Phân loại DNNVV tại tỉnh Bến Tre cuối năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Tỷ trọng

Phân theo địa giới hành chính

Thành phố Bến Tre 39,2

Huyện Châu Thành 14,8

Huyện Chợ Lách 5,9

Huyện Mỏ Cày Nam 6,9

Huyện Mỏ Cày Bắc 5,3

Huyện Giồng Trôm 7,0

Huyện Ba Tri 7,1

Huyện Bình Đại 7,8

Huyện Thạnh Phú 6,0

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH 01 thành viên 62 Công ty TNHH 02 thành viên trở lên 20

Doanh nghiệp tư nhân 13

Công ty cổ phần 5

Phân theo lĩnh vực hoạt động

Nông, lâm, thủy sản 17,7

Công nghiệp, xây dựng 7,2

Thương mại và Dịch vụ 75,1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

4.1.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Bến Tre động, phá sản, giải thể tại tỉnh Bến Tre

Từ số liệu Bảng 4.1 cho thấy chỉ 78% DNNVV đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bến Tre đang còn hoạt động, điều này cho thấy các DNNVV tỉnh Bến Tre đang gặp khó khăn, cần có những giải pháp để tháo gỡ. Nhưng một thực tế hiện nay một số

vẫn hoạt động mang đậm tính chất hộ kinh doanh, không ghi chép các hoạt động sản xuất kinh doanh trên sổ kế toán nên con số 22% DNNVV không hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hàm ý rằng nhiều giao dịch kinh tế đã không được doanh nghiệp thống kê lại.

Những năm qua, hoạt động của các DNNVV tại Bến Tre gặp không ít khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và sự suy giảm kinh tế trong nước, bên cạnh đó tình hình xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và giá cả bấp bênh cũng gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Mặc dù số lượng các DNNVV tăng lên nhanh qua các năm nhưng nội lực của các doanh nghiệp này còn rất yếu, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu như các doanh nghiệp này nhận được sự hậu thuẫn, giúp đỡ cần thiết về nhân lực và tài lực thì khả năng tồn tại và phát triển sẽ cao hơn thay vì bị “chết yểu” dẫn đến một lượng không nhỏ DNNVV bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động như trong thời gian vừa qua.

Mặc dù các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ trung ương đến địa phương nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các chính sách này trên địa bàn tỉnh còn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế như các chương trình, chính sách chưa được thực hiện đồng bộ, hiệu quả chưa cao; giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp ở một số lĩnh vực vẫn còn chậm, nhất là các thủ tục cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường. Việc tiếp cận nguồn lực cho sản xuất kinh doanh như tín dụng, đất đai, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra... vẫn còn khó khăn, mất nhiều thời gian và phát sinh chi phí không chính thức; bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa hợp lý. Một bộ phận công chức, viên chức chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tinh thần phục vụ chưa cao; một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc phối hợp, hỗ trợ phát triển phát triển doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một số DNNVV còn hạn chế trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ. Năm 2017

có 99 doanh nghiệp giải thể, chiếm 18,9% doanh nghiệp thành lập mới, năm 2018 có 92 doanh nghiệp giải thể chiếm 17,2% doanh nghiệp thành lập mới (Bảng 4.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 60 - 62)