Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 77)

1. 5 Phương pháp nghiên cứu

4.4. Thảo luận kết quả

Từ kết quả mô hình hồi quy và các kiểm định sau hồi quy thì các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn (Y) gồm tuổi của doanh nghiệp (X1), kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp (X2), lợi nhuận sau thuế (X4), giá trị tài sản đảm bảo (X7) và giá trị vay (X8). Trong đó, (X1), (X2), (X4) và (X7) tác động cùng chiều đến (Y) và (X8) tác động ngược chiều đến (Y).

Đầu tiên, kết quả mô hình cho thấy biến tuổi của doanh nghiệp (X1) có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Theo lý thuyết, tuổi của doanh nghiệp thể hiện được kinh nghiệm hoạt động, khả năng quản lý, quy mô và uy tín của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp càng lâu năm sẽ càng tăng khả năng tiếp cận được vốn tín dụng. Kiểm tra thực tế từ kết quả hồi quy ta thấy thực tế phù hợp với lý thuyết.

Thứ hai, biến kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp (X2) có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro và giúp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, người điều hành doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm thì sẽ nắm được đầy đủ các quy định, nguyên tắc cho vay của NHTM để chủ động đáp ứng, và xây dựng được mối quan hệ gắn bó với các NHTM trên địa bàn. Qua đó, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp.

Thứ ba, biến vốn điều lệ của doanh nghiệp (X3) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này khác với kỳ vọng ban đầu. Vốn điều lệ doanh nghiệp thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, vốn điều lệ được các doanh nghiệp đăng kí không thể hiện đúng năng lực tài chính và giá trị của doanh nghiệp nên đây không phải là chỉ số để đưa ra quyết định cấp tín dụng.

Thứ tư, biến lợi nhuận sau thuế (X4) có tác động cùng chiều đối với khả năng tiếp cận vốn. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Lợi nhuận sau thuế là chỉ số để tính toán hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì thế, khi lợi nhuận càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao và khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo nên tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Thứ năm, biến nợ ngắn hạn (X5) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này khác với kỳ vọng ban đầu. Nợ ngắn hạn thể hiện cán cân nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành kinh doanh và cán cân nợ cao còn thể hiện các doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, biến tốc độ tăng trưởng doanh thu (X6) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kết quả này khác với kỳ vọng ban đầu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp năm nay so với năm trước có tăng trưởng hay không. Chỉ số này cho thấy doanh nghiệp đang tăng trưởng hay giảm sút. Đây là chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam khi mà các DNNVV hầu như không được kiểm toán độc lập và tâm lý giảm thiểu tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng nên doanh thu của các doanh nghiệp không thể hiện thực tế doanh số bán của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường hạn chế xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi không cần thiết và giảm thiểu doanh thu. Thay vì xem xét doanh thu các ngân hàng thường quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều hơn. Vì vậy, biến X6 không có ý nghĩa thống kê là phù hợp với thực trạng hiện tại.

Thứ bảy, biến giá trị tài sản đảm bảo (X7) có tác động cùng chiều đối với khả năng tiếp cận vốn. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Tài sản đảm bảo là yếu tố không thể thiếu để ra quyết định cấp tín dụng vì tài sản đảm bảo là công cụ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp vay vốn phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả

nợ cho ngân hàng. Cũng như là cơ sở để ngân hàng thu hồi vốn vay trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo cảng lớn thì khoản vay của doanh nghiệp càng đươc đảm bảo nên nó tác động cùng chiều với quyết định cấp tín dụng.

Thứ tám, biến giá trị vay (X8) có tác động ngược chiều đối với khả năng tiếp cận vốn. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Giá trị vay là số vốn mà doanh nghiệp cần vay. Giá trị vay càng lớn thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về khả năng trả nợ, tài sản thế chấp đủ để đảm bảo khoản vay thì mới tiếp cận được vốn vay. Vì thế, giá trị vay có tác động ngược chiều với quyết định cho vay.

Các kết quả trên thể hiện đúng thực tế hiện nay về tình hình tín dụng đối với DNNV tại Bến Tre. Khi mà tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay cùng với việc thông tin tài chính kém chính xác thì các nhân tố tài chính cần được sàng lọc, các nhân tố phi tài chính là căn cứ để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Kết luận chương 4

Chương này tác giả thực hiện các nội dung sau:

- Khái quát thực trạng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV tại Bến Tre.

- Tiến hành chạy mô hình định lượng Logit bằng phần mềm Eviews. Từ đó, đưa ra kết luận mô hình nghiên cứu và thực hiện các kiểm định tính phù hợp, thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu.

- Kết luận chung từ mô hình nghiên cứu làm cơ sở để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong Chương 5, đề tài sẽ trình bày các kết luận và một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng đối với DNNVV tại vùng nghiên cứu.Bên cạnh đó, một số hạn chế của đề tài cũng sẽ được rút ra và nêu rõ hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Thời gian qua,DNNVV trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Các DNNVV của tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các DNNVV tại tỉnh Bến Tre cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn đã dẫn đến nhiều DNNVV phải ngưng hoạt động, phá sản, giải thể,… Chính vì nguyên nhân đó, đề tài nghiên cứu đã đi vào phân tích theo hai hướng: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trên địa bàn để thấy được những tồn tại và nguyên nhân của vấn đề này, phân tích định lượng trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát thực tế để đề tài có sức thuyết phục hơn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp định hướng có thể vận dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Nhìn chung, mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra ban đầu đã cơ bản được giải quyết, các câu hỏi nghiên cứu cũng đã được trả lời bằng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Về mặt lý thuyết, đề tài đã giới thiệu một số khái niệm, đặc điểm, phân loại về DNNVV, đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV,… Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trước đây cũng được đề tài mô tả tóm lược, phân tích xoáy sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH của các DNNVV, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu thực tế của đề tài.

Câu hỏi về những nhân tố và chiều tác động từng nhân tố đến khả năng tiếp cận TDNH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã được trả lời bằng kết quả hồi

qui Binary Logistic. Kết quả chỉ ra rằng những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDNH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bến Tre gồm: Tuổi của doanh nghiệp, kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế, giá trị tài sản đảm bảo và giá trị vay. Trong đó, các nhân tố về tuổi của doanh nghiệp, kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế và giá trị tài sản đảm bảo này có tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận TDNH đối với DNNVV, tức là khi các nhân tố này tăng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sẽ làm tăng khả năng tiếp cận TDNH của DNNVV. Riêng nhân tố về giá trị khoản vay có tác động ngược chiều đối với khả năng tiếp cận TDNH của DNNVV, tức là khi giá trị khoản vay tăng lên trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sẽ làm giảm khả năng tiếp cận TDNH của DNNVV.

Các nhân tố về vốn điều lệ, nợ ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kỳ vọng ban đầu sẽ có tác động đến khả năng tiếp cận TDNH và được đưa vào mô hình để xem xét nhưng kết quả lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, nghiên cứu không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ của các nhân tố này với khả năng tiếp cận TDNH đối với DNNVV tại vùng nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp có chiến lược cụ thể trong tiếp cận vốn TDNH và các cơ quan quản lý nhà nước, các NHTM nắm bắt được những khó khăn của DNNVV để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

5.2. Kiến nghị đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là nhân tố tiên quyết cho khoản vay đối với DNNVV. Vì vậy, các chi nhánh NHTM cần có chính sách thông thoáng hơn trong việc đánh giá tài sản bảo đảm, mở rộng về phạm vi tài sản bảo đảm, phát triển thêm các hình thức bảo lãnh từ các công ty mẹ lớn hơn; đồng thời cần tăng cường nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương thức sản xuất, kinh doanh của DNNVV làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định pháp luật.

Đồng thời, các chi nhánh NHTM trên địa bàn nên thay đổi các cơ chế thẩm định thông qua thay đổi các nhân tố căn cứ để ra quyết định cấp tín dụng, đưa vào nhân tố phi tài chính để đánh giá khách quan hơn về nhân tố tài chính và tạo cơ hội tiếp cận vốn hơn cho DNNVV. Bên cạnh đó, các chi nhánh NHTM cần ban hành các sản phẩm phù hợp hơn với tình hình DNNVV nhỏ hiện nay như phương án đáo hạn gốc, gốc tăng dần, niên kim giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ, cân bằng lợi nhuận sau thuế, đưa ra lãi suất phù hợp với thị trường và tình hình tài chính chung của các DNNVV, điều kiện vay thông thoáng và phù hợp hơn.

Về lợi nhuận sau thuế

Các DNNVV phần lớn có thời gian hoạt động ngắn, tình hình tài chính thường không tốt cùng với thông tin không có độ chính xác cao nên để mở rộng khả năng tiếp cận vốn TDNH của các DNNVV tại Bến Tre thì các chi nhánh NHTM cần linh hoạt trong vấn đề thẩm định yếu tố lợi nhuận sau thuế. Các NHTM có thể căn cứ vào dòng tiền ra, vào thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp hoặc dựa trên các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện cùng với việc khảo sát về tỉ suất lợi nhuận của ngành mà doanh nghiệp kinh doanh để tìm ra lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.

Các nhân tố phi tài chính cũng là một căn cứ đánh giá khả năng hoạt động, năng lực tài chính. Vì vậy, nhân tố phi tài chính cũng là nhân tố ngân hàng cần quan tâm để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.

Về giá trị khoản vay

Giá trị khoản vay được ngân hàng xác định dựa trên lợi nhuận sau thuế và tài sản bảo đảm. Vậy để đáp ứng được nhu cầu vốn của DNNVV, các NHTM cần cân nhắc thẩm định 2 yếu tố trên. Giá trị vay cũng có thể cải thiện thông qua ban hành các gói sản phẩm mới với lãi suất và thời hạn vay phù hợp hơn với đối tượng DNNVV.

Về tuổi của doanh nghiệp

Để đánh giá chính xác tuổi của doanh nghiệp hay bề dày hoạt động của doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng, thẩm định của ngân hàng cần tìm hiểu thêm các thông tin về lịch sử hình thành, thay đổi của doanh nghiệp thông qua các thông tin, chứng từ thu thập được. Từ đó có các kết luận, đánh giá chuẩn xác hơn về năng lực của doanh nghiệp cũng như tạo cơ sở để ra quyết định tín dụng phù hợp, chính xác hơn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn TDNH của doanh nghiệp.

Về kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp

Các cán bộ tín dụng cần yêu cầu các DNNVV cung cấp thêm hồ sơ về người điều hành doanh nghiệp như bằng cấp, quá trình làm việc, các vị trí, vai trò đã từng đảm nhiệm,.. để có kết quả, đánh giá chính xác về kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp. Qua đó, nhằm đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp và chính xác nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp.

5.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Về tài sản đảm bảo Về tài sản đảm bảo

Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV, chứng tỏ tài chính các DNNVV chưa đủ minh bạch để ngân hàng có thể nới lỏng các yêu cầu về tài sản bảo đảm. Do đó để tăng cường niềm tin của ngân hàng vào DNNVV khi cho vay, các DNNVV cần thiết phải có thông tin tài chính rõ ràng, khi ngân hàng đã có niềm tin vào DNNVV thì các yêu cầu về tài sản bảo đảm sẽ được nới lỏng, DNNVV sẽ dễ dàng tiếp cận TDNH hơn đồng thời mức lãi suất cho vay cũng sẽ hợp lý hơn.

Đồng thời, các DNNVV cần tách biệt được vốn đầu tư, tài sản của cá nhân, gia đình và vốn đầu tư của doanh nghiệp để NHTM có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đối với những tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, DNNVV nên đầu tư chi phí để chuyển đổi quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang

quyền sở hữu tài sản của DNNVV để thuận tiện dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đẩy nhanh quá trình vốn hóa các tài sản như đất đai, nhà xưởng,…Đồng thời, thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất để thuận lợi khi đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm đầy đủ đối với các tài sản NHTM khuyến khích mua bảo hiếm nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn TDNH.

Khi đầu tư vào tài sản cố định, DNNVV nên chú trọng đầu tư vào những tài sản có giá trị, ít có rủi ro lạc hậu về công nghệ, dễ dàng tiêu thụ khi thanh lý. Điều này giúp DNNVV vừa có tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa làm Tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, cũng như tạo được nguồn thu nhập cao từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc dự án, tạo thêm nguồn trả nợ có giá trị cho NHTM.

DNNVV cũng cần cập nhật các chính sách, các chương trình cho vay ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 77)