MỘT SỐ SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG CẢNH DƯƠNG
2.2.1. Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng
Thờ cúng Thành hồng là sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến của các làng
xã Việt Nam, thể hiện tín ngưỡng của cả cộng đồng làng. Làng Cảnh Dương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ . Tuy nhiên là một làng ven biển chuyên làm nghề chài lưới và vận chuyển trên biển nên việc thờ cúng Thành hồng có những nét khá đặc trưng.
Cảnh Dương cũng như các làng ven biển ở Quảng Bình đều thờ một vị Thành Hoàng Bổn Thổ gọi là Đại Càn Tứ Vị Thánh Nương. Đây là tín ngưỡng phổ biến của đại bộ phận các làng ven biển làm nghề cá hoặc nghề vận tải ghe thuyền trên sông biển. Điều đáng chú { là miền biển đưa bà Đại Càn vào thờ đình làng làm Thành Hồng Bổn Thổ, trong khi đó một số làng nơng thơn liên quan đến sơng nước cũng có thờ Đại Càn nhưng chỉ thờ ở cái miếu riêng gọi là miếu thờ Đại Càn hoặc được phối tự chung với các vị thần khác trong ngơi đình làng (như Làng Thuận An - Huế).
Đình Lớn ở Cảnh Dương được xây dựng vào năm 1666 là nơi để thờ Thành Hoàng làng - "Đại Càn Nam Hải Thánh Nương" mà dân gian vẫn thường gọi là bà Càn. Theo Hương phả và theo lời kể của các vị bô lão trong làng, người Cảnh Dương sau khi ổn định nơi ăn chốn ở đã đến Đền Cờn (xã Phương Cần, huyện Quznh Lưu, tỉnh Nghệ An) để rước bát hương của vị thần này về thờ vọng ở đình làng. Đền Cờn (Nghệ An) là nơi thờ chính vị thần này, được xem là nơi phát nguyên và trung tâm của tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh nương. Mặc dù không chỉ riêng các làng ven biển Bắc Trung Bộ mà tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh nương còn khá phổ biến ở nhiều làng Việt ven biển từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên dựa vào những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử và việc thờ cúng hiện nay có thể thấy tục thờ này phổ biến nhất vẫn là vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh mà tiêu biểu là ở Đền Cờn, Nghệ An. Hiện nay ở Nghệ An có đến hơn 30 làng thờ các vị thần này, và "có sự lan toả rộng ra các nơi khác dọc biển từ bắc tới nam" [55, 193]. Ngư dân làng biển Cảnh Dương cũng vì thế chịu sự ảnh hưởng nhất định của sự lan toả đó, thờ cúng Tứ Vị Thánh Nương đã trở thành tín ngưỡng phổ biến của ngư dân người Việt nói chung và ngư dân Cảnh Dương nói riêng.
Vị thần "Đại Càn Nam Hải Thánh Nương" được nhân dân Cảnh Dương nói riêng và các làng ven biển nói chung rất tơn kính và thờ phụng chu đáo ở nơi linh thiêng nhất của làng. Tín ngưỡng này có vai trị khá quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân người Việt trong đó có ngư dân Cảnh Dương. Đối với những người có cuộc sống gắn liền với môi trường sông biển như Cảnh Dương, luôn phải đối diện với thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên thì niềm tin vào sự che chở, phù hộ của các vị thần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chính niềm tin đó giúp họ có thêm nghị lực, sức mạnh và lạc quan trên mỗi chuyến ra khơi vào lộng. Họ ln tâm niệm rằng trong mỗi hành trình lênh đênh trên biển, đâu đó sẽ ln có bàn tay của thần linh luôn sẵn sàng cứu giúp, nâng đỡ mỗi khi họ gặp hoạn nạn hay rủi ro. Và họ đã gửi gắm sự tin tưởng đó vào nữ thần biển Đại Càn Tứ vị Thánh Nương, vị thần mà theo họ là rất linh thiêng.
Hiện nay dân làng vẫn lưu truyền một số huyền thoại, truyền thuyết về Tứ vị Thánh Nương. Truyền thuyết thứ nhất liên quan đến Tống Hậu và các công chúa. Năm 1279, quân Nguyên Mông tấn công quân Nam Tống ở Nhai Sơn, quân Nam Tống bị thua trận. Trong lúc nguy khốn, Dương Thái Hậu cùng các công chúa trôi dạt vào một ngôi chùa ở bờ biển được ơng sư cứu vớt. Ân hận vì hành vi cự tuyệt của mình mà ơng sư đã tự vẫn nên 4 bà đã tự gieo mình xuống biển. Bốn thi thể này trơi dạt vào lạch Cờn, ở Quznh Lưu, Nghệ An và được người dân địa phương chôn cất lập đền thờ cúng gọi là Cần Hải Từ. Đây chỉ là một trong khá nhiều truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương liên quan đến Tống Hậu và các công chúa. Theo Đại càn Quốc Gia Nam Hải Tứ vị Ngọc phả lục thì bốn người tự vẫn ở biển đó là Hồng Đại Nương (tức Hoàng hậu), Hồng Mai, Hồng Hạnh (công chúa) và cung nữ
này là Dương Thái Hậu, hai Thiệu trị công chúa và con dâu trưởng là Quách thị Hồng Hậu vợ vua Tống Đoan Tơng.
Ngồi ra, cịn có huyền thoại liên quan đến một hoàng hậu bị đày ra đảo do mong muốn sinh con trai nên đã bóp chết con gái mình sau khi sinh. Việc làm thất đức này đã bị trừng phạt là phải lưu đày ra đảo. Hoàng hậu sau khi chết đã cùng với con gái đã biến thành Nam Hải đế thần là những vị thần cai quản vùng sông nước. Một huyền thoại khác kể về một gốc cây thơm trôi được người vạn chài vớt được và đem về thờ. Gốc cây thơm đó chính là Tiên nữ ở Long Vương.
Ngoài trung tâm là Đền Cờn (Nghệ An) cịn có biết bao nơi thờ Tứ vị Thánh nương với biết bao huyền thoại, truyện kể dân gian liên quan đến vị thần này. "Tuy nhiên việc tìm hiểu và nghiên cứu nội dung các truyện kể dân gian này cũng như việc thờ phụng các nhân vật được dân gian thần thánh hoá sẽ làm nổi rõ thêm nét đặc trưng của con người Việt Nam, về sự bao dung, nhân ái, thương yêu trong chiều sâu văn hoá của một dân tộc trọng nghĩa" *56, 336] hay lồng trong những câu chuyện đó là "quan niệm về trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nho giáo được đưa vào nhằm biểu dương và nâng cao { nghĩa xã hội và đạo đức của các vị thần linh" [55, 197].
Đối với ngư dân, Tứ Vị Thánh Nương có tầm quan trọng là vậy, tuy nhiên tục thờ này còn được triều đình phong kiến ngày xưa bảo hộ. Sách
Những nét đẹp văn hố cổ truyền Quảng Bình chép: " Năm Trần Hưng Long thứ 12, vua Anh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, thuyền qua cửa Lạch Cờn, đêm vua nằm mộng thấy một vị thần đến báo rằng: "Thiếp là cung phi nhà Tống, vì giặc bức bách, chết giữa mn trùng sóng gió, trơi dạt đến đây,
Thượng Đế cho làm thần giữ cửa lạch này, xin nguyện theo hộ giá đánh giặc đến thắng lợi"...
Nhà vua tỉnh giấc, sai làm lễ tạ rồi kéo quân đi, thẳng đến kinh đô nước Chàm, đánh thắng đối phương. Khi trở về Thăng Long, sai làm đền thờ mới, sắc phong là "Quốc Gia Nam Hải Đại Càn Thánh Nương".
Năm Hồng Đức thứ nhất, vua Lê Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, giữa biển gặp bão, chiến thuyền phải ghé lại Lạch Cờn trú quân. Đêm nằm mộng thấy một nữ thần đến tâu vua: "Tôi trước đây là vợ vua Nhà Tống bị quân Nguyên đánh đuổi chạy đến vùng này thì tử nạn. Vua Trần đã cho tơi làm thần giữ cửa lạch này, nay xin phị tá bệ hạ trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành được thành công..."
Khi tỉnh dậy, vua cho hỏi quan quân địa phương, nhà vua mới biết vị thần đã có cơng giúp dân được nhiều điều tốt đẹp và cũng từng giúp các triều trước đi đánh giặc, giữ gìn bờ cõi. Vua bèn cho làm lễ lớn ngợi khen cơng hộ quốc phị dân của Thần và hạ lệnh xuất quân.
Khải hoàn trở về, vua cho phép lấy cây trầm đục làm tượng thần để thờ. Khi đục tượng, dân làng Hương Cần thấy trong lịng cây gỗ có hàng chữ: Tam Toà Tứ Vị Thánh Nương cho nên Nhà vua mới sắc phong tước cho thần là Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương" *66, 574].
Đến Triều Nguyễn Gia Long, đời vua nào cũng có phong tặng là Thượng Đẳng Thần và cho phép cư dân miền biển cả nước đưa vào thờ ở đình làng Thành Hồng Bổn Thổ. Thành Hoàng làng Cảnh Dương được vua phong là "Thượng Đẳng Thần" được ghi vào từ điển của triều Nguyễn, năm
Tự Đức thứ 33 (1880) "Sắc cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Hàm Hoằng Quang đại chí đức tứ vị thượng đẳng thần, che chở giúp đỡ quốc dân.
Cùng linh ứng được ban tặng sắc phong, chiếu theo đó mà phụng thờ. Minh Mệnh thứ 21, đang lễ ngũ tuần đại khánh của thánh tổ nhân hoàng đế, ta vâng bửu chiếu vua ban, tuyên bố ân đức làm lễ lớn, lời mệnh sáng suốt, nghĩ ngợi sâu xa, sự che chở của thần (nên) tặng thiêm (hiệu) Hàm Hoằng Quang đại chí đức phổ bác bác tư vi thượng đẳng thần (công) nhận cho xã Cảnh Dương huyện Bình Chính được phụng thờ thần như cũ (để cùng) giúp nhau (mà) che chở".