CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2. Kết quả nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân
4.2.2.1. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng
Theo kết quả tại Bảng 4.4 cho ta thấy việc chạy mô hình theo phương pháp GMM là phù hợp bởi vì mô hình 3 không xuất hiện hiện tượng tự tương cả bậc nhất lẫn bậc hai vì kiểm định AR(1) và AR(2) đều có p-value>0.05; kiểm định Sargan test cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình có tập biến công cụ phù hợp; kiểm định Difference-in-Hansen tests cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Tập biến công cụ của mô hình ngoại sinh.
Bảng 4.4: Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu 3
Biến Mô hình 3a Mô hình 3b
LIQRt-1 -0.2856*** -0.2761*** ROA 1.7954*** ROE 0.1819*** SIZE -0.1934*** -0.1732*** CAP -1.1029*** -0.7176*** CIR -0.4408*** -0.4656*** CPI 0.0768* 0.0423 AR(1) p-value 0.220 0.148 AR(2) p-value 0.659 0.819
Sargan test (p-value) 0.159 0.136
Difference-in-Hansen tests (p-value)
0.183 0.301
Số quan sát 120 120
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Mức ý nghĩa: *** 1% ; ** 5% ; * 10%
Từ kết quả hồi quy, ta thấy ROA và ROE có tác động cùng chiều và đáng kể đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả hay tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi ROA và ROE càng tăng thì rủi ro thanh khoản càng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả, theo đó ROA tác động đến rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy β =1.7954, còn ROE tác động đến rủi ro thanh khoản với hệ số hồi quy β =0.1819. Sự tác động của ROA và ROE đến rủi ro thanh khoản có thể giải thích là khi khả năng sinh lời của
quan điểm trong nghiên cứu của Poghosyan và Čihak (2011), Louzis và ctg (2012) hoặc có thể do khi ngân hàng có khả năng sinh lời càng cao thì ảnh hưởng đến thái độ chấp nhận rủi ro theo quan điểm trong nghiên cứu của Behr và ctg (2010), có nghĩa là khi đó ngân hàng sẽ xem xét việc đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và rủi ro ngân hàng phải đối mặt và thường theo xu hướng các ngân hàng sẽ ít chấp nhận thêm rủi ro.
Ngoài ra, rủi ro thanh khoản còn chịu tác động của rủi ro thanh khoản kỳ trước, quy mô ngân hàng, an toàn vốn, hiệu quả hoạt động với mức ý nghĩa 1% như sau:
Rủi ro thanh khoản kỳ trước tác động ngược chiều và đáng kể đến rủi ro thanh khoản kỳ này với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi rủi ro thanh khoản kỳ trước tăng thì rủi ro thanh khoản kỳ này giảm. Điều này có thể giải thích do vấn đề thiếu hụt thanh khoản là vấn đề thời điểm do đó khi ngân hàng cảm thấy mình phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thanh khoản cao thì sẽ nhanh chóng thay đổi sự quản lý theo hướng tăng tài sản thanh khoản để làm giảm nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.
Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều và đáng kể đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả hay có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi quy mô ngân hàng càng tăng thì rủi ro thanh khoản càng tăng do các ngân hàng lớn thường có nguồn vốn huy động rất lớn do đó nguy cơ rút tiền ồ ạt khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán tạm thời cao hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, có thể là do các ngân hàng lớn thường ỷ lại vào sự giải cứu của Chính phủ bởi quá lớn để sụp đổ “too big to fail” dẫn đến để tăng lợi nhuận các ngân hàng chấp nhận việc đầu tư vào danh mục sinh lời hơn là nắm giữ các tài sản thanh khoản nên dẫn đến làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
Theo kết quả tại Bảng 4.4 thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều và đáng kể đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả hay tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi tỷ
lệ vốn chủ sở trên tổng tài sản càng tăng thì rủi ro thanh khoản càng tăng. Điều này có thể giải thích là do việc gia tăng mức vốn yêu cầu buộc ngân hàng phải giảm sử dụng đòn bẩy tài chính do đó ngân hàng có thể có danh mục đầu tư rủi ro cao hơn để bù đắp cho những lợi ích bị mất đi do giảm tỷ lệ đòn bẩy nên việc nắm giữ các tài khoản thanh khoản sẽ giảm dẫn đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả giảm và nó cũng thể hiện rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng.
Trong mô hình 3a và mô hình 3b, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có tác động ngược chiều và đáng kể đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả hay hiệu quả hoạt động tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi hiệu quả hoạt động càng tăng thì rủi ro thanh khoản càng giảm. Như vậy, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng tốt thì ngân hàng có thể tiết kiệm các chi phí hoạt động để bù đắp cho việc nắm giữ các tài sản thanh khoản do đó các ngân hàng có thể có xu hướng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Từ kết quả nghiên cứu đối với mô hình 3a, lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả với β= 0.0768 và mức ý nghĩa 10%, hay lạm phát có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, có nghĩa là khi lạm phát gia tăng thì rủi ro thanh khoản giảm. Điều này có thể giải thích là khi lạm phát gia tăng người dân sẽ chuyển sang đầu tư vào những tài sản ít bị mất giá do lạm phát hơn là gửi tiền vào ngân hàng do đó gây áp lực rút tiền lên ngân hàng nên ngân hàng phải tăng cường nắm giữ các tài sản thanh khoản làm tăng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả do đó làm rủi ro thanh khoản giảm.