Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ hội an phát triển du lịch bền vững (Trang 33)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Du lịch hiện nay đƣợc biết đến không chỉ trên khía cạnh văn hóa –xã hội mà trên quan điểm về kinh tế, du lịch đã và đang giữ vai trò kết sức quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhiều nƣớc xem việc phát triển du lịch là một bƣớc đi đúng đắn, là quốc sách trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tƣ phát triển du lịch thì vấn đề quan tâm hiện nay là làm sao để có thể tận dụng tối đa và hiệu quả những tiềm năng có của các khu du lịch trên cơ sở đặt đƣợc sự cân bằng về mặt sinh thái và con ngƣời, đó chính là du lịch bền vững, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân địa phƣơng. Thuật ngữ “phát triển bền vững” (Sustainable Development) đƣợc hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Từ khi khái niệm “phát triển bền vững” đƣợc nêu ra đã đồng thời kéo theo sự ra đời của khái niệm “du lịch bền vững”. Năm 1993, tờ báo “Du lịch bền vững” (Journal of Sustainable Tourism) của Anh ra đời, đã đƣa công tác nghiên cứu ngành du lịch bƣớc vào một trang mới. Tháng 4 năm 1995, tổ chức UNESCO, tổ chức du lịch thế giới, chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc đã tiến hành Hội nghị du lịch bền vững thế giới tại Tây Ban Nha. Hội nghị đã thông qua “Hiến chƣơng phát triển du lịch bền vững” và “Kế hoạch hành động phát triển du lịch bền vững”. Hai văn kiện này đã trở thành hệ thống chuẩn tắc, cung cấp cho các nƣớc nội dung cụ thể trong việc phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, “phát triển bền vững” đã trở thành chiến lƣợc quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, dân số, tài nguyên, môi trƣờng giữa các quốc gia. Việc đƣa ra những chiến lƣợc này là vô cùng cấp thiết, nhất là trong tình hình thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, và nguồn tài nguyên cạn kiệt. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Quan điểm về phát triển bền vững ngành du lịch đƣợc công nhận về bản chất phải hài hòa với tự nhiên, xã hội, văn hóa và môi trƣờng sinh thái. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chóng mặt, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngành du lịch đã trở thành loại hình ngành nghề thu hút đƣợc nhiều lao động, đóng tỉ trọng cao trong GDP, có ảnh hƣởng lớn tới kinh tế, khiến

ngƣời ta phải suy nghĩ và thảo luận về phƣơng hƣớng phát triển ngành này. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, cụm từ “du lịch bền vững” đã và đang đƣợc nhắc đến rất nhiều. Bên cạnh việc mang đến cho con ngƣời một cuộc sống tốt hơn, “du lịch bền vững” còn cam kết sẽ giữ gìn và bảo tồn những tài nguyên sẵn có này đến thế hệ mai sau.

Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Một số công trình tiêu biểu về nghiên cứu du lịch bền vững trên thế giới nhƣ:

Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices” do

UNWTO thực hiện năm 2000. Ấn phẩm này chứa gần 50 trƣờng hợp nghiên cứu thu thập từ 31 quốc gia của UNWTO. Các trƣờng hợp đại diện cho một loạt về các chủ đề và nội dung liên qua, qua đó đƣa ra các yếu tố, đề xuất một số giải pháp giúp phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững.

Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” do UNEP và

UNWTO thực hiện nghiên cứu năm 2005. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, đặc biệt về khái niệm du lịch bền vững, những nguyên tắc, tiêu chí của phát triển du lịch bền vững và đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng phát triển du lịch một cách bền vững. Đây đƣợc xem nhƣ một tài liệu hữu ích, đƣa ra các giải pháp về phát triển du lịch bền vững cho các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch.

Bên cạnh đó tác phẩm “Du lịch và phát triển bền vững: Giám sát, lập kế hoạch,

quản lý” của Nelson, Butler và Wall với đóng góp lớn nhất cho việc nghiên cứu du lịch

bền vững là việc đƣa ra những chỉ số thích hợp để giám sát các hoạt động du lịch.

Ngoải ra, trong Chƣơng trình Nghị sự 21 Quốc gia về tài nguyên và phát triển:

Agenda 21 for the travel and tourism industry: Towards Environmentally Sustainable

Development” của WTTC, WTO and Earth Council năm 1995 đã đƣa ra các định hƣớng

về một Chƣơng trình nghị sự phát triển đất nƣớc: sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực nhằm duy trì các quá trình sinh thái quyết định sự sinh tồn và nâng cao toàn bộ chất lƣợng cuộc sống hiện tại cũng nhƣ tƣng lai. Đặc biệt trong Chƣơng trình Nghị sự 21, vấn đề phát triển bền vững du lịch gắn với bảo tồn đƣợc bàn đến rộng rãi hơn bao giờ hết. Trong đó xác định “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phƣơng trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các

thế hệ tƣơng lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ đƣợc thoả mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hoá, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm đƣợc quản lý trong sự hài hoà với môi trƣờng, cộng đồng và các nền văn hoá địa phƣơng để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch” [78].

Phát triển du lịch bền vững trong thực tế đã là một chủ trƣơng định hƣớng mang tính chiến lƣợc không phải chỉ ở nƣớc ta mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hóa chịu sự chi phối sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trƣờng nhƣng chất lƣợng của nó đƣợc quyết định không phải chỉ là những “giá trị” trao đổi bình thƣờng mà phải là những“giá trị“ văn hóa đích thực, cái tạo nên tính “đặc sản” độc đáo, lý thú (interest) cho các sản phẩm ấy đồng thời cũng là cái có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách các loại… Vì vậy, để thực sự có chất lƣợng và đủ khả năng phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao, không thể khác, sản phẩm du lịch phải khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài nguyên du lịch của đất nƣớc, của địa phƣơng, đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa… Do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch nên việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn, quản lý các di sản văn hóa có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. WTO đã từng đƣa ra định hƣớng phát triển du lịch bền vững đó là “Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng thông qua phát triển các hoạt động du lịch trong hiện tại không đƣợc mâu thuẫn đối với việc quản lý bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) cho phát triển du lịch trong tƣơng lai”. Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WITC) ƣớc tính du lịch mang lại khoảng 12% GNP toàn thế giới. Theo nhiều nghiên cứu dự đoán sự tiếp tục tăng trƣởng thì du lịch đang là một nhân tố ngày càng quan trọng trong việc hoạch định và quản lý các khu Di sản thế giới của UNESCO. Một nghiên cứu vào năm 1993 của UNESCO và Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho thấy phần lớn các nhà quản lý khu di sản thiên nhiên coi du lịch là một vấn đề then chốt. Do đó nghiên cứu phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới.

Trƣớc hết phải kể đến các Công ƣớc, Hiến chƣơng về di sản văn hoá của UNESCO và ICOMOS nhƣ: ICOMOS (1931): The Athens Charter for the Restoration of Historic Monuments; ICOMOS (1965): Venice Charter for the Conservation and Restoration of Monuments and Sites; ICOMOS (1979): The Burra Charter for Places of Cultural Significance; UNESCO (2005): Cultural Heritage Specialist Guide Training and Certification Programme for UNESCO World Heritage Sites. Đặc biệt năm 2002 đã đƣợc Liên hợp quốc tuyên bố là “Năm Di sản Văn hóa”. Sau đó vào tháng 5, Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về Du lịch sinh thái lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại thành phố Quebec với tuyên bố về phát triển Du lịch sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững đƣợc đƣa ra tại hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg tổ chức sau đó. Tới tháng 11, “Di sản, Du lịch và Phát triển” là một trong những chủ đề chính của Hội nghị Quốc tế ở Venice vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ƣớc Di sản thế giới. Một số công trình về phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển các di sản văn hoá nhƣ:

Quản lý du lịch tại các khu Di sản thế giới”, Tài liệu hƣớng dẫn thực tiễn cho các

nhà quản lý khu Di sản thế giới của tác giả Arthur Pedersen, doTrung tâm Di sản Thế giới UNESCO xuất bản năm 2002. Tài liệu đã khái quát về các Công ƣớc về di sản thế giới, trình bày về các vấn đề đang đặt ra với phát triển du lịch cả về những cơ hội, tiềm năng và những thách thức, khó khăn, vạch ra các chiến lƣợc, định hƣớng phát triển du lịch, năng lực thực hiện các mục tiêu đề ra, đặc biệt tài liệu nghiên cứu sâu vào các khu Quản lý di sản, nêu ra thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại các khi di sản văn hoá.

Hội thảo “Du lịch và phong cảnh văn hóa: Hướng tới một cách tiếp cận bền vững.

Kinh nghiệm trao đổi ngôn ngữ tiếng Anh” của UNESCO UNITWIN do Đại học

Budapest Metropolitan Khoa học Ứng dụng và Quỹ Xã hội Thông tin (Viện Nghiên cứu INFOTA) phối hợp tổ chức từ ngày 12 – 16/6/2016. Hội thảo với nhiều nghiên cứu đã đƣợc trình bày, trong đó bao gồm một số nội dung chính nhƣ: Di sản thế giới và các thay đổi liên quan hệ giữa hữu hình và vô hình; Cảnh quan và phƣơng pháp tiếp cận xã hội, kinh tế, văn hóa và sinh thái của nó; Các loại phong cảnh (thiết kế, phát triển và hữu cơ kết hợp cảnh quan văn hóa) và tính bền vững và vai trò trong ngành du lịch; Kế hoạch và cảnh quan quản lý bao gồm cả dịch vụ hệ sinh thái văn hóa; Hạnh phúc của cá nhân và xã

hội trong mối quan hệ với du lịch văn hóa; Công nghệ tiên tiến đƣợc áp dụng trong đi du lịch; Vai trò của văn hóa phong cảnh trong du lịch; Nâng cao nhận thức, đào tạo và giáo dục, công cụ mới, phƣơng pháp, đánh giá chất lƣợng và mục tiêu của di sản, các chính sách và chƣơng trình quốc tế; cảnh quan xuyên biên giới; tƣơng lai của cảnh quan... [74].

Cultural Heritage and Tourism Development (English version)” của WTO năm

2001. Nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ của du lịch, vai trò, những đóng góp của phát triển du lịch đối với các quốc gia cũng nhƣ các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch. Đặc biệt nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng, thiết yếu của di sản văn hoá đối với phát triển du lịch, và đƣa ra các định hƣớng, giải pháp để gắn phát triển du lịch với sử dụng hiệu quả bền vững các di sản văn hoá.

Cultural Heritage Tourism” do Partners for Livable Communities phát hành năm

2014. Nghiên cứu đã đƣa ra khung cơ sơ lý thuyết về phát triển du lịch và di sản văn hoá, trình bày những kinh nghiệm phát triển du lịch di sản văn hoá từ mô hình mẫu của Mỹ, từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng, giải pháp để phát triển du lịch di sản văn hoá.

Riêng về di sản văn hoá phố cổ Hội An phải kể đến nghiên cứu “Hoi An World

Heritage Site, Viet Nam” của UNESCO Bangkok, UNESCO Ha Noi năm 2008. Bộ ấn

phẩm Cẩm nang bảo tồn dành cho chủ di tích tại các khu di sản của UNESCO đã đƣợc Văn phòng Tƣ vấn về Văn hóa của UNESCO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng khái niệm hóa từ kết quả của các thành viên của chƣơng trình dự án LEAP (1996-2000); Nuttaphol; Suki Keen và Elizabeth Cardosa do Chính phủ Na Uy tài trợ, đƣợc các cơ quan quản lý di sản địa phƣơng và các chuyên gia quốc tế phối hợp dƣới sự chỉ đạo biên tập của ông Richard Engelhardt (Cố vấn Văn hóa Văn phòng UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng) thực hiện thông qua sự điều phối của nhà biên tập Montira Horayangura Unakul (UNESCO Băng cốc). Mục đích của các cẩm nang là nâng cao năng lực trong việc bảo tồn di sản bằng cách đào tạo các chủ di tích bảo quản di tích của chính họ bằng các giải pháp bảo tồn thích hợp. Số thứ ba trong bộ ấn phẩm này tập trung vào khu di sản thế giới đô thị cổ Hội An, Việt Nam, một điển hình bảo tồn về cảng thị trong khu vực Đông Nam Á có niên đại vào thế kỷ 15.

Qua đó có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về lý luận, có sự tiếp cận của các thành tựu về lý luận lẫn thực tiển nghiên cứu phát triển du lịch bền

vững. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chƣa có nhiều nội dung sáng tạo dựa trên đặc thù du lịch văn hoá của Việt Nam; cũng nhƣ chƣa đi sâu khai thác các giá trị du lịch của các đia phƣơng cụ thể, đặc biệt số lƣợng nghiên cứu về nội dung phát triển du lịch văn hoá còn ít.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch bền vững cũng đã trở thành vấn đề đáng quan tâm, và hơn thế trở thành mục tiêu, định hƣớng trong phát triển du lịch của Việt Nam. Do đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhƣ:

Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Viện

Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thực hiện, do TS. Phạm Trung Lƣơng chủ nhiệm đề tài, năm 2002. Đây đƣợc coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về vấn đề phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề phát triển bền vững, mối quan hệ giữa phát triển bền vững với các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội

Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng hoảng tài chính công và suy

thoái kinh tế ở châu Âu hiện nay” của tác giả Dƣơng Văn Sáu. Nghiên cứu đi vào chi tiết

vấn đề phát triển bền vững đặt trong tình hình cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đag lan rộng ở các nƣớc châu Âu. Qua đó chỉ ra đƣợc những thách thức, khó khăn, những mặt tiêu cực của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp để có thể đƣa du lịch ngày càng phát triển bền vững hơn trong bối cảnh nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.

Du lịch và phát triển bền vững (Tourism and Sustainable Development)” của tác

giả Antonio Machado, trong Dự án: “Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam” do VNAT và FUNDESO tổ chức năm 2003. Nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững, thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần khắc phục để hƣớng du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ hội an phát triển du lịch bền vững (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)