CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các biến nghiên cứu
3.2.2. Biến đo lường rủi ro
Biến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng được đại diện bằng rủi ro thanh khoản (LIQR) và rủi ro tín dụng (CRR). Đây là hai chỉ tiêu cơ bản được áp dụng trong các nghiên cứu trước đây như: nghiên cứu về tác động của rủi ro thanh khoản đến khả năng sinh lời gồm nghiên cứu của Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Shen và ctg (2009); nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời gồm nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2008), Sufian và Chong (2008), Dietrich và Wanzenried (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015); nghiên cứu về tác động của cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời gồm nghiên cứu của Tafri và ctg (2009), Al-Khouri (2011) và Ruziqa (2013).
- Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk):
Rủi ro thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng nợ phải trả (Tafri và ctg, 2009; Ruziqa, 2013), trong đó tài sản thanh khoản tác giả lấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, vàng, đá quý, tiền gửi tại NHNN, tín phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác không kỳ hạn và đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày gửi; chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày mua. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao hay rủi ro thanh khoản càng thấp.
- Rủi ro tín dụng (Credit Risk):
Theo các nghiên cứu trước đây, rủi ro tín dụng được do lường bằng các chỉ tiêu như: Nợ xấu/Tổng dư nợ (Ruziqa, 2013; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015), dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (Shen và ctg, 2009; Tafri và ctg, 2009; Athanasoglou và ctg, 2008; Sufian và Chong, 2008; Dietrich và Wanzenried, 2014)… Tuy nhiên, do mức độ công bố các loại báo cáo tài chính của các ngân hàng khác nhau và trong những giai đoạn lại khác nhau nên việc lấy chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu không đáp ứng đủ mẫu nghiên cứu nên tác giả chọn chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ để đo lường cho rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Các ngân hàng trung ương của các nước sẽ thiết lập một số các tiêu chuẩn cụ thể về các mức quy định trích lập dự phòng rủi ro tổn thất của các khoản cho vay áp dụng đối với hệ thống ngân hàng trong nước. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/213 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ, cụ thể nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản: tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. Hiện nay các ngân hàng thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam.