MỘT SỐ SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG CẢNH DƯƠNG
2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng
Thờ cúng Cá Ơng là tín ngưỡng phổ biến ở các vùng ven biển nước ta, hầu hết các làng chài đều có lăng miếu thờ cúng Cá Ơng. Theo "các thư tịch cổ như Thối thực kí văn, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thống chí... đều miêu tả Cá Ơng tính tình hiền lành hay cứu người, là vật hiển linh, thường chỉ xuất hiện ở bờ biển phía Nam, từ sơng Gianh vào đến Hà Tiên" [28, 67]. Ở nước ta hiện nay tục thờ Cá Ơng chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hố vào đến Kiên Giang, ở miền Bắc "do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, chun đánh bắt cá voi nên khơng có tục thờ này" *28, 69+ hay như GS Ngô Đức Thịnh nhận định: "Từ Đèo Ngang trở ra phía Bắc tục thờ Cá ông mờ nhạt hơn, nay chỉ còn thấy dấu vết trong một số phong tục, di cốt của cá ơng ít được bảo quản trong các nơi thờ cúng". Phải chăng điều này xuất phát từ quan niệm "Tại Nam vi thần, tại Bắc ngư vi" (Tại Nam là thần, tại Bắc là cá)? Tuy nhiên ở ven biển Quảng Ninh cũng có tục thờ cá voi trong
những miếu nhỏ ở những nơi cá voi vào bờ hoặc cá voi chết, song khơng có lăng thờ [28, 571].
Làng Cảnh Dương nói riêng và các làng ven biển Quảng Bình nói chung đều có tục thờ cá voi, đặc biệt hiện nay hầu hết các làng đều có lăng miếu thờ Cá Ơng và cịn duy trì các nghi lễ, lễ hội thờ cúng rất chặt chẽ. Khơng chỉ riêng Quảng Bình mà các vùng ven biển miền Trung và Nam Bộ tục thờ này được ngư dân rất coi trọng, thậm chí cịn tin vào sự linh thiêng của cá voi hơn cả Thành Hoàng Bổn Thổ là Đại Càn Tứ Vị Thánh Nương như tác giả Nguyễn Tú nhận định: "Người miền biển lại tin tưởng và sùng bái gần như một tín ngưỡng, ấy là việc họ thờ Thần Cá Voi! Họ coi Cá Voi là bậc thần có quyền hu gió, hu mưa, hu sóng, đầy đủ quyền lực làm trời yên biển lặng, có tài cứu sống hoặc dìm chết con người trên biển, có thể ban phúc, ban đức hoặc trừng phạt mọi người tuz mức độ người đó xấu, tốt... Hơn Đại Càn Cơng Chúa Tứ Vị Thánh Nương nhiều..." [68, 576].
Sở dĩ ngư dân Cảnh Dương rất tin tưởng vào sự linh thiêng của cá Voi vì họ coi cá Voi là vị thần cứu giúp họ trong những lúc khó khăn, sóng gió ở biển khơi, sự thật trong làng vẫn lưu truyền về những câu chuyện và những người được cá Voi cứu sống. Ngồi ra họ cịn tin rằng cá Voi không những che chở họ khi gặp những cơn bão ở biển khơi mà cịn có thể ban phúc, giúp cho ngư dân có được những mùa màng bội thu, cuộc sống an lành và bình n. Chính vì thế họ gọi cá Voi bằng những danh xưng tơn kính. Loại cá đực to gọi là Đức Ông, cá cái gọi là Đức Bà, con nhỏ gọi là cá Cô, cá Cậu.
Hiện nay trong làng vẫn lưu truyền những huyền thoại liên quan đến sự tích của cá Voi. Đối với người dân trong làng cá Voi là hiện thân của mảnh áo cà sa được xé ra từ chiếc áo của Phật Bà Quan Âm, thể hiện lòng
thương người, cứu nhân độ thế của Đức Phật. Để thực hiện trọng trách cứu người khi gặp hoạn nạn giữa biển khơi, Cá Voi được mang trong mình bộ xương to lớn, vững chãi của lồi voi đồng thời có nghệ thuật "thu đường" để nhanh chóng đến với người gặp nạn. Chính vì thế những ngư dân khi không may bị nạn ngồi giữa mn trùng sóng gió, khi cái chết đã đến cận kề thì sự xuất hiện của Cá Voi như phép màu nhiệm của đất trời, của thần linh, của niềm tin. Chính điều này càng làm cho tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng trở thành yếu tố văn hoá biển in sâu vào tâm thức của các ngư dân, rất đậm nét và sâu sắc.
Đối với người dân Cảnh Dương, những câu chuyện dù đã xảy ra hàng trăm năm nhưng vẫn đi vào lòng người như một huyền thoại, thấm sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân nơi đây. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, niềm tin vào sự linh thiêng, linh nghiệm của Cá Voi cứ như thế trở thành sợi dây vơ hình gắn kết con người với thế giới tâm linh huyền ảo, ở đó họ tìm thấy sự che chở, sự bình yên và hơn thế là nơi họ gửi gắm những khát vọng, những ước mơ về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc.
Cho đến nay, làng vẫn còn nhớ sự kiện Cá Ông và Cá Bà dạt vào bờ, đây được xem là những mốc thời gian đánh dấu những khoảnh khắc đáng nhớ trong quá trình hình thành và phát triển của làng. Tuy nhiên vấn đề xác định thời điểm Cá Ông hay Cá Bà vào trước vẫn cịn nhiều { kiến khác nhau. Có người cho rằng Cá Bà vào trước, có { kiến lại cho rằng Cá Ông vào trước. Tuy nhiên căn cứ tư liệu mà chúng tơi tìm thấy ở cuốn Gia phả Tây Trung họ Trương hay còn gọi là Trương Trung Tây Gia phả thì vào năm 1809 (tức năm Kỷ Tỵ - đời Gia Long thứ 9) có một con Cá Voi cái nặng hơn trăm tấn trôi vào bờ biển Cảnh Dương, dân làng đã tổ chức tế lễ và xây lăng thờ cúng. Hiện nay bộ xương của Cá Bà hiện nay vẫn còn được lưu giữ tại Ngư Linh Miếu.
Vào năm 1908, một con cá Voi đực nặng hơn hàng trăm tấn trôi dạt vào bờ biển của làng, trong bài "Diễn ca lưu sử làng ta" có đoạn:
Năm Mậu Thân, Đức Ơng vơ Thành tâm phụng sự ngài cho dân tình
Dân làng xem đó là một điều kz diệu chưa bao giờ xảy ra, họ xem việc Cá Ông dạt vào là điềm báo may mắn và linh nghiệm đối với làng chài bé nhỏ này và đã tổ chức lễ tế rất long trọng. Dân làng lại một lần nữa cảm nhận được sự linh thiêng của đất trời, biển cả. Việc Cá Bà và Cá Ơng trơi dạt vào bờ là một sự kiện không chỉ là hiếm hoi đối với Cảnh Dương mà đối với các vùng ven biển nước ta.
Theo lời kể của các cụ già việc chôn cất cá Ông gắn liền với huyền thoại cô Trúc nhập đồng hướng dẫn nhân dân cách đưa cá lên bờ và cách chùi rửa bới đất, chặt cây dương liễu làm giàn, cách lấp đất. Cô Trúc đã giúp đỡ bà con trong những chuyến ra khơi vào lộng, cô chỉ bảo cho ngư dân nơi có nhiều cá để đánh bắt, cơ cịn giúp nhân dân chữa bệnh bằng cách viết đơn thuốc rồi đốt hoà với đầu cá uống vào sẽ lành bệnh... Cô Trúc như hiện thân của thế giới hư ảo mà ở đó dân làng ln tìm được sự giúp đỡ, chỉ bảo và che chở lúc gặp khó khăn. Từ đó trong tâm linh của ngư dân Cảnh Dương ln hướng đến Cá Ơng với lịng biết ơn và tơn kính, đây là nét tín ngưỡng đặc thù mang màu sắc tâm linh có giá trị tinh thần vơ giá của làng biển Cảnh Dương.
Sách Xứ Ròn - Di Luân, thời gian và lịch sử cũng xác nhận sự kiện này tuy nhiên có nhiều yếu tố "mê tín và hư cấu huyền hoặc" như: "Lúc cơ Trúc lên đồng đứng trên vành nón để ra biển gặp Đức Ông, đi vào trong bụng
Đức Ơng vì khi ấy Đức Ông đã chết... dân phải đưa 100 mảng mới rước được ông về, trải 100 chiếu hoa đặt xác Ông lên..." *76, 62].
Theo các cụ cao tuổi trong làng, sau mấy năm đột nhiên cô Trúc lại "nhập đồng" và hướng dẫn dân làng cách khai quật Cá Ông, bộ xương vẫn nguyên vẹn và nhân dân đã lập miếu thờ ngay gần biển. Đây cũng chính là điểm khá đặc biệt của vùng biển Cảnh Dương mà như GS Ngô Đức Thịnh nhận định: "Khác với các làng ven biển phía nam chỉ thờ cá Ông, ở Cảnh Dương có lăng thờ Cá Ơng và cả cá Bà"[61, 345].
Người dân nơi đây xem việc Cá Ơng và Cá Bà trơi dạt vào vùng đất này là sự linh ứng, một sự khởi đầu báo hiệu những điều tốt đẹp sẽ đến với làng chài đầy khí phách bởi hình sơng thế núi. Người dân tự đặt câu hỏi tại sao giữa mênh mơng sóng biển, giữa bao la đất trời mà làng biển Cảnh Dương lại được đón tiếp cả Đức Ơng và Đức Bà? Phải chăng nơi đây hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà? Phải chăng đây là sự lựa chọn của Ngư Ơng đã "tìm nơi đất tốt dân hiền ghé vơ"? Tạo hố đã ban tặng cho Cảnh Dương vị trí phong thuỷ độc đáo, sông núi hữu tình với sự mênh mông, bao la của biển cả. Không những thế, con người nơi đây đã làm bừng sáng bức tranh thiên nhiên bằng chính sự hiền hồ, chăm chỉ, chất phác của mình.
Trải qua bao biến cố của lịch sử, vết tích thời gian đã in hằn lên mảnh đất và con người nơi đây, nhưng khơng vì thế mà làm phai nhạt niềm tin và sự tơn kính đối với Cá Ơng mà ngược lại, nó càng được người dân giữ gìn và khắc sâu trong tâm hồn biết bao thế hệ. Hiện nay mặc dù Miếu thờ Cá Ơng đã đơi lần dời đổi nhưng đến năm 2005, ngư dân đã xây dựng Ngư Linh Miếu làm nơi thờ phụng. Đây là nơi lưu giữ hai bộ xương Cá Voi Ông và Cá
Voi Bà hay cịn gọi là Miếu Ơng. Mặc dù trải qua biết bao thời gian, chứng kiến sự thay đổi của thời tiết, của bom đạn chiến tranh nhưng hai bộ xương vẫn được người dân giữ gìn và nâng niu. Hiện nay, hai bộ xương đã có dấu hiệu bị hư hại, tuy nhiên khơng vì thế mà vẻ bề thế và hoành tráng mất đi, thay vào đó với những chiếc xương sườn dài khoảng 2m và đốt xương sống to bằng cái mâm vẫn làm cho người xem không khỏi kinh ngạc... Tại đây hàng năm dân làng tổ chức lễ hội cầu ngư và loại hình diễn xướng dân gian Hị chèo cạn - hình thức sinh hoạt văn hố thu hút được hầu hết tất cả nhân dân trong làng tham gia từ người già đến trẻ nhỏ. Cả làng tổ chức lễ hội rất lớn, loại hình tín ngưỡng kết hợp với các trị chơi dân gian vơ cùng đặc sắc đã làm nên ngày hội mang đậm chất biển rất đặc trưng của vùng đất Cảnh Dương.
Không chỉ Cá Ơng, Cá Bà mà Cảnh Dương cịn là nơi Cá Cơ, Cá Cậu tìm đến. Gần nhất là vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2009 (tức ngày 02 tết âm lịch), một con Cá Voi cái nặng gần 5 tấn chết (luỵ) ở bờ biển ngay trước mặt của Linh ngư miếu (Linh ngư miếu cách chân sóng khoảng 100m). Theo truyền thống của làng cũng như quan niệm của ngư dân, Cá Voi luỵ mà xác trơi về với làng nào thì làng đó lắm phúc nhiều may, dân làng đã làm đám tang Cá Cô với các thủ tục và nghi lễ trang nghiêm, chặt chẽ. Đám tang được tổ chức với các khâu đoạn thờ cúng, khâm lượm, mai táng như người chết. Cá Cô được chôn cất tại "nghĩa địa cá" cách Linh Ngư miếu khoảng 2 km. Sở dĩ gọi là nghĩa địa cá là vì nơi đây ngồi miếu thờ Cá Bà có rất nhiều ngơi mộ cá Voi con được phủ bằng đất cát, nằm trên gò cao Theo lời kể của ngư dân trong làng đây là nơi chôn Cá Cô, Cá Cậu (Cá Voi con) được ngư dân trơng coi và hương khói chu đáo. Theo GS Ngô Đức Thịnh điều này thể
cúng và chăm sóc chu đáo lăng miếu thờ cá Bà cũng như chôn cất các ngôi mộ cá Voi con xung quanh không những phản ánh đời sống văn hố tín ngưỡng thờ cúng Cá Voi mà còn thể hiện đạo l{ truyền thống thấm đượm tính nhân văn, thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu hay nói cách khác "tục thờ cúng cá Ơng ở đây đã bị "Mẫu hố"" [61, 345].
Từ một sinh vật có ích đã được nhân dân nhân cách hóa, thần thoại hố, lịch sử hoá thành một Đấng cứu nhân độ thế, chuyên cứu giúp người khi gặp rủi ro. Vì thế con người đã bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, tơn sùng khơng những khi cịn sống mà cả khi đã chết. Phải chăng đó cũng là cốt cách của con người Việt Nam, luôn tri ân những bậc thần linh đã cứu giúp mình. Lễ hội thờ cúng Cá Ơng chính là dịp để ngư dân thể hiện nhu cầu đền ơn, đáp nghĩa và chính trong khoảnh khắc thiêng liêng của lễ hội, dường như khoảng cách giữa thần linh và đời sống dân dã đã khơng cịn.
Với người dân nơi đây việc Cá Cô dạt vào ngay trước Linh ngư miếu vào những ngày đầu năm mới là điềm báo tốt lành và chứng tỏ sự linh thiêng. Người dân Cảnh Dương náo nức và phấn khởi vô cùng khi năm nay, sau khi Cá Cô dạt vào bờ biển của làng, ngư dân làm ăn gặp nhiều may mắn, "trúng" nhiều vụ cá, kinh tế khởi sắc và đời sống người dân được cải thiện và nâng cao hơn rõ rệt. Các ngư dân cho rằng có lẽ Cá Cơ đã linh ứng phù hộ cho dân làng, chính vì thế trước mỗi chuyến ra khơi vào lộng, họ đều đến Miếu thờ Cá Ơng thắp hương cầu mong sự bình n và được mùa.