Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.4. Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An
- Mục tiêu của giải pháp: Trƣớc hết Hội An cần thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An bởi vì công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cho phát triển du lịch, nhằm đảm bảo tính tính bền vững và hiệu quả trong phát triển du lịch cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt.
- Cơ sở thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An: Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI, đến nay, hạ tầng đô thị tại Hội An đã đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng có nhiều chuyển biến; vai trò của 5 tiểu vùng kinh tế xã hội thể hiện khá rõ. Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc, cảnh quan, quản lý di tích đƣợc đặc biệt chú trọng thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chế cụ thể. Đồ án “Quy hoạch đầu tƣ tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025” đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và từng bƣớc triển khai thực hiện. Hiện nay, Hội An đã xác định các khu vực với đặc trƣng về môi trƣờng nhân tạo - tự nhiên - xã hội, tạo đƣợc mối quan hệ khăng khít, liên kết giữa các hệ sinh thái trong khu vực. Quy mô của thành phố Hội An thuộc loại trung bình với diện tích chỉ hơn 60km2, không kể vùng biển và khả năng dân số tối đa vào khoảng 150 nghìn đến 200 nghìn ngƣời. Không gian Hội An khá thoáng nhờ là một thành phố cửa sông - ven biển, diện tích nông thôn lớn hơn nội ô. Quy mô, cấu trúc không gian và mỹ quan đô thị của Hội An với những giá trị đặc biệt nếu đƣợc quy hoạch một cách chi tiết, hợp lý sẽ đƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của địa phƣơng.
- Về nội dung quy hoạch: Thành phố cần hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 theo định hƣớng “sinh thái -văn hoá - du lịch” - phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. Trong đó thành phố cần điều chỉnh phân vùng phát triển trong đó lấy khu phố cổ làm trung tâm của Khu đô thị gồm các phƣờng Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà. Khu vực này cần xây dựng quy hoạch chi tiết nhằm bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ƣu các giá trị của khu phố cổ, xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Bên cạnh đó trong quy hoạch cần khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An theo hồ sơ khoanh vùng của Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (gồm 3 vùng là: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng chỉ đƣợc xây dựng các công trình nhằm tôn tạo di tích và thắng cảnh rộng 25ha và vùng bảo vệ cảnh quan, diện tích khoảng 28ha). Từ đó đề xuất quy hoạch-kiến trúc cho các vùng ngoại vi ảnh hƣởng trực tiếp đến khu phố cổ (vùng đệm) nhằm giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An hiện tại và tƣơng lai.
- Quá trình triển khai: Nhằm triển khai tốt quy hoạch, nhanh chóng tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ trong phát triển du lịch bền vững tại Di sản phố cổ Hội An, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần phải quản lý chặt chẽ các dự án đầu tƣ phát triển du lịch và chỉ cho phép đầu tƣ khi đã có quy hoạch đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình quy hoạch tổng thể khu Di sản Phố cổ Hội An phải triển khai việc khảo sát, kiểm kê, nhận diện, đánh giá lại toàn bộ Di sản văn hóa, thiên nhiên ở Hội An, trên cơ sở đó đề xuất những dự án thành phần, kế hoạch quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi đầu tƣ phát triển du lịch. Đặc biệt, trong xu hƣớng hiện nay, Hội An cần quan tâm về mặt quy hoạch không gian phát triển, kiến trúc xây dựng đảm bảo phù hợp, không bị phá vỡ bởi tác động đô thị hóa; phát huy môi trƣờng sinh thái nhân văn để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao đời sống của ngƣời dân tại Khu phố cổ. Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố triển khai lập quy hoạch chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có và quy hoạch chi tiết các điểm, cụm dân cƣ, hạn chế tối đa việc giải tỏa, di dời nhiều hộ dân để đảm bảo tính bền vững của cảnh quan di sản phố cổ Hội An.
Đặc biệt chính quyền địa phƣơng và các cấp cần thành lập Ban quản lý thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Di sản thế giới phố cổ Hội An. Đồng thời
cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch du lịch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan nhƣ quản lý di sản, chuyên gia về văn hóa, kiến trúc… với Phòng ban Quản lý Phố cổ Hội An, với chính quyền và cộng đồng địa phƣơng.
3.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An
- Mục tiêu bảo tồn: Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp lực lớn mà chính quyền và nhân dân Hội An quan tâm. Do đó Hội An cần tăng cƣờng đầu tƣ mọi mặt cho công tác bảo tồn Di sản thế giới Hội An. Trong đó nhằm 2 mục tiêu: Bảo tồn di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững. Bảo tồn tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có. Đồng thời, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ.
- Về nội dung bảo tồn: Hội An không chỉ bảo tồn về kiến trúc, sản phẩm văn hóa vật thể mà cả các sản phẩm văn hóa phi vật thể, và phát triển cả những vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của di sản cũng nhƣ nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của ngƣời Hội An. Kết hợp bảo tồn tốt kiến trúc đô thị cổ; giữ gìn lối sống truyền thống; đáp ứng cuộc sống hiện tại và ngăn chặn biến dạng di tích trong phố cổ Hội An.
- Cách thức bảo tồn: Đối với di sản văn hóa vật thể cần bảo tồn trên cơ sở giữ nguyên hình thái kiến trúc, cấu trúc của phố cổ và các di tích; Bảo tồn có phát huy giá trị di sản trên cơ sở bảo đảm bảo tồn tính nguyên gốc của di tích; Tìm lại các tƣ liệu cổ xƣa về hoạt động buôn bán, giao dịch, thƣơng mại nhằm xây dựng lại hình ảnh phố xƣa qua đó đem lại cảm xúc và hình ảnh đích thực của thành phố Cảng thị ngày xƣa; Hạn chế thƣơng mại hoá phố cổ.
Đối với di sản văn hóa phi vật thể là tìm tòi, thống kê, lƣu trữ, tổ chức xuất bản, đƣa sản phẩm vào phục vụ sinh hoạt những giá trị văn hóa phi vật thể đặc trƣng của vùng đất Quảng Nam đƣợc thể hiện đặc thù tại Khu phố cổ Hội An. Đặc biệt, phải đảm bảo cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích thƣờng xuyên.
- Về thực tiễn bảo tồn: Theo KTS Võ Đăng Phong - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, mỗi di tích trong phố cổ là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, đƣợc tạo dựng bằng nhiều chủng loại vật liệu với kết cấu chịu lực chính
bằng gỗ, tƣờng xây gạch, mái lợp ngói âm dƣơng, nền lát gạch đất nung kết hợp với đá. Các chủng loại vật liệu truyền thống này có chất lƣợng và kích cỡ khác xa so với vật liệu bây giờ. Khảo sát tại các ngôi nhà cổ Hội An cho thấy, nhiều di tích đƣợc xây dựng bằng gạch vuông Bát Tràng kết hợp với gạch vồ - gạch đinh có kích thƣớc 280x140x50mm. Ngói âm dƣơng cỡ to, kích thƣớc 240x240mm với chiều dày khoảng 13-15mm. Riêng gỗ xây dựng nhà cổ đƣợc khai thác ở vùng núi Quảng Nam, tuổi thọ cao và thuộc gỗ nhóm II, thƣờng là kiền kiền, một số ít di tích có sử dụng gỗ lim, mít. Có một loại vật liệu hiện không còn sản xuất là bột vôi màu vàng đất và xanh dƣơng dùng để hòa vào bột vôi trắng, nƣớc cùng một ít keo chiết xuất từ da trâu nhằm hạn chế sự xuống màu của tƣờng xây. Đặc biệt, một số ngôi nhà còn sử dụng vữa kết dính để xây tƣờng bằng đất sét, sau đó, vữa vôi mịn trát bên ngoài tạo thẩm mỹ và bảo vệ đất sét bên trong. Vì vậy, để có kế hoạch lâu dài cho công tác tu bổ, chính quyền cần quan tâm đến nguồn vật liệu tu bổ, phải đáp ứng số lƣợng vật liệu ổn định, đặc biệt là gỗ kiền kiền và hỗ trợ giá mua vật liệu cho các chủ di tích. Kích thƣớc gạch, ngói cũng phải đảm bảo thông số kỹ thuật, yêu cầu chất lƣợng. Hội An cũng cần xin chủ trƣơng của tỉnh, Trung ƣơng nhằm tạo điều kiện có nguồn gỗ ổn định, đáp ứng nhu cầu tu bổ hằng năm. Thành phố cần tạo điều kiện cho các hộ sản xuất hoặc tổ chức những cơ sở quy mô để sản xuất gạch, ngói truyền thống và khuyến khích việc phục hồi lại các vật liệu truyền thống.
- Về chính sách bảo tồn: Thành phố Hội An cũng nhƣ tỉnh Quảng Nam nói chung cần xây dựng chính sach hỗ trợ, ƣu tiên cho các hoạt động bảo tồn Phát triển Di sản Thế giới Phố cổ Hội An, tạo điều kiện tốt nhất để giúp công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao, đảm bảo giữ gìn đƣợc giá trị của di sản trên cơ sở đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển du lịch bền vững cũng nhƣ đảm bảo nhu cầu, lợi ích của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.
Đồng thời, để giải quyết đƣợc các vấn đề về bảo tồn nguyên vẹn giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, nhất là phát huy ý thức tự giác của cộng đồng dân cƣ –những chủ nhân trực tiếp của di sản.
3.4.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư
- Mục tiêu giải pháp: Thành phố Hội An cần xây dựng nhiều chính sách, chiến lƣợc để huy động, tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho địa phƣơng trong việc bảo tồn di sản
Phố cổ Hội An để đảm bảo tạo và điều kiện cho công tác bảo tồn di sản cũng nhƣ phát triển du lịch.
- Nội dung giải pháp: Chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng phối hợp với các Bộ, ngành Trung ƣơng để tìm nguồn vốn đầu tƣ tôn tạo cho di sản Phố cổ Hội An. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, cần tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phƣơng hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa.
- Quá trình thực hiện: Để thu hút, kêu gọi đầu tƣ cho việc bảo tồn di sản cũng nhƣ phát triển du lịch, thành phố Hội An cần:
+ Tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng cần tranh thủ các nguồn kinh phí Trung ƣơng, các tổ chức quốc tế và nội lực của địa phƣơng để tập trung đầu tƣ một số công trình, thiết chế văn hóa trọng điểm; ƣu tiên nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng, trùng tu di sản văn hóa vật thể và phi vât thể đang có hiện tƣợng xuống cấp.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế đối với các dự án đầu tƣ để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng du lịch, các dự án kinh doanh du lịch cũng nhƣ đầu tƣ vào công tác bảo tồn các giá trị của Phố cổ Hội An.
+ Trong cân đối ngân sách hằng năm, thành phố cần bố trí kinh phí đầu tƣ tôn tạo, bảo tồn các di sản hạng mục, công trình theo thứ tự ƣu tiên. Cần phải có các bộ phận chuyên sâu trên lĩnh vực du lịch lập đinh hƣớng, xây dựng các chƣơng trình, đề án, nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đến thu hút đầu tƣ, trên cơ sở đó xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng đầu tƣ một cách hiệu quả.
+ Trong điều kiện nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn hẹp, thành phố cần lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, quỹ bảo tồn di sản để có điều kiện khai thác tốt các nguồn lực đầu tƣ, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch. Vì vậy, ngành chủ quản cần nghiên cứu các quy định, hƣớng dẫn của cấp trên về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tham mƣu cho địa phƣơng triển khai thực hiện.
+ Để triển khai nhanh và đồng bộ, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo rà soát, tập trung giải quyết vƣớng mắc ở từng đầu công việc; xác định trách nhiệm cụ thể đối với
từng cơ quan, đơn vị nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tƣ còn dang dở, cũng nhƣ để khắc phục tình trạng thiếu tập trung trong tổ chức thực hiện và đầu tƣ dàn trải, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tƣ cho hiệu quả.
3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương
- Mục tiêu của giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phƣơng: Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới Hội An trong phát triển du lịch bền vững cần nâng cao vai trò tổ chức và quản lý của chính quyền các cấp. Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lý di sản văn hóa là bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, trong đó có phát triển cộng đồng cƣ dân nơi có di sản, đặc biệt là góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững - một trong những mũi nhọn kinh tế của thành phố.
- Cơ sở thực hiện giải pháp: Chính quyền địa phƣơng tại Phố cổ Hội An là chính quyền đƣợc tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của ngƣời dân sinh sống trong khu phố Cổ. Tại đây cộng đồng dân cƣ Phố cổ Hội An sinh sống bao đời nay đã tạo ra những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, bên cạnh đó còn có các tài nguyên tự nhiên độc đáo. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên điểm tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ đối với khách du lịch trong nƣớc mà cả khách du lịch nƣớc ngoài. Chính quyền địa phƣơng chính là những ngƣời hiểu về thực trạng khu phố Cổ nhất, là những ngƣời gần dân nhất, hiểu dân nhất và phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Vì vậy vai trò quản lý của chính quyền địa phƣơng rất quan trọng. Thực tế từ nhiều năm nay, Hội An cũng là một trong những mẫu điển hình về vai trò của chính quyền địa phƣơng cơ sở trong việc