VĂN HOÁ DÂN GIAN LÀNG CẢNH DƯƠNG NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ
3.2.2. Giá trị giáo dục đạo đức, thẩm mỹ
“Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với những làng quê giàu truyền thống như Cảnh Dương việc giáo dục và hướng cho thế hệ trẻ luôn biết lưu giữ và trân trọng các giá trị văn hố của làng ln được mọi người quan tâm. Bởi lẽ trở về với các sinh hoạt văn hoá dân gian chính là con đường ngắn nhất để mỗi một con người được trở về với giá trị đạo đức cao đẹp, những truyền thống qu{ báu của dân tộc. Rất nhiều hiện tượng văn hoá dân gian của làng mang trong mình triết l{ của cuộc sống, hình thành nhân cách và đạo đức làm người. Biết bao thế hệ người dân Cảnh Dương hướng về các bậc tiền hiền, những người đã có cơng lập làng ngay từ những ngày đầu tiên với lịng tri ân vơ bờ bến. Đó chính là đạo l{ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một nét đẹp trong văn hoá của người Việt Nam. Tất cả các cơng tác bảo quản, giữ gìn những hiện vật cho đến việc thờ cúng, tế lễ đối với các bậc tiền nhân đều được người dân ở đây hết sức coi trọng, trong tâm khảm của mỗi một người con ở mảnh đất mang hình sơng thế núi này đều cảm tạ
trước sự lựa chọn địa thế này của các bậc tiền nhân để khai hoang lập làng, để thế hệ nối tiếp thế hệ tạo dựng nên một Cảnh Dương duyên dáng, trù phú và đầy những tiềm năng.
Đến với buổi lễ thờ cúng Cá Ơng hay hị chèo cạn, người dân lại một lần nữa được ôn lại truyền thống của làng từ những ngày đầu lập làng, những thăng trầm của lịch sử, thời khắc chiến tranh cho đến ngày hồ bình thống nhất. Tất cả được tái hiện như lời nhắc nhở cháu con hãy luôn trân trọng những gì mà cha ơng đã để lại, cuộc sống sẽ có { nghĩa biết nhường nào nếu tương lai, quá khứ và hiện tại được bắc nhịp cầu ân nghĩa, vẹn tình. Đó cịn là { thức học tập tinh thần thượng võ, rèn luyện { chí, nghị lực, tinh thần đồn kết và cả sự dẻo dai khi đến với hội bơi trải Cảnh Dương. Khơng chỉ dừng lại ở đó, những truyện kể dân gian về hình ảnh người chị dâu tốt bụng hay câu ca dao răn dạy phải biết ứng xử có trên, có dưới, phải biết thương yêu và chăm sóc lẫn nhau (Năm đồng một khúc cá buôi, Cũng mua cho được mà nuôi mẹ chồng) hay (Trơng ra ngồi biển lao xao, Thấy thuyền anh chạy như dao cắt lòng). Trong cuộc sống phải biết vượt khó khăn, gian khổ để lao động, để vươn lên tự nuôi sống bản thân và gia đình và hơn thế là làm giàu cho quê hương... Tất cả đều hàm chứa những bài học qu{ giá về sự rèn luyện bản thân, về đối nhân xử thế, về đạo l{ làm người, về tình yêu quê hương đất nước. Từ đó giúp con người hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, văn hố, có những hành vi ứng xử cho phù hợp với các vị thần linh, với tiền nhân, với cộng đồng, với gia đình, và chính bản thân mình. Điều càng có { nghĩa hơn khi mà hơm nay, những giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị suy thối và xói mịn, khi mà con người đang chịu những tác động rất lớn của kinh tế thị trường cũng như các luồng văn hoá khác
bao giờ hết trong việc góp phần giáo dục đạo đức cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ?