MỘT SỐ SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA LÀNG CẢNH DƯƠNG
2.3.1. Lễ tế Thành hoàng làng
Lễ tế Thành hoàng làng được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 8 đến 11 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội thu hút được sự tham gia đông đảo nhân dân trong làng
khơng chỉ vì tính hấp dẫn mà cịn là dịp để dân làng gửi gắm ước mơ, niềm tin và khát vọng về cuộc sống bình yên và may mắn, hy vọng gửi gắm chút lịng thành kính đối với các bậc thần linh để được sự che chở. Chính vì thế lễ hội được tổ chức với những nghi lễ hết sức chặt chẽ và trang nghiêm, xen vào đó là những trị chơi, văn nghệ… thể hiện sự lạc quan, vui vẻ góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của lễ hội đồng thời tạo nên bầu khơng khí gần gũi, thân thiện giữa các thơn, xóm trong làng.
+ Mở đầu lễ hội là Lễ Tế ngưu. Vật dùng để hiến tế có thể là trâu hoặc bị. Trâu hoặc bị được thui chín vàng và đặt trên giá cao (đầu ngẩng cao, 4 chân choãi về 4 hướng, đầu ngoảnh vào chính điện). Đây được xem là lễ cáo yết thần linh. + Tiếp theo là Lễ tế chính thức được tiến hành vào chiều ngày mồng 8 để cáo yết các vị thần linh và các vị tiền hiền đã có cơng dựng làng. Cuộc tế lễ do vị chủ tế và bồi tế, đông xướng tây xướng tiến hành. Đầu tiên là thủ tục đọc chúc văn thỉnh mời các vị thần linh, các vị khai khẩn, các vị quan chức có cơng với làng và các bậc hầu thần, hầu tự sau này. Nội dung của chúc văn phải ghi rõ họ tên, tuổi, chức vụ, công danh sự nghiệp của các bậc thần linh, trong đó đầu tiên kể đến vị thần Thành hoàng làng là Bà “Đại càn quốc gia Nam Hải” - Thượng đẳng tối linh thần. Sau đó mới đến các vị Tổ và hầu thần. Lễ tế chính thức diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hò với 3 tuần dâng hương, dâng rượu. Sau khi buổi lễ đã tiến hành xong, thịt bò (trâu) được phân chia để đi biếu các chức sắc trong làng theo thứ tự phẩm hàm, phần còn lại được chia đều mọi gia đình trong làng cùng hưởng.
+ Tiếp đến là lễ rước cỗ về cúng thần linh bao gồm các vị quan viên, chức sắc, phục dịch khoảng 40 người: Cỗ được bày trên những chiếc mâm cao lớn được sơn son thiếp vàng và được che đậy bằng những tấm khăn
hiệu (đánh trống lớn) và hai ông đánh kim thanh, tiểu cỗ chỉ huy, dàn đội hình tiến về phía đình làng. Khi về đến đình, gia chủ và những người phục dịch cung kính đưa cỗ vào nội điện.
Khi trời tối là lúc dân làng sắp đội hình rước chúc văn do ông Đại hiệu và ban võ đảm nhiệm. Bản chúc văn được rước từ Hội sở Tư văn về đình Lớn. Sau khi chúc văn được rước về đình làng và cung kính đưa lên hương án, thì các vị trong ban hành lễ chuẩn bị cử hành lễ tế thần. Cuộc tế lễ thần do ban hành lễ chủ trì trước sự chứng kiến của dân làng và các vị chức sắc bá quan cũng có mặt đơng đủ.
Họ đều ăn mặc bộ đại lễ: mũ bình thiên, áo thụng, chân đi hia rất chỉnh tề chia thành 2 cánh tả hữu đình thần. Tất cả cuộc tế lễ thần do ông xướng lễ điều hành với sự phối hợp nhịp nhàng của ơng tín hiệu, kim thanh và người đánh trống lễ, cùng đàn trống tam thất và dàn bát âm.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, bên cạnh các nghi thức tế lễ trang nghiêm và chặt chẽ, làng thường tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian tạo nên khơng khí vui tươi, góp phần làm cho lễ hội thêm phần sinh động. Các trò chơi được tổ chức rất phong phú, tuy nhiên phải kể đến trò chơi khá quen thuộc của người Cảnh Dương trong những ngày tết, đó là hội đánh cờ người và hội cơm thi, cơm cần. Đây là những trị chơi tạo nên bầu khơng khí hết sức sơi nổi, thu hút sự tham gia của rất nhiều dân làng, làm cho lễ tế Thành hoàng làng trở thành dịp để nhân dân vừa thể hiện sự thành kính đối với các vị thần linh, các vị khai khẩn mà còn là cơ hội để họ gặp gỡ, thăm hỏi và thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm.