Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 62)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.2.2. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro tín dụng của ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu trong Bảng 4.5 cho ta thấy việc chạy mô hình theo phương pháp GMM là phù hợp bởi vì mô hình 4 không xuất hiện hiện tượng tự tương quan bậc 2 do kiểm định AR(2) cho giá trị p-value >0.05; kiểm định Sargan test cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình có tập biến công cụ phù hợp; kiểm định Difference-in-Hansen tests cho giá trị p-value

>0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Tập biến công cụ của mô hình ngoại sinh.

Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu 4

Biến Mô hình 4a Mô hình 4b

CRRt-1 1.1664*** 1.2569*** ROA -0.276*** ROE -0.0289** SIZE -0.0023* -0.0026 CAP 0.0095 -0.0009 CIR -0.0193 -0.0191 CPI 0.0093 0.0135** AR(1) p-value 0.006 0.006 AR(2) p-value 0.634 0.266

Sargan test (p-value) 0.926 0.963

Difference-in-Hansen tests (p-value)

0.787 0.574

Số quan sát 120 120

Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata

Mức ý nghĩa: *** 1% ; ** 5% ; * 10%

Theo kết quả tại Bảng 4.5, ROA và ROE có tác động ngược chiều và đáng kể (với hệ số hồi quy lần lượt là -0.276 và -0.0289) đến rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi ROA và ROE càng tăng thì rủi ro tín dụng càng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baselga-Pascual và ctg (2015), Behr và ctg (2010), Rahman và ctg (2015). Sự tác

động của ROA và ROE đến rủi ro tín dụng có thể giải thích là khi khả năng sinh lời tăng thể hiện năng lực quản lý chất lượng các khoản vay càng tốt theo quan điểm trong nghiên cứu của Louzis và ctg (2012) và nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho rằng khả năng sinh lời có thể được xem như là chỉ số hàng đầu của các khoản vay có vấn đề trong tương lai có nghĩa là khi khả năng sinh lời càng cao thì năng lực quản lý chất lượng các khoản vay càng tốt dẫn đến các khoản vay có vấn đề càng giảm.

Ngoài tác động của khả năng sinh lời thì rủi ro tín dụng còn chịu tác động của rủi ro tín dụng trong kỳ trước: Trong mô hình 4a và mô hình 4b rủi ro tín dụng trong kỳ trước có tác động cùng chiều và rất đáng kể đến rủi ro tín dụng trong kỳ này với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi rủi ro tín dụng của kỳ trước tăng dẫn đến rủi ro tín dụng của kỳ này sẽ tăng. Điều này có thể giải thích là do khi rủi ro tín dụng xuất hiện đồng nghĩa với chất lượng các khoản vay không tốt và việc xử lý các khoản vay không tốt không thể thực hiện trong thời gian ngắn, hơn nữa đối với các khoản vay trung dài hạn thì chất lượng các khoản vay trong kỳ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay này trong kỳ sau. Do đó, rủi ro tín dụng trong kỳ trước làm tăng rủi ro tín dụng trong kỳ này.

Ngoài ra, trong mô hình 4a rủi ro tín dụng còn chịu tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng nhưng không đáng và với mức ý nghĩa 10%, có nghĩa là khi quy mô ngân hàng tăng thì rủi ro tín dụng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baselga-Pascual (2015) và có thể giải thích là do các ngân hàng càng lớn có thể đa dạng hóa danh mục cho vay rủi ro càng hiệu quả hơn do càng có lợi thế kinh tế về quy mô theo quan điểm trong nghiên cứu của Boyd và Prescott (1986), Salas và Saurina (2002). Đồng thời, theo Tafri và ctg (2009) khi nhu cầu vay tăng lên các ngân hàng nhỏ có xu hướng cho vay mạnh bạo hơn so với các ngân hàng lớn hơn bằng cách tham gia vào vào các dự án rủi ro cao hơn với kỳ vọng lợi nhuận cao hơn, điều này có nghĩa rằng ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng nhiều hơn hay ngân hàng có quy mô lớn hơn thì được kỳ vọng rủi ro tín dụng thấp hơn.

Trong mô hình 4b, lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhưng mức độ không đáng kể với mức ý nghĩa 10%, có nghĩa là khi lạm phát gia tăng thì rủi ro tín dụng càng tăng. Điều này là do khi lạm phát tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế gặp khó khăn dẫn đến làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn do đó làm giảm chất lượng các khoản cho vay từ đó làm giai tăng rủi ro tín dụng.

Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương này, thông qua việc thực hiện một số phân tích định lượng như phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích đa cộng tuyến và phân tích hồi quy tuyến tính đã cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, ngược lại khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đây là cơ sở để nghiên cứu kết luận và đề xuất một số chính sách ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)