Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa đƣợc xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo. Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá. Nhiều giá trị văn hóa đã vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một dân tộc, một quốc gia và có ảnh hƣởng toàn cầu – đó là di sản văn hóa thế giới.
Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa đƣợc xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trƣớc hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngƣợc lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có đƣợc các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các quốc gia khác trên thế giới.
Du lịch là một ngành kinh tế có định hƣớng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa đƣợc xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phƣơng trong nƣớc mà còn giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách.
Ngƣợc lại, du lịch cũng có một vai trò quan trong đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa. Du lịch là một phƣơng thức để phát huy các giá trị văn hóa
có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch đƣợc xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hƣớng dẫn du lịch, du khách không chỉ đƣợc tận mắt chiêm ngƣỡng mà còn đƣợc hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có đƣợc những trải nghiệm đặc biệt, sống động, cảm nhận đƣợc các giá trị văn hóa trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không phƣơng tiện nào có thể chuyển tải đƣợc. Có thể nói, du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá tới nhân loại. Bên cạnh đó, du lịch còn tham gia vào hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá. Bởi công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhƣ: thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo…. Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nƣớc và hợp tác quốc tế thƣờng rất hạn hẹp. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá. Sau khi khai thác và trong quá trình vận hành, nguồn kinh phí thu đƣợc từ du lịch quay trở lại đầu tƣ một phần cho di sản nhƣ việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị của di sản văn hoá.
Nhƣ vậy, có thể thấy mối quan hệ tƣơng hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần đƣợc nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hƣớng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.