Văn hoá ẩm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 108 - 110)

MỘT SỐ SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG CẢNH DƯƠNG

2.6.2. Văn hoá ẩm thực

Nằm vị trí ở cửa sơng, trải dài bên bờ biển và thế núi sừng sững, văn hoá ẩm thực Cảnh Dương cũng vì thế có những nét độc đáo. Bữa ăn hàng ngày của người dân vẫn là cơm gạo tẻ như các vùng miền khác, tuy nhiên với nguồn nguyên liệu dồi dào từ sông, biển nên thức ăn khá phong phú. Hơn nữa, người phụ nữ Cảnh Dương rất khéo léo trong việc chế biến các món ăn, cũng nguyên liệu là cá nhưng họ có thể tạo nên rất nhiều loại khác nhau: cá kho khô, kho mặn, cá rán, cá chiên, quết chả, làm mắm, cá hấp, cá nướng, cá nấu canh chua... Đặc biệt trong các dịp lễ, tết tài nấu nướng của người nội trợ Cảnh Dương có cơ hội thể hiện, các món ăn cầu kz, địi hỏi phải có bàn tay khéo léo, món ăn khơng chỉ phải đạt đến độ ngon mà trình bày phải đẹp. Các món như gà tần, tơm rán, cua rán, thịt rim, vịt quay... được sắp lên những bát đĩa chỉ chuyên dùng trong các ngày lễ. Ngoài ra

phải kể đến các đặc sản như sị huyết, tơm hùm, mực, ốc hương... Vì thế thơng thường các gia đình Cảnh Dương phân các loại bát đĩa thành hai loại: loại dùng thường ngày và loại dùng cho các ngày lễ tết, hiếu hỉ...

Đối với đồ uống, người Cảnh Dương thường uống nước được chế biến từ các loại lá nhưng phổ biến nhất là chè xanh. Hầu hết các gia đình đều có nồi chè xanh được om trong nồi gốm hoặc nồi đất.

Kết luận chương 2

Cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, Cảnh Dương mang trong mình đặc trưng của làng Việt, vẫn mặn nồng tình làng nghĩa xóm, vẫn những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm chất dung dị của cuộc sống, vẫn tha thiết vô cùng cái hồn của sông núi làng quê. Tuy nhiên là một làng ven biển của mảnh đất miền Trung, Cảnh Dương sở hữu những nét rất riêng, đó là những sinh hoạt văn hóa đậm chất biển thể hiện qua bức tranh văn hố nhiều màu sắc: tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng, thờ cúng Thành hồng làng, diễn xướng hị chèo cạn, các lễ hội... Đó khơng chỉ phản ánh đời sống văn hoá và tâm linh của ngư dân Cảnh Dương mà còn là "linh hồn" tạo nên sức sống và sự trường tồn của các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Phải chăng nét văn hoá biển ấy đã làm cho Cảnh Dương như đẹp hơn, bản sắc hơn và xứng đáng là một trong "bát danh hương của Quảng Bình"?

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)