Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 43 - 46)

1. 5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.2. Các nghiên cứu trong nước

1. Tác giả Nick J.Freeman và Le Bich Ngoc (2007) được viết vào thời điểm tín dụng DNVVN đang tăng trưởng cao. Đề tài khảo sát thực tế tình hình tài chính DNVVN để tìm ra các khó khăn tài chính của các doanh nghiệp này đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cao để giúp cải thiện tình hình tài chính cho các doanh nghiệp. Đề tài sử dụng các nhân tố nghiên cứu gồm: nhóm nhân tố tài chính: các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính; nhóm nhân tố phi

tài chính gồm lịch sử trả nợ, khả năng quản lý, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp và tuổi của doanh nghiệp; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo.

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kê nghiên cứu, đề tài đã kết luận các nhân tố sau tác động đến quyết định cấp tín dụng của DNNVV gồm: nhóm nhân tố tài chính: các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính; nhóm nhân tố phi tài chính gồm lịch sử trả nợ, khả năng quản lý, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp và tuổi của doanh nghiệp; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo. Vậy tất cả các nhân tố nghiên cứu đều tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.

2. Đề tài của tác giả Cao Thi Khanh Nguyet (2014) nhằm tìm hiểu thực trạng tại sao các kênh tín dụng phi chính thức vẫn là nguồn tài chính quen thuộc và phổ biến nhất đối với các DNVVN mặc dù NHNN đã có những chính sách mở rộng tín dụng chính thức. Kết quả thu được từ nghiên cứu là do các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn chính thức và chi phí từ các nguồn tín dụng phi chính thức thấp hơn. Ngoài ra đề tài còn khảo sát các DNVVN để thúc đẩy tín dụng chính thức đến với các DNVVN. Các nhân tố nghiên cứu của đề tài gồm: các nhân tố tài chính gồm hạn mức tín dụng chính thức, hoạt động đầu tư, các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính; nhân tố phi tài chính gồm môi trường doanh nghiệp, đặc điểm của người quản lý doanh nghiệp (tuổi, trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm), đặc điểm doanh nghiệp (tuổi và kích cỡ doanh nghiệp); nhân tố giá trị tài sản đảm bảo.

Từ quá trình nghiên cứu, đề tài đưa ra kết luận các nhân tố tác động đến quyết định cấp tín dụng đối với DNVVN gồm: các nhân tố tài chính gồm hạn mức tín dụng chính thức, các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính, nhân tố giá trị tài sản đảm bảo; các nhân tố phi tài chính gồm đặc điểm của người quản lý doanh nghiệp (tuổi, trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm), môi trường doanh nghiệp.

3. Tác giả Phuong Nu Minh Le (2012) nhằm tìm hiểu về thực trạng khó tiếp cận vốn các DNVVN ở Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng trên. Đề tài sử dụng dữ liệu từ ngân hàng thế giới điều tra doanh nghiệp năm 2009 cùng với quá trình tiếp xúc khảo sát doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn để hình thành

nên các mô hình logistic, logit binominal. Kết quả là đề tài đã tìm ra được hạn chế chủ yếu của các DNVVN ở Việt Nam là ở tài sản đảm bảo và đưa ra các khuyến nghị để tăng khả năng tiếp cận vốn của các DNVVN. Các nhân tố sử dụng trong nghiên cứu của tác giả là: các nhân tố tài chính gồm các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính, quỹ doanh nghiệp, quỹ tài trợ từ ngân hàng, doanh số bán trong nước và xuất khẩu, thấu chi nhân tố giá trị tài sản đảm bảo (máy móc thiết bị, đất đai); các nhân tố phi tài chính gồm kích cỡ, tuổi doanh nghiệp, chứng nhận chất lượng, loại hình kinh doanh (dịch vụ, hàng hóa, thức ăn) và loại vùng miền.

Kết quả thu được gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV là: các nhân tố tài chính gồm quỹ doanh nghiệp, quỹ tài trợ từ ngân hàng, doanh số bán hàng trong nước và xuất khẩu, nhân tố tài sản đảm bảo; nhân tố phi tài chính là loại vùng miền, kích cỡ, tuổi doanh nghiệp;.

4. Trần Quốc Hoàn (2018) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV tại Phú Thọ. Tác giả Sử dụng mô hình EFA trên bộ số liệu khảo sát 387 DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chỉ ra rằng 02 nhân tố phi tài chính gồm chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều nhưng lại là hai nhân tố có tác động mạnh hơn các nhân tố còn lại đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV; còn các nhân tố phi tài chính khác như chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, mối quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, chính sách tín dụng của NHTM và nhân tố tài chính tài sản đảm bảo là những nhân tố có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

5. Nguyễn Văn Lê (2014) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của Việt Nam khi nền kinh tế mất ổn định và đã chỉ ra 2 yếu tố phi tài chính ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đó là quy mô của doanh nghiệp và mức độ thanh khoản.

6. Đề tài của tác giả Lâm Thị Tố Nga (2004), sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê các số liệu về tình hình tiếp cận vốn của DNVVN ở các cơ quan thống kê nhà nước cùng với quá trình phỏng vấn khảo sát thực tế các doanh nghiệp để đưa ra các mặt hạn chế của DNVVN để từ đó có các giải pháp để cải thiện tình hình tiếp cận vốn của DNVVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)