Nhận thức là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố truyền thống. Sở dĩ khẳng định như vậy bởi chỉ khi có nhận thức đúng đắn thì lúc đó mới có những hành động tích cực và khoa học. Vấn đề này khơng chỉ quan trọng đối các cấp lãnh đạo, những cán bộ chuyên trách mà đặc biệt là đối với tất cả người dân nơi đây. Họ chính là lực lượng quan trọng, cơ bản trong việc nuôi dưỡng cũng như duy trì và phát triển chúng. Hơn ai hết họ là người hiểu những giá trị của văn hoá truyền thống, họ phải thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc kế thừa và phát huy giá trị văn hố qu{ báu đó. Muốn làm được điều này, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau:
+ Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến toàn bộ cán bộ và nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tôn tạo, trùng tu cũng như nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá truyền thống. Việc tuyên truyền có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng làm sao để các thơng tin đó đến được với nhân dân càng nhiều càng tốt.
+ Đa dạng hoá các hình thức tun truyền. Ngồi việc sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng, địa phương có thể tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào thi đua giữa các thơn, xóm trong việc giữ gìn các sinh hoạt văn hố dân gian.
+ Lồng ghép các hình thức sinh hoạt văn hố dân gian vào các chương trình học chính khố hoặc ngoại khố của các trường, các cấp học, bậc học. Thông qua các giờ học, các em sẽ có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn và tắm hồn mình vào trong câu hị, lời ru, các bài hát đồng dao… Nó sẽ thắp sáng ngọn lửa tình u quê hương trong trái tim và tâm hồn của thế hệ trẻ, truyền cho các em hơi ấm nồng nàn và lịng quyết tâm vì tương lai tươi sáng của văn hoá truyền thống quê nhà.
+ Tổ chức thường xuyên hoặc định kz các buổi sinh hoạt văn nghệ nhằm khuyến khích tất cả người dân, từ những người lớn tuổi trong làng đến các em nhỏ tham gia hoạt động. Điều đó khơng chỉ rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ trong việc nhận thức và tiếp thu các giá trị văn hố mà đó cịn sợi dây vơ hình kết nối trái tim đến với trái tim, để người già có dịp thể hiện sự hiểu biết của mình và lớp trẻ có cơ hội học hỏi và trao đổi. Các câu hò, điệu hát…. phải chăng vì thế sẽ ngân mãi trong tâm hồn người dân nơi đây?
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo là yếu tố có tính quyết định đối với cơng cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian. Chỉ khi có các chủ trương, chính sách hay đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và sát thực tế thì khi đó mới hơạch định chiến lược hành động có tính khả thi. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản l{. Để công tác này được triển khai tốt, cần quán triệt một số quan điểm sau:
+ Các nhà quản l{, các cấp lãnh đạo phải nắm bắt nhanh chóng các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, từ đó kịp thời đưa ra đường lối chỉ đạo hợp l{ trong hoàn cảnh của từng địa phương.
+ Từ việc nắm vững quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các nhà quản l{ phải xây dựng kế hoạch cụ thể, hoạch định chương trình hành động chi tiết đối với địa bàn nơi mình cơng tác. Khi đã có kế hoạch hồn chỉnh thì lúc đó các khâu tiếp theo mới có khả năng thực hiện.
+ Song song với việc tổ chức thực hiện, các cơ quan quản l{ phải thường xuyên có sự thanh tra, giám sát, nắm bắt thông tin nhanh nhạy để từ đó đề ra các phương án giải quyết kịp thời. Công tác kiểm tra phải được coi trọng và xem đó là một khâu bắt buộc trong quy trình thực hiện việc chỉ đạo.
+ Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan trong việc thực hiện công tác này, xác định đây là nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân, tất cả đều hướng đến mục tiêu cuối cùng và giữ gìn và phát huy văn hố dân gian của địa phương nói riêng và bản sắc dân tộc nói chung.