CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả dữ liệu
4.1.1. Kết quả thống kê mô tả
Phân tích mô tả bằng việc phân tích giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất, độ lệch chuẩn của các biến số sẽ cho thấy một cách tổng quát về đặc tính cơ bản của các biến số trong mẫu nghiên cứu. Bảng 4.1 thể hiện các giá trị thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu với mẫu quan sát từ 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007-2014.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số của các ngân hàng trong mẫu (2007-2014)
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất ROA 160 1.04 0.59 0.01 4.73 ROE 160 10,53 6.16 0.07 28.46 LIQR 160 20.56 9.48 4.82 52.97 CRR 160 1.30 0.64 0.14 3.70 SIZE 160 7.76 0.53 6.34 8.82 CAP 160 11.18 5.44 4.26 35.63 CIR 160 21.92 6.92 3.45 45.37 CPI 160 10.72 6.10 4.09 22.9
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Từ Bảng 4.1 cho thấy ROA của các ngân hàng trong giai đoạn từ 2007-2014 tương đối thấp với giá trị trung bình là 1,04% và dao động từ 0.01% đến 4,73% với độ lệch chuẩn là 0,59 cho thấy mức độ chênh lệch ROA giữa các ngân hàng không nhiều. ROE trong giai đoạn này lại tương đối khá với giá trị trung bình là 10,53%,
dao động từ 0,07% đến 28,46% với độ lệch chuẩn 6,16 cho thấy mức chênh lệch ROE giữa các ngân hàng tương đối khá.
Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng nợ phải trả của các ngân hàng trong giai đoạn 2007-2014 tương đối cao với giá trị trung bình là 20,56%, mức thấp nhất là 4,82%, mức cao nhất là 52,97%, độ lệch chuẩn là 9,48 cho thấy mức độ phân tán giữa các giá trị quanh giá trị trung bình tương đối lớn. Như vậy, có thể thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam có thanh khoản tương đối cao, có những thời điểm tài sản thanh khoản trong 3 tháng chiếm trên 50% tổng nợ phải trả.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2007-2014 có giá trị trung bình là 1,3%, giá trị cao nhất là 3,7%, giá trị thấp nhất là 0,14%, độ lệch chuẩn là 0,64. Nếu so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì tỷ lệ này rất thấp. Bởi vì việc trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam được thực hiện theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đó chưa phản ánh thực chất nguy cơ rủi ro riêng của từng ngân hàng phải đối mặt.
Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng ở mức trung bình là 7,76 và dao động từ 6,34 đến 8,82 với độ lệch chuẩn 0,53 tương đối thấp cho thấy quy mô giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch quá lớn.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 11,18%, giá trị cao nhất là 35,65%, giá trị thấp nhất là 4,26%, độ lệch chuẩn là 5,44 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam ở mức khá và có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có giá trị trung bình là 21,92%, giá trị cao nhất là 45,37%, giá trị thấp nhất là 3,45%, độ lệch chuẩn là 6,92 cho thấy hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các ngân hàng Việt Nam ở mức tương đối.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 có giá trị trung bình là 10,72%, mức cao nhất là 22,9%, mức thấp nhất là 4,09%, độ lệch chuẩn trong giai đoạn này là 6,1. Như vậy, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tương đối biến động, có những thời điểm lạm phát lên 2 con số là năm 2008 và năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình thế giới, còn lại những thời điểm khác được kiểm soát ở mức một con số.
4.1.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
ROA ROE l.ROA l.ROE LIQR CRR l.LIQR l.CRR SIZE CAP CIR CPI
ROA 1 ROE 0.633*** 1 l.ROA 0.591*** 0.349*** 1 l.ROE 0.337*** 0.678*** 0.592*** 1 LIQR 0.17** 0.126 0.165* 0.085 1 CRR -0.175** 0.005 -0.109 0.058 -0.094 1 l.LIQR 0.15* 0.141* 0.158* 0.125 0.558*** 0.004 1 l.CRR -0.093 0.096 -0.17** 0.018 -0.099 0.816*** -0.079 1 SIZE -0.145* 0.417*** -0.124 0.464*** -0.144* 0.494*** -0.097 0.499*** 1 CAP 0.313*** -0.406*** 0.341*** -0.329*** 0.077 -0.245*** 0.043 -0.306*** -0.692*** 1 CIR -0.25*** -0.132* -0.2** -0.134 -0.426*** 0.388*** -0.377*** 0.361*** 0.34*** -0.161** 1 CPI 0.155** 0.127 0.32*** 0.286*** 0.319*** -0.047 0.168** -0.286*** -0.159** 0.191** -0.493*** 1
Theo Gujarati (2004) mối quan hệ giữa các cặp biến được xem là cao khi hệ số tương quan trên 0,8. Từ kết quả tại Bảng 4.2 cho thấy giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đa số đều nhỏ hơn 0,5 riêng chỉ có trường hợp biến quy mô ngân hàng và an toàn vốn có tương quan âm ở mức 0,692 nhưng vẫn ở mức nhỏ hơn 0,8 nên vẫn được xem là tương quan ở mức trung bình. Mức độ tương quan giữa biến số SIZE và CAP có thể thấy rằng khi ngân hàng mở rộng quy mô thì phải tăng vốn chủ sở hữu lên để đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4.1.3. Kiểm định đa cộng tuyến và hiện tượng nội sinh của mô hình nghiên cứu
- Kiểm định đa cộng tuyến:
Theo Gujarati (2004) nếu chỉ số phóng đại phương sai VIF lớn hơn 10 thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kết quả kiểm định tại Phụ lục 2 cho thấy chỉ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 10. Kết quả này có thể kết luận các mô hình sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
- Kiểm định hiện tƣợng nội sinh của mô hình nghiên cứu:
Trong mô hình ngoài biến nội sinh là các biến độ trễ bậc một của các biến phụ thuộc, để kiểm tra hiện tượng nội sinh của các biến nghiên cứu thuộc đặc thù ngân hàng tác giả sử dụng kiểm định Durbin-Wu-Hausman với giả thuyết H0 : Biến kiểm định là biến ngoại sinh, trong đó tác giả sẽ sử dụng độ trễ bậc 1 của biến cần kiểm định nội sinh để làm biến công cụ. Theo kết quả tại Phụ lục 3 cho thấy trong mô hình nghiên cứu một số biến thuộc đặc thù ngân hàng là biến nội sinh.