Theo kết quả nghiên cứu trong Bảng 4.5 cho ta thấy việc chạy mô hình theo phương pháp GMM là phù hợp bởi vì mô hình 4 không xuất hiện hiện tượng tự tương quan bậc 2 do kiểm định AR(2) cho giá trị p-value >0.05; kiểm định Sargan test cho giá trị p-value >0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình có tập biến công cụ phù hợp; kiểm định Difference-in-Hansen tests cho giá trị p-value
>0.05 do đó không thể bác bỏ giả thuyết H0: Tập biến công cụ của mô hình ngoại sinh.
Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy mô hình nghiên cứu 4
Biến Mô hình 4a Mô hình 4b
CRRt-1 1.1664*** 1.2569*** ROA -0.276*** ROE -0.0289** SIZE -0.0023* -0.0026 CAP 0.0095 -0.0009 CIR -0.0193 -0.0191 CPI 0.0093 0.0135** AR(1) p-value 0.006 0.006 AR(2) p-value 0.634 0.266
Sargan test (p-value) 0.926 0.963
Difference-in-Hansen tests (p-value)
0.787 0.574
Số quan sát 120 120
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Mức ý nghĩa: *** 1% ; ** 5% ; * 10%
Theo kết quả tại Bảng 4.5, ROA và ROE có tác động ngược chiều và đáng kể (với hệ số hồi quy lần lượt là -0.276 và -0.0289) đến rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi ROA và ROE càng tăng thì rủi ro tín dụng càng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baselga-Pascual và ctg (2015), Behr và ctg (2010), Rahman và ctg (2015). Sự tác
động của ROA và ROE đến rủi ro tín dụng có thể giải thích là khi khả năng sinh lời tăng thể hiện năng lực quản lý chất lượng các khoản vay càng tốt theo quan điểm trong nghiên cứu của Louzis và ctg (2012) và nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho rằng khả năng sinh lời có thể được xem như là chỉ số hàng đầu của các khoản vay có vấn đề trong tương lai có nghĩa là khi khả năng sinh lời càng cao thì năng lực quản lý chất lượng các khoản vay càng tốt dẫn đến các khoản vay có vấn đề càng giảm.
Ngoài tác động của khả năng sinh lời thì rủi ro tín dụng còn chịu tác động của rủi ro tín dụng trong kỳ trước: Trong mô hình 4a và mô hình 4b rủi ro tín dụng trong kỳ trước có tác động cùng chiều và rất đáng kể đến rủi ro tín dụng trong kỳ này với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi rủi ro tín dụng của kỳ trước tăng dẫn đến rủi ro tín dụng của kỳ này sẽ tăng. Điều này có thể giải thích là do khi rủi ro tín dụng xuất hiện đồng nghĩa với chất lượng các khoản vay không tốt và việc xử lý các khoản vay không tốt không thể thực hiện trong thời gian ngắn, hơn nữa đối với các khoản vay trung dài hạn thì chất lượng các khoản vay trong kỳ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay này trong kỳ sau. Do đó, rủi ro tín dụng trong kỳ trước làm tăng rủi ro tín dụng trong kỳ này.
Ngoài ra, trong mô hình 4a rủi ro tín dụng còn chịu tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng nhưng không đáng và với mức ý nghĩa 10%, có nghĩa là khi quy mô ngân hàng tăng thì rủi ro tín dụng giảm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baselga-Pascual (2015) và có thể giải thích là do các ngân hàng càng lớn có thể đa dạng hóa danh mục cho vay rủi ro càng hiệu quả hơn do càng có lợi thế kinh tế về quy mô theo quan điểm trong nghiên cứu của Boyd và Prescott (1986), Salas và Saurina (2002). Đồng thời, theo Tafri và ctg (2009) khi nhu cầu vay tăng lên các ngân hàng nhỏ có xu hướng cho vay mạnh bạo hơn so với các ngân hàng lớn hơn bằng cách tham gia vào vào các dự án rủi ro cao hơn với kỳ vọng lợi nhuận cao hơn, điều này có nghĩa rằng ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng nhiều hơn hay ngân hàng có quy mô lớn hơn thì được kỳ vọng rủi ro tín dụng thấp hơn.
Trong mô hình 4b, lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhưng mức độ không đáng kể với mức ý nghĩa 10%, có nghĩa là khi lạm phát gia tăng thì rủi ro tín dụng càng tăng. Điều này là do khi lạm phát tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế gặp khó khăn dẫn đến làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn do đó làm giảm chất lượng các khoản cho vay từ đó làm giai tăng rủi ro tín dụng.
Tóm tắt chƣơng 4
Trong chương này, thông qua việc thực hiện một số phân tích định lượng như phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích đa cộng tuyến và phân tích hồi quy tuyến tính đã cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, ngược lại khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đây là cơ sở để nghiên cứu kết luận và đề xuất một số chính sách ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Kết luận
Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007-2014 với mẫu nghiên cứu gồm 20 ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, khả năng sinh lời được đo lường bằng ROA và ROE, rủi ro gồm rủi ro thanh khoản (tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả) và rủi ro tín dụng (dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ). Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình các biến đóng vai trò là biến kiểm soát gồm: an toàn vốn, quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động và lạm phát. Luận văn sử dụng phương pháp GMM để hồi quy mô hình nghiên cứu nhằm kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, ngược lại khả năng sinh lời của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau:
- Trong mô hình 1 và mô hình 2, rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA, ROE), có nghĩa là khi rủi ro tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng nhưng điều này không có nghĩa rằng nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao thì khả năng sinh lời càng tăng do việc sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ chưa phản ánh đầy đủ nguy cơ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt, đồng thời do các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng để tăng khả năng sinh lời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Al-Khouri (2011) nhưng trái ngược với kết quả nghiên cứu của Shen và ctg (2008), Tafri và ctg (2009), Ruziqa (2013), Athanasoglou và ctg (2008), Sufian và Chong (2008), Dietrich và Wanzenried (2014). Ngoài ra, khả năng sinh lời còn chịu tác động của khả năng sinh lời trong kỳ trước, an toàn vốn, quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động và lạm phát.
- Trong mô hình 3, khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng, có nghĩa là khi khả năng sinh lời càng tăng thì rủi ro
thanh khoản càng giảm hay ngân hàng sẽ tăng việc nắm giữ các tài sản thanh khoản nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản. Điều này là do khi khả năng sinh lời càng cao thì ngân hàng sẽ xem xét việc đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và rủi ro ngân hàng phải đối mặt và thường theo xu hướng các ngân hàng sẽ ít chấp nhận thêm rủi ro. Ngoài ra, rủi ro thanh khoản còn chịu tác động của rủi ro thanh khoản trong kỳ trước, quy mô ngân hàng, an toàn vốn, hiệu quả hoạt động và lạm phát.
- Trong mô hình 4, khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng, có nghĩa là khi khả năng sinh lời càng tăng thì rủi ro tín dụng càng giảm hay ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng các khoản vay nhằm giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và giảm nguy cơ các khoản nợ xấu phát sinh nhiều. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Baselga-Pascual và ctg (2015), Behr và ctg (2010), Rahman và ctg (2015). Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn chịu tác động của rủi ro tín dụng trong kỳ trước, quy mô ngân hàng và lạm phát.
Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy rủi ro thanh khoản không có tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng mặc dù có tác động đến khả năng sinh lời nhưng lại tác động cùng chiều. Ngược lại, khả năng sinh lời lại có tác động ngược chiều đến cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Như vậy, các ngân hàng có khả năng sinh lời cao thì lại thận trọng hơn trong quản trị rủi ro, do đó mức rủi ro họ chấp nhận sẽ thấp hơn, còn những ngân hàng có khả năng sinh lời thấp thì có thể thái độ chấp nhận rủi ro của họ sẽ cao hơn để đánh đổi với lợi nhuận đạt được. Mặt khác, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi rủi ro trong kỳ trước nên việc điều chỉnh trong quản trị rủi ro cần thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng.
5.2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy khả năng sinh lời có tác động đến thái độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng theo hướng khi khả năng sinh lời càng cao thì rủi ro càng giảm do đó để giảm thiểu rủi ro cần phải tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Như vậy, để góp phần giảm thiểu rủi ro các nhà quản trị ngân hàng cần cải thiện khả
năng sinh lời của ngân hàng, để thực hiện được điều này cần xem xét những vấn đề sau:
+ Về tín dụng: Mặc dù hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn và gây những tổn thất về tài chính rất nặng nề đối với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tín dụng. Theo kết quả nghiên cứu thì rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng tuy nhiên việc sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ chưa phản ánh đầy đủ nguy cơ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt với danh mục cho vay riêng do đó ngân hàng không thể chấp nhận tăng rủi ro tín dụng để làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
+ Về quy mô ngân hàng: Việc tăng quy mô ngân hàng có thể làm phát sinh thêm nhiều chi phí hơn thu nhập đem lại từ lợi thế về quy mô do đó các nhà quản trị nên duy trì hoạt động ở quy mô hợp lý không nên tăng quy mô quá mức.
+ Về an toàn vốn: Theo Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng, mức vốn tối thiểu có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, là nguồn vốn đảm bảo khả năng chống đỡ của ngân hàng với rủi ro tốt hơn. Việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao có thể làm tăng ROA tuy nhiên lại làm giảm ROE do đó các nhà quản trị cần cân nhắc trong việc duy trì tỷ lệ vốn như thế nào để phù hợp với mục tiêu của ngân hàng là tăng ROA nhiều hơn hay ROE nhiều hơn, đồng thời đây cũng là tỷ lệ vốn quan trọng giúp ngân hàng chống đỡ với rủi ro nên phải đảm bảo lớn hơn mức tối thiểu theo quy định của NHNN.
+ Về hiệu quả hoạt động: Việc quản trị chi phí tốt giúp ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến làm tăng khả sinh lời của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần quan tâm đến việc quản trị chi phí hoạt động, đặc biệt là khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (cần nâng cao chất lượng các khoản cho vay).
Việc duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản của ngân hàng có thể được điều chỉnh, thay đổi định kỳ để phù hợp với định hướng quả trị của ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản trong hiện tại có tác động đến việc điều chỉnh rủi ro thanh khoản trong tương lai theo hướng cho phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro. Do đó, mức rủi ro thanh khoản trong tương lai phụ thuộc vào mức rủi ro thanh khoản trong hiện tại nên các nhà quản trị cần quan tâm đến mục tiêu kiểm soát rủi ro thanh khoản trong hiện tại ở mức độ như thế nào.
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong tương lai các ngân hàng thương mại cần chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng các khoản cho vay, thực hiện các giải pháp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại thời điểm hiện tại. Vì rủi ro tín dụng trong hiện tại sẽ làm tăng rủi ro tín dụng trong tương lai do với một khoản nợ xấu thì việc xử lý nó cần có thời gian dài.
5.3. Hạn chế của luận văn và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng, tuy nhiên do thời gian có hạn nên bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cũng còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, luận văn chỉ mới lấy số liệu nghiên cứu của 20 ngân hàng thương
mại trong khoảng thời gian từ năm 2007-2014 nên số quan sát chưa nhiều và kết quả cũng chưa phản ánh đầy đủ trong nghiên cứu này.
Thứ hai, rủi ro trong hoạt động của ngân hàng bao gồm rất nhiều rủi ro, tuy
nhiên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu 02 loại rủi ro gồm rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản mà chưa xét đến các loại rủi ro khác như : rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ, rủi ro đạo đức…
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu này dựa vào phương pháp định lượng nên
chưa đi sâu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của rủi ro đến khả năng sinh lời và ảnh hưởng của khả năng sinh lời đến rủi ro của ngân hàng.
Từ những hạn chế trên, tác giả xin đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo là: - Xem xét thêm các loại rủi ro khác như: rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ, rủi ro đạo đức để đưa thêm vào mô hình nghiên cứu.
- Tăng quy mô mẫu nghiên cứu như: mở rộng thời gian nghiên cứu, tăng số lượng đối tượng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Al-Khouri, R. (2011). Assessing the Risk and Performance of the GCC Banking Sector, International Journal of Financeand Economics, Vol. 65 (3), pp. 72-80. Arellano, M. and Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable
estimation of error-components models, Journal of Econometrics, Vol. 68, pp.
29–51. Available from: <http://www.cemfi.es/~arellano/arellano-bover- 1995.pdf> [6 August 2016].
Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. and Delis, M.D. (2008). Bank-Specific, Industry-Specific and Macroeconomic Determinants of Bank Profitability,
Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, Vol. 18 (2),
pp. 121-136.
Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. and Delis, M.D. (2005). Bank-Specific, Industry-Specific and Macroeconomic Determinants of Bank Profitability. WP. Available from: <http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi= 10.1.1.627.2744&rep =rep1&type=pdf > [5 March 2016].
Báo cáo tài chính của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007-2014.
Basel Committee on Banking Supervision (1997). Core Principles for Effective Banking Supervision. Available from: <http://www.bis.org/publ/bcbs30a.pdf > [5 March 2016].
Baselga-Pascual, L., Trujillo-Ponce, A. and Cardone-Riportella, C. (2015). Factors influencing bank risk in Europe: Evidence from theo financial crisis, North