CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng, luận văn tập trung nghiên cứu vào hai loại rủi ro là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để xem xét chúng có tác động như thế nào đến khả năng sinh lời của ngân hàng và thực hiện xây dựng giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:
Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản các ngân hàng buộc phải nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, do đó ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao hay rủi ro thanh khoản càng thấp. Ngân hàng có thanh khoản cao có thể giảm thiểu được sự thiếu hụt vốn tạm thời (rủi ro thanh khoản) và không phải vay vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu tiền mặt phát sinh đột suất trong trường hợp khách hàng rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên, việc duy trì các tài sản thanh khoản cao làm phát sinh chi phí cơ hội do việc không đầu tư vào các tài sản có tỷ suất sinh lời cao hơn để tăng lợi nhuận. Qua các nghiên cứu trước đây có thể thấy rằng rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Molyneux và Thornton, 1992) hoặc ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Bourke, 1989; Ruziqa, 2013) hay có tác động hỗn hợp đến các chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng (Shen và ctg, 2009; Al-Khouri, 2011). Dựa vào nghiên cứu của Tafri và ctg (2009) và Ruziqa (2013) được thực hiện tại các nước đang phát triển ở Châu Á do đó có thể có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam nên luận văn đo lường rủi ro thanh khoản bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả và kỳ vọng rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng và đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1 : Rủi ro thanh khoản có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng hay chỉ tiêu tài sản thanh khoản/tổng nợ phải trả có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Khi chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng càng thấp, ngân hàng phải đối mặt với tổn thất tài chính (thâm hụt vốn) do các khoản cho vay xấu có thể không thu hồi được hoặc chỉ thu hồi được một phần. Một trong những biểu hiện của chất lượng danh mục cho vay thấp ngoài tỷ lệ nợ xấu là dự phòng rủi ro tín dụng cao vì khi nợ xấu tăng cao các ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn cho các khoản nợ xấu này dẫn đến làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng và tăng chi phí dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Theo Sinkey (1998) lập luận rằng các ngân hàng có chất lượng các khoản cho vay thấp có xu hướng tăng mức dự phòng cho các khoản vay, điều này làm tăng chi phí lớn cho ngân hàng do đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Nói một cách khác, ngân hàng có khả năng sinh lời cao có xu hướng có chất lượng các danh mục cho vay cao với đặc điểm nợ xấu và khoản vay bị thiệt hại ở mức thấp so với các ngân hàng có khả năng sinh lời thấp (Dimitropoulos và ctg, 2010). Theo Athanasoglou (2005) về mặt lý thuyết sự gia tăng rủi ro tín dụng thường gắn liền với việc làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng do đó các ngân hàng sẽ cải thiện khả năng sinh lời bằng cách phát triển việc giám sát, tầm soát rủi ro tín dụng và các chính sách liên quan đến việc dự báo mức độ rủi ro trong tương lai. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rủi ro tín dụng có tác động nghược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Tafri và ctg, 2009; Ruziqa, 2013; Athanasoglou và ctg, 2008; Sufian và Chong, 2008; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015). Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H2 : Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.4.2. Khả năng sinh lời ảnh hưởng đến rủi ro
Theo Baselga-Pascual và ctg (2015) có một sự đồng thuận rộng rãi về tác động ngược chiều giữa khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Poghosyan và Čihak (2011) chỉ ra rằng các ngân hàng ở khu vực Châu Âu có thu nhập tốt thì ít phải trải qua những nguy cơ trong năm tiếp theo. Theo Louzis và ctg (2012) cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng thấp có thể đại diện cho chất lượng năng lực
liên quan đến hoạt động cho vay thấp, nghiên cứu của họ cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho rằng khả năng sinh lời có thể được xem như là chỉ số hàng đầu của các khoản vay có vấn đề trong tương lai (Baselga-Pascual và ctg, 2015). Theo Behr và ctg (2010) ngân hàng càng có khả năng sinh lời càng cao thì có thể có nhiều khả năng có giá trị thương hiệu càng cao, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro của ngân hàng (Baselga-Pascual và ctg, 2015; Rahman và ctg 2015; Behr và ctg, 2010). Như vậy, dựa trên các nghiên cứu trước đối với mục tiêu nghiên cứu thứ hai về tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro của ngân hàng, luận văn xây dựng hai giả thuyết nghiên cứu sau:
H3: Khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng hay khả năng sinh lời tác động cùng chiều với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả.
H4: Khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày tổng quan về khả năng sinh lời và rủi ro, các lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời và tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro. Đồng thời, trên cơ sở các nghiên cứu trước tác giả xây dựng các giải thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Từ cơ sở chương 2, tác giả sẽ xác định mô hình nghiên cứu, các biến đưa vào mô hình nghiên cứu.