí khơn thì khơng hướng tới một mục đích, trừ khi được hướng dẫn bởi một hữu thể có hiểu biết và thơng minh. Cũng như mũi tên bắn trúng đích bởi người bắn cung. Vì vậy có một hữu thể thơng minh mà nhờ đó mọi vật tự nhiên hướng về cùng đích của chúng; hữu thể này gọi là Thiên Chúa [3, 45].
Từ năm chứng cứ trên, Tôma Aquinô đã đi đến kết luận: Chúa trời chính là động lực đầu tiên, là nguyên nhân ban đầu, là cái tất nhiên tuyệt đối, là sự hoàn hảo tuyệt đối cũng như là nguyên nhân tạo ra sự hợp lý của giới tự nhiên. Ông viết:
Chứng minh sự hiện hữu của Chúa trời là một sự cần thiết và một khả hữu và các chứng cứ về sự hiện hữu của Chúa trời, chúng ta hiểu biết không phải bằng trực giác trực tiếp, cũng không phải bằng chứng minh tiêu biểu, song cách hậu thiên, nghĩa là nhờ các thụ tạo, chứng cứ đi từ các hiệu quả tới các nguyên nhân; từ các vật di động và không phải là nguyên lý đầy đủ cho sự chuyển động của mình, tới một chủ động bất
khả thụ động; từ sự kiện các vật trong vũ trụ xuất phát bởi các nguyên nhân lệ thuộc lẫn nhau, đến một nguyên nhân đệ nhất không lệ thuộc; từ các vật có thể tiêu hư, bất tất, tới một hữu thể tuyệt đối tất yếu; từ các vật có sự hồn hảo hơn kém về sự hữu, sự sống và trí năng tới một hữu thể là trí năng nguyên vẹn, là sự sống nguyên vẹn, là sự hữu nguyên vẹn, và cuối cùng từ trật tự vũ trụ tới một trí năng siêu việt sắp đặt, an bài mọi vật và hướng dẫn mọi vật đến mục đích của chúng [131, 144].
Trên cơ sở đó, Tơma Aquinơ đã vạch ra bản tính của Chúa trời rằng: “Bản tính của Chúa trời đồng nhất với hiện tính của sự hữu hay nói cách khác, bản tính của Thiên Chúa là sự lập hữu: cấu tố mơ thể bản tính của Thiên Chúa cốt ở tại tự hữu tính, tự tại tính” [131, 202].
Có thể thấy đặc điểm chính trong năm cách chứng minh của Tôma Aquinô về sự tồn tại của Chúa trời là: chúng dựa trên khái niệm về nhân quả và luận điểm khẳng định khơng thể có chuỗi vơ cùng tận. Hai cách chứng minh đầu ông đã xuất phát từ một giả thuyết về sự vĩnh viễn của thế giới. Cách thứ ba chỉ có thể rút ra tính tất yếu của thế giới. Cách thứ tư lại áp dụng cách chứng minh có tính bản thể luận