Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Hội An dƣới góc độ bền vững
3.2.3.1. Doanh thu du lịch
Du lịch Hội An tiếp tục khẳng định thế mạnh của một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện; nhiều sản phẩm du lịch mới có tính bền vững đƣợc triển khai và đã đƣợc du khách mọi nơi đón nhận. Với sức hấp dẫn riêng của mình, Phố cổ Hội An nói riêng và Hội An nói chung đã thu hút đƣợc rất đông đảo khách du lịch đến thăm quan, và mang lại một nguồn doanh thu lớn cho địa phƣơng.
Nếu tổng doanh thu du lịch của Hội An 5 năm (2006-2010) đạt gần 2,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt gần 77,6% thì chỉ riêng năm 2011 đã đạt hơn 1,9 tỷ đồng, tăng gần 38,5% so với năm 2010. Tổng doanh thu du lịch ƣớc đạt 1.800 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ƣớc đạt 4.230 tỷ đồng [22].
Riêng đối với khu Phố cổ Hội An, việc bán vé tham quan phố cổ đƣợc Hội An chính thức thực hiện từ tháng 10/1995 và chỉ trong năm đầu tiên đã bán đƣợc hơn 105 ngàn vé, thu gần 3 tỷ đồng. Đó không chỉ là con số rất ý nghĩa trong việc “lấy di tích nuôi di tích” mà còn góp phần quản lý đƣợc nguồn thu, đồng thời kiểm soát đƣợc số lƣợng khách tham quan, hạn chế tiêu cực xảy ra tại điểm di tích. Từ đó đến nay đã có 8 triệu lƣợt khách mua vé tham quan phố cổ. Trong năm 2013, nguồn thu từ vé tham quan khu phố cổ Hội An đạt 76,47 tỉ đồng, tăng 55,07% so với năm 2012 và tăng 86,51% so với
năm 2011. Riêng năm 2015, số vé bán ra đạt gần 1 triệu 171 ngàn vé, doanh thu hơn 126 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách thành phố 80 tỷ đồng [24].
3.2.3.2. Lượng khách du lịch
Phố cổ Hội An nằm gần biển có lợi thế lớn cho cả du lịch và kinh doanh cơ sở lƣu trú, vì theo thống kê Khoảng 70% du khách quốc tế và 60% khách nội địa chọn các khu nghỉ dƣỡng ven biển. Theo đó lƣợng du khách đến Hội An ngày một tăng nhanh. Trong năm 1999 chỉ có 160 ngàn lƣợt khách tham quan thì đến năm 2011, lƣợng du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng ở Hội An đã đạt mốc 1.520.000 lƣợt, bình quân ngày khách lƣu trú cũng tăng từ 2,5 lên 3,5 ngày [35]. Năm 2013, số lƣợng khách tới tham quan, du lịch tại Khu Phố cổ Hội An là 1,5 triệu lƣợt khách (trong đó có 638.114 khách mua vé tham quan). Năm 2014 Khu Phố cổ Hội An đón 1,5 triệu lƣợt khách. Theo số liệu thống kê của Phòng Thƣơng mại - Du lịch thành phố Hội An, năm 2015, thành phố đón hơn 2 triệu lƣợt khách, trong đó, trên 876.000 lƣợt khách có lƣu trú, trong đó khách quốc tế 710.000 lƣợt, khách Việt Nam hơn 166.000 lƣợt. Năm 2016 dự kiến sẽ có 2,2 triệu lƣợt khách du lịch và 911.000 lƣợt khách đến lƣu trú [36].
Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong những năm qua là đã xây dựng và phát triển đƣợc uy tín thƣơng hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện. Gần 16 năm thực hiện, Ðêm phố cổ (từ tháng 8-1998) đã tổ chức đƣợc 212 lần; thu hút đƣợc trên 150 ngàn lƣợt khách, đặc biệt, cứ mỗi lần tổ chức, theo thống kê của phòng Thƣơng mại - Du lịch TP Hội An, lƣợng khách lƣu trú tăng đột biến, bình quân 262,69% so với các ngày trong tháng [15]. Hiệu ứng mạnh nhất và đánh giá của du khách đó là sự khác biệt trên nền tảng một sản phẩm du lịch văn hóa rất đặc trƣng. Thực tế, khảo sát khách du lịch đến Hội An thì có 26.25% du khách đến lần đầu, 58.75% du khách đến lần 2, và 12% du khách đến hơn hai lần. Trong đó đa số du khách đi theo nhóm từ 2-5 ngƣời (38.75%), 6- 10 ngƣời (27.5%), 11-19 ngƣời (22.5%), và trên 19 ngƣời (11.25%).
Qua khảo sát cho thấy Phố cổ Hội An là một điểm du lịch hấp dân, với những giá trị độc đáo của mình, Phố cổ Hội An đã thu hút đƣợc du khách từ mọi miền đất nƣớc đến thăm quan, và không chỉ một lần mà còn nhiều lần trở lại với Phố cổ Hội An.
3.2.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương
Trong các năm qua, thành phố Hội An đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa thế giới Hội An. Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng phát triển kinh tế, cũng nhƣ làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân Hội An đƣợc thay đổi, nâng cao rõ rệt. Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững đó là: Các tiêu chí về kinh tế, Tiêu chí về tài nguyên môi trƣờng; Tiêu chí về xã hội:
- Tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An đã mang lại những đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phƣơng. Có thể nói nhờ mạng lƣới du lịch ngày càng phát triển, lƣợng khách đến tham quan ngày càng tăng, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, tỷ trọng du lịch-dịch vụ chiếm 42%, công nghiệp chiếm 42% và nông nghiệp giảm xuống còn 16% trong GRDP [30]. Ở Hội An hiện nay, ngƣời dân địa phƣơng đều biết tham gia làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thƣơng mại, đƣa hoạt động du lịch ở Hội An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống kinh tế của ngƣời Hội An đƣợc phát triển và đi theo là mức hƣởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần, phúc lợi xã hội của cả cộng đồng đƣợc thay đổi, nâng cao vƣợt bậc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 417 USD năm 2000 đã tăng lên hơn 1.500 USD/ngƣời/năm [50].
Khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về những lợi ích của việc phát triển du lịch tại khu Phố cổ Hội An đối với gia đình họ thì kết quả cho thấy việc phát triển du lịch tại Phố cổ không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho địa phƣơng mà còn tạo ra công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cho các gia đình, qua đó giúp các gia đình nâng cao đời sống kinh tế vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần của mình.
Bảng 3.6. Đánh giá của ngƣời dân về lợi ích của phát triển du lịch tại Khu phố cổ Hội An đối với gia đình
Lợi ích Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Tạo công ăn việc làm 72/80 90.0
Mang lại nguồn thu nhập 72/80 90.0
Nâng cao đời sống văn hóa 58/80 72.5
- Tiêu chí về môi trƣờng: Về tác động đến cảnh quan môi trƣờng thì qua khảo sát ngƣời dân (Bảng 3.7) cho thấy đa số ngƣời dân (41.25%) cho rằng du lịch làm cho môi trƣờng bƣớc đầu đƣợc quan tâm bảo vệ; 22.5% cho rằng làm cho môi trƣờng tốt hơn, tuy nhiên cũng có đến 36.25% cho rằng các hoạt động du lịch đang làm cho môi trƣờng bị xuống cấp. Bên cạnh đó qua việc phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An, nhờ các nguồn đầu tƣ về bảo tồn, tôn tạo di tích, di sản văn hóa, các đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để phục vụ cho các hoạt động du lịch của Hội An đã góp phần làm cho bộ mặt đô thị Hội An ngày càng khang trang: xanh, sạch, đẹp theo đúng định hƣớng về xây dựng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch [50].
- Tiêu chí về đóng góp cho phát triển văn hóa, xã hội:
Bảng 3.7. Đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng về ảnh hƣởng của phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An đến văn hóa - xã hội - môi trƣờng của địa phƣơng
STT Ảnh hƣởng Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
1 Đến phát triển văn hóa
Góp phần bảo tồn, phát huy rất tốt văn hóa của di sản 32 40.0 Có đóng góp phần nào vào bảo tồn và phát huy văn hóa 45 56.25
Không có tác động gì 0 0.0
Làm suy thoái truyền thống văn hóa 3 3.75
Ý kiến khác 0 0.0
2. Đến cảnh quan - môi trƣờng
Làm môi trƣờng tốt hơn 18 22.5
Môi trƣờng bƣớc đầu đƣợc quan tâm bảo vệ 33 41.25
Làm môi trƣờng bị xuống cấp 29 36.25 Chƣa có tác động gì 0 0.0 3. Đến an ninh trật tự Rất tốt 0 0.0 Tƣơng đối tốt 18 22.5 Tốt 23 28.75 Bình thƣờng 20 25.0 Không tốt 19 23.75
Khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về ảnh hƣởng của phát triển du lịch đến tình hình văn hóa - xã hội của địa phƣơng thì thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 3.10. Về tác động đến văn hóa, đa số ngƣời dân cho rằng phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An đã góp vào công tác bảo tồn, phát huy văn hóa của địa phƣơng (96.25%); chỉ có một số ít (3.75) cho rằng hoạt
động du lịch làm suy thoái truyền thống văn hóa của địa phƣơng. Về ảnh hƣởng đến an ninh, trật tự thì có 51.25% cho rằng du lịch có ảnh hƣởng tốt và tƣơng đối tốt, 24% cho rằng bình thƣờng và có đến 23.75% ngƣời dân cho rằng du lịch ảnh hƣởng không tốt đến tình hình an ninh trật tự của địa phƣơng.
Còn đối với công tác bảo tồn di sản thì đa số ngƣời dân (78.75%) cho rằng các hoạt động phát triển du lịch có đóng góp hoặc góp phần bảo tồn rất tốt các giá trị của di sản thế giới, tuy nhiên cũng có đến 21.25% cho rằng hoạt động du lịch ảnh hƣởng xấu đến việc bảo tồn các giá trị của di sản Hội An.
Bảng 3.8. Đánh giá của ngƣời dân về ảnh hƣởng của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An
Ảnh hƣởng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Góp phần bảo tồn rất tốt các giá trị của di sản
thế giới 26 32.5
Có đóng góp trong việc bảo tồn các giá trị của
di sản thế giới 37 46.25
Không ảnh hƣởng gì mấy 0 0.0
Ảnh hƣởng xấu đến việc bảo tồn các giá trị của
di sản thế giới 17 21.25
Tổng 80 100.0
Có thể thấy rằng bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực thì các hoạt động du lịch cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác bảo tồn di sản cũng nhƣ đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng. Khi du lịch ngày càng phát triển, kéo theo đó vì lợi ích kinh tế nhiều ngƣời kinh doanh du lịch đã chạy theo lợi ích mà sẵn sàng vi phạm các quy định đã đề ra. Tại Hội An vẫn còn xảy ra tình trạng “chặt chém”, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ không tƣơng xứng với giá bán cho du khách. Bên cạnh đó môi trƣờng du lịch vẫn còn tồn tại các vấn đề an ninh trật tự xã hội, tình trạng bán hàng rong, ăn xin trá hình xảy ra tại một số điểm tập trung đông khách du lịch, các sơ sở, hàng quán kinh doanh đã lấn chiếm vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, trƣng bày hàng hóa lộn xộn, xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trƣờng, ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn di sản. Đồng thời các hoạt động lữ hành chui, trái phép của một số doanh nghiệp, cá nhân nƣớc ngoài vẫn còn xảy ra gây nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đây là những hạn chế mà Hội An cần kịp thời khắc
phục để có thể xây dựng theo đúng định hƣớng đề ra về một Hội An hấp dẫn, thân thiện và an toàn.
Qua đó có thể thấy rằng tuy vẫn còn hạn chế, bất cập, nhƣng đánh giá một cách tổng quan thì các hoạt động bảo tồn cũng nhƣ thúc đẩy hoạt động du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An đã có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng. Tại nhiều cuộc hội thảo trong nƣớc và quốc tế các nhà khoa học đều thống nhất nhận xét: “Hội An đã trở thành một trong những trƣờng hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng cao chất lƣợng của cuộc sống ngƣời dân bằng định hƣớng phát triển du lịch. Lý do của thành công này là ở chỗ Hội An có một hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch”. Hay, Ông Richard Engelhardt - nguyên cố vấn văn hóa Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng nhận định: “Thời kỳ phục hƣng của Hội An có thể đƣợc coi là sự thành công trong công tác bảo tồn di sản địa phƣơng, trong việc sử dụng truyền thống văn hóa, kỹ năng và những sản phẩm địa phƣơng nhƣ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Hôm nay UNESCO chúc mừng những ngƣời dân Hội An - và tất cả những ngƣời đã ủng hộ họ về tầm nhìn đã mang quá khứ vào tƣơng lai, và về cam kết những tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất của công tác bảo tồn di sản. Kết quả này là cả sự tuyệt vời và mẫu mực và chắc chắn rằng Di sản văn hóa và cộng đồng dân cƣ của phố cổ xinh đẹp này sẽ không bao giờ mất đi...” [50].
3.3. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của Hội An
Khảo sát đánh giá ngƣời dân địa phƣơng về công tác bảo tồn di sản thế giới Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững thì có 10% thấy rất hài lòng, 23.75% thấy hài lòng, đa số 50% ngƣời dân thấy bình thƣờng, và có 16.25% thấy chƣa hài lòng. Đối với khách du lịch khi đƣợc khảo sát thì có 32.5% du khách thấy rất hài lòng với chuyến đi du lịch tại Phố cổ Hội An, 41.25% thấy hài lòng, 23.75% thấy bình thƣờng và có 2.5% thấy không hài lòng. Thực tế hoạt động du lịch tại phố cổ Hội An vẫn còn nhiều hạn chế do đó chƣa thể đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của khách du lịch. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn cũng nhƣ phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An đó là:
Thứ nhất là công tác quy hoạch phát triển du lịch tại Hội An chƣa thực sự đƣợc quan tâm và phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch bền vững. Thực tế công tác quy hoạch đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện, tuy nhiên bản quy hoạch vẫn chƣa đủ tầm cho sự phát triển của một Khu di sản văn hóa - một “bảo tàng sống”.
Hình 3 1. Sơ đồ không gian Phố cổ Hội An
(Nguồn:https://danatravel.vn/thong-tin-du-lich/so-do-tong-the-tham-quan-pho-co-
hoi-an.html)
Hội An là vùng đất có tính đặc thù, từ điều kiện tự nhiên, địa lý đến lịch sử phát triển, do đó địa phƣơng không thể áp dụng theo theo cách làm của các địa phƣơng khác. Đặc biệt địa phƣơng chƣa đƣa ra đƣợc một bản kế hoạch, quy hoạch lâu dài cho phát triển du lịch tại Di sản Phố cổ Hội An. Một số nội dung trong quy hoạch có thể chỉ phù hợp ở thời điểm hiện tại, nhƣng 20, 30 năm sau sẽ không còn phù hợp. Quy hoạch tổng thể của Hội An nếu không nhìn xa từ 50 năm trở lên sẽ không kiểm soát đƣợc sự phát triển, nhất là tốc độ phát triển nhƣ hiện tại. Ngoài ra quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 chậm đƣợc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện; Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc xây dựng của thành phố nảy sinh một số bất cập nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Thêm vào đó, nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân và quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai là công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An
vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay tình trạng khu phố Cổ Hội An đã có nhiều biến động xấu, nhiều khu di tích đã xuống cấp hoặc có nguy cơ bị xuống cấp nghiêm trọng.