Miếu thờ Cá Ông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 44 - 45)

MỘT SỐ SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG CẢNH DƯƠNG

2.1.3. Miếu thờ Cá Ông

Với tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng, Miếu thờ cúng Cá Ông là nơi ngư dân thường đến để thắp hương, khấn vái trước và sau mỗi chuyến ra khơi vào lộng. Đặc biệt sau khi cá Ông dạt vào, Miếu thờ được nhân dân tôn tạo. Miếu nằm ở phía đơng nam làng, giống như miếu thờ cá Ông ở Thanh Trạch, ở Quang Phú, mặt tiền hướng ra phía biển đơng, lưng tựa vào gị đất cao.

Miếu được kết cấu bởi hai toà, khu hành lễ và hậu điện. Khu hành lễ là nơi để hai bộ xương cá Ông và cá Bà được đặt trên một nền đất cao. Đây là hai bộ xương khổng lồ với những chiếc xương sườn dài và to bằng chiếc đòn gánh. Hậu điện là nơi đặt khám thờ, đèn, nến... Đây cũng là nơi diễn ra hình thức diễn xướng dân gian hò chèo cạn - một trong những sinh hoạt văn hoá độc đáo của làng.

Đi qua hai cuộc chiến tranh, Miếu thờ cá Ông đã bị phá huỷ. Sau đó Miếu đã được dựng lại nhưng vì miếu được bài trí sơ sài, có diện tích nhỏ khơng đủ để chứa hai bộ xương cá nên đã chuyển hai bộ xương về nhà truyền thống cất giữ. Năm 2005, ngư dân đã xây lại ngôi miếu với tên "Linh Ngư Miếu" tại thôn Đông Cảng là nơi thờ phụng và lưu giữ hai bộ xương cá Ông và cá Bà. Ngư Linh Miếu mặt hướng ra biển đông. Miếu được kiến trúc bởi hai tồ, tồ hành lễ và hậu điện, chính giữa đặt bài vị "Thờ phụng hiển

linh ngư". Đây cũng là nơi diễn ra đám tang cá Cô vào ngày 26 tháng 2 năm 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)