CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân
hơn 0,8 nên vẫn được xem là tương quan ở mức trung bình. Mức độ tương quan giữa biến số SIZE và CAP có thể thấy rằng khi ngân hàng mở rộng quy mô thì phải tăng vốn chủ sở hữu lên để đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4.1.3. Kiểm định đa cộng tuyến và hiện tượng nội sinh của mô hình nghiên cứu
- Kiểm định đa cộng tuyến:
Theo Gujarati (2004) nếu chỉ số phóng đại phương sai VIF lớn hơn 10 thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kết quả kiểm định tại Phụ lục 2 cho thấy chỉ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 10. Kết quả này có thể kết luận các mô hình sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
- Kiểm định hiện tƣợng nội sinh của mô hình nghiên cứu:
Trong mô hình ngoài biến nội sinh là các biến độ trễ bậc một của các biến phụ thuộc, để kiểm tra hiện tượng nội sinh của các biến nghiên cứu thuộc đặc thù ngân hàng tác giả sử dụng kiểm định Durbin-Wu-Hausman với giả thuyết H0 : Biến kiểm định là biến ngoại sinh, trong đó tác giả sẽ sử dụng độ trễ bậc 1 của biến cần kiểm định nội sinh để làm biến công cụ. Theo kết quả tại Phụ lục 3 cho thấy trong mô hình nghiên cứu một số biến thuộc đặc thù ngân hàng là biến nội sinh.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng hàng
Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 4.3, ta thấy việc chạy mô hình theo phương pháp GMM là phù hợp bởi vì cả mô hình 1 và mô hình 2 không xuất hiện hiện tượng tự tương cả bậc nhất lẫn bậc hai do trong kiểm định AR(1) và AR(2) cho
giá trị p-value>0,05; kiểm định Sargan test cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình có tập biến công cụ phù hợp; kiểm định Difference-in-Hansen tests cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Tập biến công cụ của mô hình ngoại sinh.
Bảng 4.3: Kết quả chạy hồi quy mô hình 1 và mô hình 2
Biến Mô hình 1 (ROA) Mô hình 2 (ROE)
ROAt-1 -0.5204*** ROEt-1 -0.2046*** LIQR 0.0043 -0.0085 CRR 0.2530*** 2.9946** SIZE -0.0049*** -0.0709*** CAP 0.0202*** -0.7374*** CIR -0.0869*** -0.7922*** CPI -0.0305*** -0.2486*** AR(1) p-value 0.130 0.300 AR(2) p-value 0.120 0.318
Sargan test (p-value) 0.587 0.138
Difference-in-Hansen tests (p-value)
0.380 0.527
Số quan sát 120 120
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Mức ý nghĩa: *** 1% ; ** 5% ; * 10%
Từ kết quả hồi quy trên có thể thấy trong mô hình nghiên cứu tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời thì khả năng sinh lời (ROA, ROE) chịu tác động bởi khả năng sinh lời của kỳ trước, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, an toàn vốn, hiệu
quả hoạt động, lạm phát với mức ý nghĩa từ 1% đến 5%. Còn tác động của biến rủi ro thanh khoản đến khả năng sinh lời trong cả 2 mô hình đều không có ý nghĩa thống kê. Sau đây tác giả sẽ phân tích cụ thể như sau:
Rủi ro thanh khoản (LIQR) tác động đến khả năng sinh lời
Biến rủi ro thanh khoản cho biết tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả. Trong cả mô hình 1 và mô hình 2 tác động của biến rủi ro thanh khoản đến ROA và ROE đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không như kỳ vọng nghiên cứu ban đầu của tác giả và vấn đề này có thể được giải thích rằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả của mẫu nghiên cứu tương đối cao với giá trị trung bình là 20,56% và có những thời điểm tại một số ngân hàng cao trên 50%. Bên cạnh đó, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chú trọng bên cạnh vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống do đó các ngân hàng luôn chủ động duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản cao để chủ động ứng phó với nguy cơ rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Như trong giai đoạn trước giai đoạn nghiên cứu chỉ xảy ra tình hình rối loạn thanh khoản tại những thời điểm nhất thời bởi những sự kiện bất ngờ hay tin đồn thất thiệt và sau đó được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam đã được xử lý không dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngân hàng khác (trường hợp Ngân hàng Á Châu năm 2003, trường hợp ngân hàng Phương Nam năm 2005). Mặt khác, với mẫu dữ liệu nghiên cứu hạn chế nên có thể không phản ảnh đầy đủ và chính xác tình hình tác động của tổng thể nghiên cứu.
Rủi ro tín dụng (CRR) tác động đến khả năng sinh lời
Rủi ro tín dụng được đại diện bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ. Theo kết quả hồi quy tại Bảng 4.3, rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE có nghĩa là nó làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, kết quả này ngược lại kỳ vọng ban đầu của tác giả, tuy nhiên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Al-Khouri (2011). Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng có tác động rất đáng kể đến ROA (β =0.253 với mức ý nghĩa 1%) và ROE (β =2.995 với mức ý
nghĩa 5%). Mặc dù kết quả này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Shen và ctg (2008), Tafri và ctg (2009), Ruziqa (2013), Athanasoglou và ctg (2008), Sufian và Chong (2008), Dietrich và Wanzenried (2014) tuy nhiên có thể giải thích rằng việc sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng do đó nó chưa phản ánh hết nguy cơ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt với danh mục cho vay riêng của họ. Ví dụ như một khoản vay được đảm bảo bằng một tài sản có giá trị cao tuy nhiên khi xảy ra rủi ro thì việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện thanh toán cho khoản vay rất khó khăn, thêm vào đó là sự mất giá rất nhanh của các tài sản này.
Bên cạnh đó, trong trích lập dự phòng có phần trích lập dự phòng chung đối với các nhóm nợ từ 1 đến 4 do đó đối với những ngân hàng có khoản mục cho vay lớn thì số dự phòng chung này có thể sẽ lớn hơn những ngân hàng khác nhưng cũng chưa thể xác định được rằng những ngân hàng này có nguy cơ rủi ro tín dụng hơn những ngân hàng khác. Do đó, với kết quả nghiên cứu rằng khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng tăng không có nghĩa là nguy cơ rủi ro càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao. Ngoài ra, tại Việt Nam việc các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng để tăng khả năng sinh lời đã diễn ra trong năm 2011 và tất nhiên trong thời gian đầu các khoản vay chưa phát sinh vấn đề thì ngân hàng thu được lợi nhuận cao hơn.
Các yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng
Trong mô hình 1 và mô hình 2, ROA và ROE đều chịu tác động bởi giá trị của chúng trong kỳ trước với mức ý nghĩa 1%, tuy nhiên nó có tác động ngược chiều với hệ số hồi quy β lần lượt là -0.5204 và -0.2046, đây là mức độ tác động khá đáng kể. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2008), Dietrich và Wanzenried (2014) nhưng có một phần giống với kết quả nghiên cứu của Tafri và ctg (2009). Điều này có thể do tại Việt Nam sự gia tăng khả năng sinh lời trong giai đoạn 2007-2014 chưa thật sự xuất phát từ chất lượng quản trị mà một phần là do các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng do đó chất
lượng các khoản cho vay trong kỳ sau sẽ không được tốt dẫn đến làm tăng chi phí dự phòng rủi ro từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự giảm sút khá mạnh từ năm 2012 và mặc dù sau đó đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp so với những năm trước.
Kết quả tại Bảng 4.3 cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi quy mô ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tafri và ctg (2009), Sufian và Chong (2008). Điều này là do việc tăng quy mô ngân hàng sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí trong khi lợi nhuận tăng lên thấp hơn mức tăng lên của chi phí dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hơn thế nữa, do đặc điểm kinh tế tại Việt Nam và năng lực quản lý chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam nên lợi thế kinh tế về quy mô chưa thực sự phát huy hiệu quả.
An toàn vốn (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có tác động cùng chiều đối với ROA nhưng có tác động ngược chiều và rất đáng kể đến ROE với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi càng tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ làm tăng ROA nhưng sẽ làm giảm ROE. Điều này có thể giải thích là do khi tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng sẽ giảm việc sử dụng đòn bẩy nên tốc độ tăng lợi nhuận sẽ không nhanh bằng tốc độ tăng vốn chủ sở hữu dẫn đến ROE giảm. Mặt khác, khi ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao thì khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng cao hơn nên có thể tạo nên lòng tin của người dân vào sự ổn định, vững mạnh của ngân hàng do đó có thể làm giảm chi phí huy động vốn và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ đó làm tăng ROA. Kết quả nghiên cứu đối với ROA phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả, đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Shen và ctg (2010), Ruziqa (2013), Sufian và Chong (2008); còn kết quả nghiên cứu đối với ROE tuy trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015).
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có tác động ngược chiều và đáng kể đến cả ROA và ROE hay hiệu quả hoạt động tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi tăng hiệu quả hoạt động sẽ làm tăng ROA và ROE. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2008), Sufian và Chong (2008), Dietrich và Wanzenried (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). Điều này có thể giải thích rằng khi năng lực quản trị chi phí tốt thì ngân hàng có thể kiểm soát được các định mức chi phí hoạt động do đó có thể làm giảm tổng chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận đạt được dẫn đến làm tăng khả năng sinh lời.
Lạm phát có tác động ngược chiều và đáng kể đến cả ROA và ROE với mức ý nghĩa là 1%, có nghĩa là khi lạm phát gia tăng thì làm giảm ROA và ROE, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Điều này có thể giải thích là khi lạm phát gia tăng ngân hàng bị thụ động trong việc ứng phó với những thay đổi theo chiều hướng gia tăng trong các khoản mục chi phí trong khi thu nhập hầu như không thay đổi do các khoản mục cho vay có lãi suất cố định trong một khoảng thời gian. Điều này dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng từ đó làm giảm ROA và ROE.