Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ hội an phát triển du lịch bền vững (Trang 28 - 31)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3.1. Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Trong Hành trình Di sản miền Trung, Quảng Nam là điểm đến thu hút khách quốc tế cũng nhƣ nội địa mạnh nhất. Với nhiều tài nguyên phát triển du lịch phong phú, hoạt động du lịch ở đây diễn ra quanh năm. Không có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, thƣơng mại, lãnh đạo Quảng Nam từ lâu đã xác định phát triển du lịch là một hƣớng đi tốt để vừa phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trƣờng.

Là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, Quảng Nam sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Quảng Nam còn là vùng đất có bề dày và tính đa dạng về văn hóa do sớm có sự giao lƣu, tiếp biến giữa các nền văn hóa Chăm, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nƣớc phƣơng Tây. Sự đa dạng ấy còn đƣợc thể hiện qua bản sắc văn hóa của 4 tộc ngƣời bản địa cƣ trú ở vùng miền núi. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên về biển, đảo, sông, hồ, núi rừng với những giá trị đa dạng sinh học đã đƣợc ghi nhận; nền tảng văn hóa này là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Nam phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đời sống của ngƣời dân. Quảng Nam còn có lợi thế là điểm kết nối giữa 2 địa phƣơng của Hành trình Di sản miền Trung: Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng, một tuyến điểm du lịch nổi bật, hút khách nhất trong vài năm trở lại đây.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực đầu tƣ hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lƣợng lao động, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, tăng cƣờng đầu tƣ sản phẩm du lịch, tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu du lịch Quảng Nam góp phần thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Tuy nhiên, để tạo đƣợc số lƣợng khách bền vững, lƣu giữ du khách ở lại lâu dài Quảng Nam đang triển khai các giải pháp nhằm tạo môi trƣơng du lịch thân thiện, chuyên nghiệp. Trong đó, để thu hút khách du lịch, tỉnh Quảng Nam sẽ đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch gắn liền với việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng nhƣ phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, đảo Cù Lao Chàm… Quảng Nam đang đẩy mạnh khai thác các điểm đến chƣa đƣợc phổ biến nhƣ Làng hoa trái Đại Bƣờng, Làng trống Lâm Yên, Du lịch sinh thái Thuận Tình…đặc biệt, tận dụng lợi thế vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang khai thác phát triển du lịch vùng này theo hƣớng đi riêng.

Kết quả, doanh thu từ du lịch cũng nhƣ từ những dịch vụ hỗ trợ đã thực sự cải thiện cuộc sống của ngƣời dân Quảng Nam nói riêng và làm tƣơi sáng diện mạo kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói chung. Trong 5 năm gần đây 2009 - 2014, Quảng Nam tiếp tục nhận đƣợc nhiều dự án hỗ trợ phát triển du lịch, dựa vào khai thác văn hóa địa phƣơng để phát triển du lịch bền vững, qua đó cải thiện sinh kế cho cƣ dân khu vực nông thôn, miền núi. Đó là những trợ giúp về xây dựng chiến lƣợc, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đồng thời,

chiến lƣợc phát triển du lịch Quảng Nam trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO. UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã thông qua đề án hỗ trợ đầu tƣ cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với tổng nguồn vốn hơn 160 tỷ đồng. Theo đó, sẽ có khoảng 40 điểm, khu du lịch đƣợc hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng du lịch nhƣ: nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng…

Gắn với phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công địa phƣơng đƣợc xây dựng thƣơng hiệu và tiếp cận thị trƣờng. Ngƣời dân ở nông thôn, miền núi bắt đầu hƣởng lợi từ du lịch thông qua mô hình du lịch cộng đồng tại Zara, Bhờ Hồông, Đhrồông, Mỹ Sơn, Trà Nhiêu, Triêm Tây… Nhờ đó, lƣợng khách du lịch đến Quảng Nam tăng hơn 12 lần trong giai đoạn 1999 - 2014, từ hơn 300.000 lƣợt khách vào năm 1999 lên hơn 3.680.000 lƣợt khách năm 2014 [13]. Đặc biệt trong năm 2015, tuy lƣợng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố trong khu vực giảm, nhƣng lƣợng khách đến tham quan Quảng Nam vẫn tăng nhẹ. Theo số liệu cập nhật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, tổng lƣợt khách tham quan, lƣu trú trên địa bàn tỉnh đạt gần 3,9 triệu lƣợt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, khách quốc tế ƣớc đạt 1,9 triệu lƣợt, tăng 6,67%; khách nội địa đạt khoảng 1,96 triệu lƣợt, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tại TP Hội An trong năm 2015, có hơn 2,1 triệu lƣợt khách đến tham quan khu phố cổ và Cù Lao Chàm. Ở Khu di tích Mỹ Sơn, kế hoạch đầu năm đƣa ra sẽ đón 250 nghìn lƣợt khách, nhƣng trong năm 2015 đã đón 270 nghìn lƣợt khách. Điều đáng ghi nhận nữa là, lƣợng khách lƣu trú đạt 1,22 triệu lƣợt, tăng gần 5% so với năm 2014; góp phần đƣa doanh thu du lịch toàn tỉnh lên khoảng 2.570 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2014, thu nhập xã hội từ du lịch ƣớc đạt hơn sáu nghìn tỷ đồng. Nhờ mạng lƣới du lịch ngày càng phát triển, lƣợng khách đến tham quan ngày càng tăng, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, tỷ trọng du lịch-dịch vụ chiếm 42%, công nghiệp chiếm 42% và nông nghiệp giảm xuống còn 16% trong GRDP [38].

Quảng Nam cũng nhận đƣợc nhiều giải thƣởng về du lịch và môi trƣờng, tiêu biểu năm 2013, Tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler của Mỹ bình chọn Hội An là điểm du lịch yêu thích thứ hai ở Châu Á (sau thành phố Kyoto - Nhật Bản ), Tạp chí

Huffington Post (Mỹ) cũng giới thiê ̣u Hội An là 1 trong 7 điểm đến đặc sắc và thu hút khách du lịch nhất khi tới Việt Nam, Tổ chức Định cƣ con ngƣời Liên Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat) bình chọn Hội An là thành phố cảnh quan châu Á…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ hội an phát triển du lịch bền vững (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)