CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.3.2. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro ngân hàng
Trên thế giới có các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng tại một quốc gia hay một nhóm quốc gia. Trong đó, tác động của vốn lên rủi ro được nghiên cứu rất nhiều, ngoài ra còn có các biến thuộc đặc điểm ngân hàng như khả năng sinh lời, quy mô, hiệu quả hoạt động… và những biến vĩ mô như lạm phát, GDP cũng được nghiên cứu để xem xét tác động của nó lên rủi ro. Các nghiên cứu trước đây về tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro hầu hết có kết quả tương đồng nhau và tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về sự tác động ngược chiều này. Cụ thể như sau:
Baselga-Pascual và ctg (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với phương pháp ước lượng SGMM để phân tích các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro của các ngân hàng hoạt động ở khu vực Châu Âu trong giai đoạn từ 2001-2012. Trong đó, biến phụ thuộc gồm rủi ro tín dụng được đại diện
bằng tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tổng thể được đại diện bằng chỉ số Z-core, biến độc lập gồm cấu trúc tài sản (tổng dư nợ/tổng tài sản), mức vốn yêu cầu (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), nguồn vốn không phải tiền gửi (nguồn vốn không phải tiền gửi/tổng dư nợ), khả năng sinh lời (ROA), hiệu quả hoạt động (chi phí/thu nhập), chỉ số đa dạng hóa thu nhập (HHIRD), quy mô ngân hàng (logarit tự nhiên của tổng tài sản), lạm phát, GDP, lãi suất… Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro ngân hàng chịu tác động của rủi ro trong kỳ trước, đồng thời nó còn chịu tác động của cấu trúc tài sản, mức vốn yêu cầu, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng, lạm phát và GDP. Theo đó cấu trúc tài sản chỉ có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu trong khi mức vốn yêu cầu, ROA, quy mô ngân hàng và GDP vừa có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng lại vừa có tác động cùng chiều đến rủi ro tổng thể, hiệu quả hoạt động chỉ có tác động ngược chiều đến rủi ro tổng thể, lạm phát lại vừa có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng lại vừa có tác động ngược chiều đến chỉ số rủi ro tổng thể.
Behr và ctg (2010) nghiên cứu tác động của mức vốn yêu cầu đến hành vi chấp nhận rủi của 421 ngân hàng thương mại tại 61 quốc gia. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng các hệ số hồi quy trong mô hình với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu, biến độc lập gồm mức vốn yêu cầu (vốn chủ sở hứu/tổng tài sản), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE), quy mô (logarit tự nhiên của tổng tài sản), tỷ lệ chi phí trên thu nhập, lạm phát, GDP và các biến đại diện cho sự phát triển của hệ thống tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức vốn yêu cầu, quy mô, tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có mức độ tập trung tài sản thấp. Cụ thể, mức vốn yêu cầu và quy mô có tác động ngược chiều còn tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động cùng chiều. Đối với những ngân hàng có mức độ tập trung tài sản cao thì quy mô, ROAE có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Rahman và ctg (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại Bangladesh trong giai đoạn từ 2005-2013. Nghiên
nghiên cứu với biến phụ thuộc là rủi ro được đại diện bằng rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro cho vay/tổng dư nợ) và rủi ro tổng thể (độ lệch chuẩn ROA và ROE), biến độc lập gồm mức vốn quy định (CAR), quy mô ngân hàng (logarit tự nhiên của tổng tài sản), khả năng sinh lời (ROA), thanh khoản (tổng dư nợ/tổng tiền gửi), hoạt động ngoại bảng (giá trị các hoạt động ngoại bảng/tổng nợ phải trả), GDP, lạm phát và một số biến khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA và mức vốn quy định có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng, trong khi đó quy mô ngân hàng, thanh khoản và hoạt động ngoại bảng lại có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, mức vốn quy định, quy mô ngân hàng và hoạt động ngoại bảng có tác động đến rủi ro tổng thể của ngân hàng.
Như vậy, qua các nghiên cứu trên có thể thấy khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rủi ro ngân hàng còn chịu tác động của rủi ro trong kỳ trước và các biến thuộc đặc thù ngân hàng và các biến vĩ mô như: quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, mức vốn yêu cầu, lạm phát (Baselga-Pascual và ctg, 2015; Behr và ctg, 2010; Rahman và ctg, 2015).
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời của ngân hàng và tác động của khả năng năng sinh lời đến rủi ro của ngân hàng được tổng hợp trong Bảng 2.1 dưới đây như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Tác giả Phương pháp nghiên cứu Biến phụ
thuộc Biến độc lập Kết quả
RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG Shen và ctg
(2009)
2SLS ROA, ROAE và NIM
-Rủi ro thanh khoản: Chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi của khách hàng/tổng tài sản, Cho vay ròng/tổng tiền gửi và nguồn vốn ngắn hạn.
-Rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro cho vay/tổng dư nợ
-Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, các biến về thị trường và vĩ mô.
Rủi ro thanh khoản làm giảm ROAA và ROAE nhưng lại làm tăng NIM, rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến ROAA và ROAE nhưng lại tác động cùng chiều đến NIM. Ngoài ra, quy mô ngân hàng tỷ lệ vốn và tỷ lệ lạm phát cũng có tác động đến ROAA, ROAE và NIM.
Tafri và ctg (2009)
GLS ROA và ROE
-Lag (ROA, ROE)
-Rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro cho vay/tổng dư nợ
-Rủi ro thanh khoản: Tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả.
-Rủi ro lãi suất: Chênh lệch tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất trên tổng nguồn vốn.
-Quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, hoạt động ngoại bảng và tăng trưởng kinh tê.
Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến ROA và ROE, rủi ro lãi suất có tác động cùng chiều đến ROA và ngược chiều đến ROE, sự tác động của rủi ro thanh khoản lên ROA và ROE thì không có ý nghĩa thống kê. Quy mô ngân hàng chỉ có tác động ngược chiều đến ROA, vốn ngân hàng có tác động đến cả ROA và ROE. Nghiên cứu cũng cho thấy ROA và ROE còn chịu tác động bởi giá trị của chúng trong kỳ trước.
-Rủi ro tín dụng: Nợ xấu/tổng dư nợ.
-Vốn ngân hàng, quy mô ngân hàng. cả ROA, ROE và NIM, quy mô ngân hàng chỉ tác động ngược chiều đến NIM.
Al-Khouri (2011)
FEM ROA và ROE
Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn và quy mô ngân hàng
Rủi ro tín dụng, rủi ro vốn, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROA; rủi ro thanh khoản lại có tác động ngược chiều với ROA và cùng chiều với ROE.
Athanasoglou và ctg (2008)
GMM ROA và ROE
-Lag (ROA, ROE)
-Rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ.
-Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, quản trị chi phí hoạt động, các biến thuộc đặc điểm ngành, lạm phát và các biến vĩ mô khác.
Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến ROA và ROE, trong khi tỷ lệ vốn, quản trị chi phí hoạt động và lạm phát lại có tác động cùng chiều đến ROA và ROE. Nghiên cứu còn cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng còn chịu tác động bởi độ trễ của chúng.
Sufian và Chong (2008)
SGMM ROA -Rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ
-Quy mô ngân hàng, mức độ đa dạng hóa thu nhập, quản trị chi phí, mức an toàn vốn và các biến vĩ mô
Rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến ROA, trong khi thu nhập ngoài lãi và mức an toàn vốn lại có tác động cùng chiều đến ROA. Dietrich và Wanzenried (2014) SGMM ROAA, ROAE và NIM
-Lag (ROAA, ROAE, NIM)
-Rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ.
-Tỷ lệ vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động, tốc độ tăng tiền gửi, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập từ lãi và các biến vĩ mô khác.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ có tác động ngược chiều đến ROAA nhưng cùng chiều đến NIM, tỷ lệ vốn có tác động ngược chiều đến ROAA và ROAE nhưng cùng chiều đến NIM, hiệu quả hoạt động có tác động cùng chiều đến cả ROAA, ROAE và NIM; đồng thời khả năng sinh lời còn chịu tác động cùng chiều của độ trễ bậc nhất của chúng.
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) SGMM ROA và ROE
-Lag (ROA, ROE) -Tỷ lệ nợ xấu
-Cấu trúc tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cấu trúc tài trợ, hiệu quả hoạt động, HHIRD, GDP, lạm phát.
Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều trong khi HHIRD, cấu trúc tài sản, cấu trúc tài trợ, hiệu quả hoạt động và lạm phát lại có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời.
KHẢ NĂNG SINH LỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG Baselga- Pascual và ctg (2015) SGMM Tỷ lệ nợ xấu, Z- core
Độ trễ bậc một của rủi ro, cấu trúc tài sản, mức vốn yêu cầu, tỷ lệ nguồn vốn không phải tiền gửi/Tổng dư nợ, ROA, hiệu quả hoạt động, HHIRD, quy mô ngân hàng, lạm phát, GDP, lãi suất…
ROA, mức vốn yêu cầu, quy mô ngân hàng và GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng và cùng chiều đến rủi ro tổng thể; cấu trúc tài sản có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, rủi ro còn chịu tác động của hiệu quả hoạt động, lạm phát và rủi ro trong kỳ trước.
Behr và ctg (2010)
OLS Tỷ lệ nợ xấu
ROAE, mức vốn yêu cầu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, lạm phát, GDP và các biến khác
Đối với ngân hàng có mức độ tập trung tài sản thấp thì mức vốn yêu cầu và quy mô có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu còn tỷ lệ chi phí trên thu nhập lại có tác động cùng chiều. Đối với những ngân hàng có mức độ tập trung tài sản cao thì quy mô, ROAE có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Rahman và ctg (2015) GMM NPLTL, LLPTL, SROA, SROE
Độ trễ bậc một của rủi ro, ROA, CAR, quy mô ngân hàng, thanh khoản, hoạt động ngoại bảng, GDP, lạm phát và một số biến khác
ROA, CAR có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng trong khi quy mô ngân hàng, thanh khoản và hoạt động ngoại bảng lại có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, rủi ro của ngân hàng còn chịu tác động bởi rủi