Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.4. Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du
3.4.7. Giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng
- Mục tiêu giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần đƣợc sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Hơn thế nữa, cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trƣờng hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực đóng vai trò quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Vì vậy chính quyền địa phƣơng cần gắn kết công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững với cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân bản địa là một trong những định hƣớng phát triển du lịch quan trọng hiện nay
- Nội dung giải pháp triển du lịch gắn với cộng đồng: Một sản phẩm đã trở thành của nhân dân thì ngƣời dân sẽ giữ gìn và phát huy.Tính cộng đồng, đó là điều quyết định thành công của Hội An.Thí dụ, các lễ hội dân gian và các sản phẩm mới nhƣ Ðêm phố cổ, Phố đi bộ, Phố đêm... nếu thiếu sự hƣởng ứng của ngƣời dân thì chắc chắn là không thể thành công, không thể tồn tại và phát triển lâu bền nhƣ vậy. Vì vậy một trong những biện pháp đƣợc cho là hiệu quả nhất và có tính bền vững chính là phát huy vai trò của cộng đồng đối với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Thành phố Hội An cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên địa bàn theo phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình bảo tồn Di sản cũng nhƣ phát triển du lịch, từng bƣớc nâng cao năng lực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch của địa phƣơng.
- Quá trình triển khai: Để triển khai hiệu quả công tác pháp triển du lịch gắn với cộng đồng, chính quyền địa phƣơng cần thực hiện đồng bộ các hoạt động sau:
+ Chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An nơi mà cuộc sống của ngƣời dân gắn liền. Bởi chính ngƣời dân tại Phố cổ mới là
ngƣời có những hiểu biết phong phú và cụ thể về mảnh đất mà họ gắn bó và để ngƣời dân có đƣợc sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch, đồng thời góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào cuộc sống.
+ Để phát huy vai trò của cộng đồng, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của ngƣời dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn, phải đặt lợi ích mà cộng đồng nhận đƣợc từ việc phát huy giá trị di sản đƣợc bảo tồn thông qua phát triển du lịch. Chính quyền thành phố cần tiếp tục ƣu tiên phát triển du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao hơn nữa lợi ích và trách nhiệm của ngƣời dân, xem đây là yếu tố hàng đầu, quyết định tính bền vững của du lịch Hội An. Trƣớc hết chính quyền cần phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phƣơng để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trƣờng, du lịch của Phố cổ Hội An. Đồng thời, cần xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch nhƣ hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
+ Trong xu thế phát triển hiện tại cần thiết phải tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền bởi một khi thông tin đầy đủ đến ngƣời dân là cách tốt nhất định hƣớng và tạo sự đồng thuận xã hội cao. vậy làm cho ngƣời dân hiểu rằng, bảo vệ các giá trị vật thể là do con ngƣời bảo vệ, còn bảo vệ giá trị phi vật thể chính là bảo vệ con ngƣời. Mỗi ngƣời dân và cộng đồng tự giác hiểu, mỗi hành động dù nhỏ mà tổn hại đến di sản đều không nên làm, mỗi hành động dù nhỏ mà phát huy đƣợc giá trị di sản cần phải đƣợc tôn vinh kịp thời. Ngƣời dân cũng cần hiểu, khách đến Hội An là khách của mình chứ không phải là khách của các hãng lữ hành.
+ Đối tƣợng tuyên truyền cần quan tâm không chỉ với ngƣời dân trong Khu phố cổ mà cần lƣu ý hơn đến chủ cơ sở kinh doanh, ngƣời trực tiếp bán hàng và đặc biệt là những ngƣời vừa nhập cƣ đến kinh doanh buôn bán để mọi ngƣời hiểu rằng với Hội An không phải kinh doanh làm giàu bằng mọi giá mà quan trọng hơn là uy tín, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Cả cộng đồng nhân dân và du khách cùng có ý thức và trách nhiệm tham
gia bảo vệ di tích và cảnh quan phố cổ, tổ chức sắp xếp kinh doanh, xây dựng đô thị, sinh hoạt văn hóa.
+ Chính quyền TP.Hội An cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp của các doanh nghiệp để tạo nên sức mạnh trong thế cạnh tranh ngày càng gay gắt với các điểm du lịch khác, đồng thời huy động sự tham gia đóng góp vào việc khai thác, phát huy du lịch một cách bền vững, bảo tồn các giá trị độc đáo của Di sản Hội An.