Văn hoá dân gian làng Cảnh Dương là sự giao thoa nhiều luồng văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 110 - 114)

VĂN HOÁ DÂN GIAN LÀNG CẢNH DƯƠNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ

3.1.1. Văn hoá dân gian làng Cảnh Dương là sự giao thoa nhiều luồng văn hoá

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ

3.1. Những đặc trưng văn hố dân gian làng Cảnh Dương

Trong khơng gian giàu chất thơ và đậm đà hương vị thiên nhiên của bức tranh văn hoá dân gian Cảnh Dương, con người với những cảm nhận khá nhạy cảm và tinh tế, đã xây dựng và làm giàu kho tàng văn hoá của mình, tạo nên những nét khá đặc trưng của miền q ven biển miền Trung. Để có một cái nhìn thật tồn diện và đầy đủ về bức tranh ấy, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét sau:

3.1.1. Văn hoá dân gian làng Cảnh Dương là sự giao thoa nhiều luồng văn hoá hoá

Văn hoá dân gian làng Cảnh Dương khá đa dạng và phong phú. Có thể dễ dàng cảm nhận được điều đó qua rất nhiều sinh hoạt văn hoá của vùng đất này. Xuất phát từ quá trình gây dựng và phát triển cũng như vị trí phong thuỷ hết sức độc đáo đã đem đến cho Cảnh Dương sắc thái văn hoá của nhiều vùng miền khác nhau, ở đó chúng ta có thể thấy thấp thống nét văn

hoá của vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng như vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, hay đâu đó vẫn mang dấu ấn của văn hố phương Nam.

Sở dĩ chúng tơi nhận định như vậy bởi xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển của làng, những vị tiền hiền có cơng gây dựng làng cũng như phần lớn bộ phận dân cư theo dòng thiên di vào khai hoang lập ấp phương Nam có nguồn gốc chính ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Chính vì thế trong ngữ văn dân gian, những câu chuyện kể hay những câu ca dao... vẫn mang hương vị đậm đà của miền quê giàu truyền thống này. Điều đó được dễ dàng minh chứng bởi những câu ca dao rất quen thuộc: Người Hà Tĩnh hát:

Tháng ba trong nước em ơi Bớt cơm em lại mà ni anh cùng

(Tháng ba là khốn khó đối với người dân miền biển) Cùng đồng cảm với tâm sự đó, người dân Cảnh Dương mộc mạc:

Tháng ba trong nước em ơi Xin cơm thầy mẹ mà nuôi anh cùng Nếu người Hà tĩnh bày tỏ tình cảm tha thiết:

Trơng ra hịn Bới tù mù

Chộ (thấy) anh câu đục câu đù em thương Thì người Cảnh Dương cũng mặn nồng không kém:

Trời mưa trời gió mịt mù

Ngồi những câu ca dao bày tỏ tình cảm, tâm sự rất chân thành thì ở những câu tục ngữ, âm hưởng của văn học phía Đàng Ngồi vẫn còn ghi dấu:

Nếu người Hà Tĩnh cho rằng:

Ăn mần cả năm khơng bằng trộ xăm tháng tám Thì người Cảnh Dương cũng đúc kết kinh nghiệm cho mình:

Làm ăn cả năm không bằng trộ xăm tháng mười

Như vậy rõ ràng trong kho tàng văn học dân gian làng Cảnh Dương không thể không kể đến sự ảnh hưởng nhất định của màu sắc văn học xứ Đàng Ngồi. Thấp thống đâu đó trong từng câu chữ vẫn ẩn hiện âm hưởng của một vùng đất mà nơi đó chính người dân đã ra đi để xây dựng nên những vùng đất mới. Họ vẫn mang trong mình hơi thở của quê hương xứ sở, đó là hành trang, là cuộc sống và tâm hồn của họ. Đó cũng là điều dễ hiểu ở mỗi con người Việt Nam, dù đi đâu về đâu vẫn luôn hướng về cội nguồn.

Không chỉ thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ, sắc thái văn hoá vùng Thanh -Nghệ Tĩnh cịn tìm thấy trong các sinh hoạt văn hố dân gian khác của làng. Tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương là một minh chứng cho khẳng định đó. Việc đến Đền Cờn (Nghệ An) để rước thần về thờ vọng tại Đình làng sau khi ổn định nơi ăn chốn ở nơi vùng đất mới đã thể hiện sự ảnh hưởng nhất định của văn hóa Đàng Ngồi. Cũng giống như các làng khác như làng Phương Cần (Nghệ An) hay làng Nhượng Bạn (Hà Tĩnh), Cảnh Dương cũng thờ Tứ Vị Thánh Nương làm Thành Hoàng Bổn Thổ. Ngoài ra, các sinh hoạt văn hoá như hội bơi trải, hò chèo cạn, kiểu kiến trúc đình

chùa... cũng mang đậm dấu ấn của vùng đất có bề dày lịch sử và văn hố lâu đời.

Tuy nhiên trên nền tảng ấy, theo những bước đi thăng trầm của lịch sử, làng Cảnh Dương vẫn đón nhận những sắc thái văn hố mới của miền đất phía Nam. Được đánh giá là "cái cầu nối, là bước chuyển tiếp của văn hố Đàng Ngồi và Đàng Trong" [27, 56], văn hoá dân gian Cảnh Dương cũng vì thế mang trong mình âm hưởng của hương vị văn hoá của vùng đất một thời ghi dấu này. Nét văn hố thể hiện rõ nhất ở tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng, một trong những tín ngưỡng khá phổ biến ở các làng biển từ Đèo Ngang vào Nam bộ. Sách Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức viết đầu thế kỷ 19 khẳng định Cá Ơng chỉ phổ biến "từ Linh Giang (sơng Gianh, Quảng Bình) đến Hà Tiên", "cịn các biển khác khơng có", từ Linh Giang trở vào là đất Đàng Trong. Tuy nhiên miếu thờ Cá Ơng cịn được tìm thấy ở Cảnh Dương (phía Bắc sơng Gianh trên 10 km), Nghệ An, thậm chí Thanh Hố. Giải thích hiện tượng này, tác giả Đinh Văn Hạnh có sự nhận xét: "Điều này cũng dễ hiểu vì đó là vùng đất gần với Đàng Trong hơn, nhất là sự lan toả càng dễ dàng khi đất nước khơng cịn chia cắt và dân chúng hưởng ứng, vì sau khi lên ngơi, vua Gia Long đã phong sắc cho cá Ông là "Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần" và cấp "tiền tuất" mai táng cũng như phụng cúng Cá Ông cho những làng phát hiện Cá Ông luỵ". Cảnh Dương với đặc trưng là làng ven biển chuyên làm nghề chài lưới cũng khơng nằm ngồi sự tác động của tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng. Đồng thời như tác giả Nguyễn Đăng Vũ khẳng định, tín ngưỡng này cịn có sự kết hợp với tín ngưỡng thờ Cá của người Việt di cư, trải qua thời gian, tín ngưỡng này ở Cảnh Dương đã trở thành yếu tố văn hố khơng thể thiếu, thậm chí nổi bật trong văn hố

biển của làng chài này, góp phần làm giàu đời sống tâm linh của ngư dân nơi đây.

Nếu văn hoá Bắc Trung Bộ là "gạch nối văn hố giữa hai miền Nam Bắc" thì văn hoá Cảnh Dương là điểm nhấn khá rõ nét, mang trong mình "trọng trách" "là "nơi tiếp thu, kế thừa và chuyên chở những thành tựu văn hố dân tộc cổ kính lâu đời đến những vùng đất mới và ngược lại, chuyên chở văn hoá của những vùng đất mới về cho những vùng đất cũ để bồi đắp vun xới cho cây cổ thụ văn hoá dân tộc thêm sâu rễ bền gốc và mãi mãi xanh tươi" [29, 34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)