Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 58)

1. 5 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh

vừa tại tỉnh Bến Tre

4.1.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực tế hoạt động tại Bến Tre

Thời gian qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Tuy nhiên do trở ngại về mặt hạ tầng giao thông do bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi trong giai đoạn trước, số lượng DNNVV tại Bến Tre hiện ở mức thấp hơn nhiều tỉnh lân cận trong khu vực (Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long…). Tại thời điểm 31/12/2013 tổng số DNNVV đăng ký là 2.152 doanh nghiệp, đến 31/12/2018 số lượng DNNVV đăng ký là 3.810, tăng 1,77 lần (tương đương 1.658 doanh nghiệp).

Lũy kế đến 31/12/2018 Bến Tre có 4.382 doanh nghiệp với vốn đăng ký 34.698,5 tỷ đồng (trong đó có 3.448 doanh nghiệp đang hoạt động với vốn đăng ký 30.449,8 tỷ đồng); số DNNVV là 3.810 (chiếm 86,95%), bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.000 lao động., tuy nhiên chỉ có 2.972 DNNVV đang hoạt động, số còn lại là các DNNVV mới đăng ký chưa đi vào hoạt động hoặc là các DNNVV tạm thời dừng hoạt động sản xuất kinh doanh và DNNVV chờ giải thể, phá sản (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Số lượng DNNVV tại tỉnh Bến Tre

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số DNNVV đăng ký lũy kế 2.152 2.401 2.624 2.942 3.367 3.810 Số vốn đăng ký (tỷ đồng) 678,1 1.017,8 979,9 1.339,2 2.204,4 2.462,5 Số DNNVV đang hoạt động 1.679 1.950 2.053 2.305 2.626 2.972

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

Phân tích số liệu Bảng 4.2 cho thấy địa bàn thành phố Bến Tre là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp nhất trong tỉnh (chiếm 39,2%), kế đến là huyện Châu Thành với 02 khu công nghiệp An Hiệp và Giao Long (chiếm 14,8%), số doanh nghiệp còn lại phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh. Về loại hình doanh nghiệp, tính đến hết năm 2018 thì các DNNVV tỉnh Bến Tre chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 82%), thứ hai là loại hình doanh nghiệp tư nhân (chiếm 13%), còn lại là công ty cổ phần. Về lĩnh vực hoạt động các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (chiếm 75,1%), xếp thứ hai là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 17,7%), còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm một tỷ trọng nhỏ (7,2%).

Bảng 4.2. Phân loại DNNVV tại tỉnh Bến Tre cuối năm 2018

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Tỷ trọng

Phân theo địa giới hành chính

Thành phố Bến Tre 39,2

Huyện Châu Thành 14,8

Huyện Chợ Lách 5,9

Huyện Mỏ Cày Nam 6,9

Huyện Mỏ Cày Bắc 5,3

Huyện Giồng Trôm 7,0

Huyện Ba Tri 7,1

Huyện Bình Đại 7,8

Huyện Thạnh Phú 6,0

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH 01 thành viên 62 Công ty TNHH 02 thành viên trở lên 20

Doanh nghiệp tư nhân 13

Công ty cổ phần 5

Phân theo lĩnh vực hoạt động

Nông, lâm, thủy sản 17,7

Công nghiệp, xây dựng 7,2

Thương mại và Dịch vụ 75,1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

4.1.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Bến Tre động, phá sản, giải thể tại tỉnh Bến Tre

Từ số liệu Bảng 4.1 cho thấy chỉ 78% DNNVV đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bến Tre đang còn hoạt động, điều này cho thấy các DNNVV tỉnh Bến Tre đang gặp khó khăn, cần có những giải pháp để tháo gỡ. Nhưng một thực tế hiện nay một số

vẫn hoạt động mang đậm tính chất hộ kinh doanh, không ghi chép các hoạt động sản xuất kinh doanh trên sổ kế toán nên con số 22% DNNVV không hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hàm ý rằng nhiều giao dịch kinh tế đã không được doanh nghiệp thống kê lại.

Những năm qua, hoạt động của các DNNVV tại Bến Tre gặp không ít khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và sự suy giảm kinh tế trong nước, bên cạnh đó tình hình xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và giá cả bấp bênh cũng gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Mặc dù số lượng các DNNVV tăng lên nhanh qua các năm nhưng nội lực của các doanh nghiệp này còn rất yếu, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu như các doanh nghiệp này nhận được sự hậu thuẫn, giúp đỡ cần thiết về nhân lực và tài lực thì khả năng tồn tại và phát triển sẽ cao hơn thay vì bị “chết yểu” dẫn đến một lượng không nhỏ DNNVV bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động như trong thời gian vừa qua.

Mặc dù các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ trung ương đến địa phương nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các chính sách này trên địa bàn tỉnh còn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế như các chương trình, chính sách chưa được thực hiện đồng bộ, hiệu quả chưa cao; giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp ở một số lĩnh vực vẫn còn chậm, nhất là các thủ tục cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường. Việc tiếp cận nguồn lực cho sản xuất kinh doanh như tín dụng, đất đai, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra... vẫn còn khó khăn, mất nhiều thời gian và phát sinh chi phí không chính thức; bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa hợp lý. Một bộ phận công chức, viên chức chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tinh thần phục vụ chưa cao; một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc phối hợp, hỗ trợ phát triển phát triển doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một số DNNVV còn hạn chế trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ. Năm 2017

có 99 doanh nghiệp giải thể, chiếm 18,9% doanh nghiệp thành lập mới, năm 2018 có 92 doanh nghiệp giải thể chiếm 17,2% doanh nghiệp thành lập mới (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Số lượng DNNVV thành lập mới, phá sản, giải thể tại tỉnh Bến Tre

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số DNNVV thành lập mới 245 304 290 377 524 535 Số DNNVV phá sản, giải thể 57 55 67 59 99 92

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

4.1.3. Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong thời gian qua, mặc dù các DNNVV tại tỉnh Bến Tre đã có nhiều bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng, ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Song thực tế chỉ ra rằng, cũng như các DNNVV trong cả nước, DNNVV tại tỉnh Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận vốn TDNH.

Phân tích kết quả Bảng 4.4 cho thấy dư nợ tín dụng DNNVV chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 16%, dư nợ tín dụng DNNVV có tốc độ tăng trưởng khá tốt, đạt mức tăng trưởng bình quân 16,6% trong cả giai đoạn 2013-2018 cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ toàn hệ thống (16,1%).

Phân tích kết quả Bảng 4.4 cũng cho thấy các DNNVV tại tỉnh Bến Tre mới đa phần tiếp cận được vốn tín dụng ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ cho vay DNNVV, việc tiếp cận vốn tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Điều này cho thấy, các DNNVV mới tiếp cận được vốn tín dụng ngắn hạn để giải quyết nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp; việc đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư các dự án lớn,… thì vấn đề thiếu vốn vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Bảng 4.4. Dư nợ tín dụng của DNNVV tại tỉnh Bến Tre Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ 14.798 15.864 18.988 22.702 26.769 31.028 Dư nợ DNNVV 2.146 2.348 2.791 3.428 4.218 4.950 + ∆DNTD1 156 202 443 637 790 732 + %DNTD2 7,8 9,4 18,9 22,8 23,0 17,4 Dư nợ DNNVV ngắn hạn 1.609 1.784 2.093 2.674 3.157 3.738 Dư nợ DNNVV trung dài hạn 536 563 698 754 1.061 1.212 Dư nợ DNNVV /Tổng dư nợ 14,5% 14,8% 14,7% 15,1% 15,8% 16,0%

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre và tính toán của tác giả.

Phân tích Bảng 4.5 cho thấy dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre tập trung phần lớn ở ngành thương mại và dịch vụ (chiếm 45,2%), đây cũng là ngành có nhiều DNNVV hoạt động nhất, tiếp theo là dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 35%) còn lại là ngành nông, lâm, thủy sản (chiếm 19,8%). Mặc dù khu vực nông, lâm, thủy sản có số lượng doanh nghiệp hoạt động cao hơn khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng dư nợ cho vay khu vực này tương đối thấp phần nào phản ánh hiệu quả hoạt động và mức độ rủi ro của DNNVV hoạt động trong lĩnh vực này.

Bảng 4.5. Dư nợ tín dụng, nợ xấu của DNNVV tại Bến Tre phân theo ngành kinh tế và thị phần các ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng, doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Số tiền giải ngân lũy kế từ đầu năm Dư nợ 31/12/2018 Nợ xấu Tổng số Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5

I Phân theo ngành kinh tế

1 Nông, lâm và thủy sản 1.816.639 979.184 19,8 10.480 2 Công nghiệp và xây dựng 2.711.019 1.735.040 35,0 73.553 3 Thương mại và dịch vụ 6.061.572 2.236.141 45,2 9.892

Tổng (1+2+3) 10.589.230 4.950.365 100,0 93.925 II Phân theo ngân hàng

cho vay

1 NHNo&PTNT 733.485 537.237 10,9 9.285 2 NH Công thương 1.195.768 483.871 9,8 983 3 NH Đầu tư & Phát triển 6.889.551 2.977.240 60,1 37.823 4 NH Ngoại Thương 782.345 241.479 4,9 - 5 NH Sài Gòn Thương tín 518.272 217.951 4,4 - 6 NH Sài Gòn 34.105 24.522 0,5 - 7 NH Đông Á 19.310 53.680 1,1 44.280 8 NH Kiên Long 12.099 11.443 0,2 29 9 NH Á Châu 148.448 177.120 3,6 - 10 NH BĐ Liên Việt 21.549 16.890 0,3 - 11 NH Nam Á 2.160 1.560 0,0 - 12 NH Phát triển TP.HCM 153.838 132.187 2,7 - 13 NH Xây Dựng - 1.525 0,0 1.525 14 NH Quân đội 78.300 73.660 1,5 - Tổng (1+2+…+14) 10.589.230 4.950.365 100,0 93.925

Xét về thị phần cho vay của các NHTM thì Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực cho vay DNNVV, dư nợ chiếm đến 60% dư nợ cho vay trên địa bàn, đây cũng là ngân hàng có thế mạnh về cho vay doanh nghiệp trong nhiều năm qua, tiếp theo là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn với dư nợ cho vay chiếm 10,9%, Ngân hàng TMCP Công thương dư nợ chiếm 9,8%, các ngân hàng còn lại tham gia với tỷ trọng thấp, dư nợ dưới 5%.

Qua theo dõi chất lượng tín dụng của DNNVV tại các ngân hàng cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 1,9% tổng dư nợ, tuy thấp hơn nhiều so với giới hạn khuyến cáo của NHNN (dưới 3%) nhưng cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành trên địa bàn (0,72%). Số liệu trên phản ánh rủi ro trong cho vay đối với DNNVV cũng ở mức cao hơn so với các đối tượng khác.

4.1.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ngân hàng

Tính đến hết 31/12/2018 toàn tỉnh Bến Tre có 1.035 DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tăng 13,1% so với năm 2017. Từ năm 2013, số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của các DNNVV đã có nhiều chuyển biến. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng bình quân giai đoạn 2013 - 2018 đạt 18,37%/năm (Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn TDNH

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số DNNVV được ngân

hàng chấp thuận cho vay 449 491 584 717 915 1.035

+ ∆DNNVV3 42 93 93 133 198 120

+ %DNNVV4 9,4 18,9 22,8 27,7 13,1

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre

4.1.5. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Theo Hình 4.1, tỷ lệ DNNVV tại tỉnh Bến Tre được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng giảm ở năm 2014 cho thấy ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đến tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên sau năm 2014, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Qua đó cho thấy chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương, cùng sự vào cuộc của hệ thống ngân hàng và sự nỗ lực vươn lên của DNNVV trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

Một thực tế đáng chú ý khi phân tích Hình 4.1 là mặc dù tỷ lệ DNNVV tiếp cận vốn TDNH tại tỉnh Bến Tre tính đến hết năm 2018 đạt 34,8%, nhưng nếu tính trên tổng số DNNVV đăng ký thì con số này chỉ đạt 27,2%. Điều đó cho thấy, một lượng lớn DNNVV tiềm năng vẫn chưa có cơ hội để phát triển. Ngoài việc tiếp tục duy trì cấp tín dụng, hỗ trợ cho các DNNVV là khách hàng truyền thống thì các NHTM cũng phải tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, khơi dậy nội lực của DNNVV, giúp đỡ doanh nghiệp khởi nghiệp đứng vững trên thị trường.

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ DNNVV tại Bến Tre được tiếp cận vốn TDNH

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre và tính toán của tác giả.

Từ bảng 4.7 có thể thấy khoảng cách giữa GTLN và GTNN của các biến thuộc nhóm tài chính là khá lớn, cụ thể:

- Biến Vốn điều lệ (X3) có GTLN là 23.000 và GTNN là 80. Qua đó, quy mô của các doanh nghiệp nghiên cứu là có sự chênh lệch khá lớn.

- Biến Lợi nhuận sau thuế (X4) có GTLN là 2.273, trong khi đó GTNN là 7. Các doanh nghiệp nghiên cứu kinh doanh có lãi, tuy nhiên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có sự chênh lệch thể hiện khả năng tài chính không đồng đều của các doanh nghiệp.

- Biến Nợ ngắn hạn (X5) có GTLN là 10.000 và GTNN là 0. Qua đó, các doanh nghiệp có sử dụng đòn cân nợ để tăng khả năng hoạt động kinh doanh.

- Biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu (X6) có GTLN là 15.05 và GTNN là 0.19. Các doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng không đồng đều. GTNN của tốc độ tăng trưởng doanh thu cho thấy tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn và hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

- Biến Giá trị tài sản đảm bảo (X7) có GTLN là 2.250 và GTNN là 200. Các doanh nghiệp khảo sát đều có tài sản đảm bảo, đây là yếu tố gia tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tài sản của doanh nghiệp là khá thấp so với nhu cầu vốn tiếp cận vốn tín dụng hiện nay.

- Biến Giá trị vay (X8) có GTLN là 2.000 và GTNN là 50. Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp là khá nhỏ, phù hợp với quy mô hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Bảng 4.7 cho thấy các doanh nghiệp khảo sát có tình hình tài chính cũng như sự phát triển không đồng đều đặc biệt là các chỉ số tài chính. Về nhóm nhân tố phi tài chính, tuổi và kinh nghiệm của người điều hành của các doanh nghiệp cũng có sự chênh lệch. Đa số các doanh nghiệp có tuổi đời còn khá trẻ với doanh nghiệp trẻ nhất chỉ mới thành lập được hơn 1 năm và doanh nghiệp có tuổi đời lớn nhất là 12 năm. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp cũng có GTNN là 1 năm và GTLN là 30 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 58)