Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 83 - 87)

1. 5 Phương pháp nghiên cứu

5.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về tài sản đảm bảo

Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản bảo đảm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV, chứng tỏ tài chính các DNNVV chưa đủ minh bạch để ngân hàng có thể nới lỏng các yêu cầu về tài sản bảo đảm. Do đó để tăng cường niềm tin của ngân hàng vào DNNVV khi cho vay, các DNNVV cần thiết phải có thông tin tài chính rõ ràng, khi ngân hàng đã có niềm tin vào DNNVV thì các yêu cầu về tài sản bảo đảm sẽ được nới lỏng, DNNVV sẽ dễ dàng tiếp cận TDNH hơn đồng thời mức lãi suất cho vay cũng sẽ hợp lý hơn.

Đồng thời, các DNNVV cần tách biệt được vốn đầu tư, tài sản của cá nhân, gia đình và vốn đầu tư của doanh nghiệp để NHTM có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đối với những tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, DNNVV nên đầu tư chi phí để chuyển đổi quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang

quyền sở hữu tài sản của DNNVV để thuận tiện dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đẩy nhanh quá trình vốn hóa các tài sản như đất đai, nhà xưởng,…Đồng thời, thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất để thuận lợi khi đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm đầy đủ đối với các tài sản NHTM khuyến khích mua bảo hiếm nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn TDNH.

Khi đầu tư vào tài sản cố định, DNNVV nên chú trọng đầu tư vào những tài sản có giá trị, ít có rủi ro lạc hậu về công nghệ, dễ dàng tiêu thụ khi thanh lý. Điều này giúp DNNVV vừa có tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa làm Tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng bổ sung vốn lưu động, cũng như tạo được nguồn thu nhập cao từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc dự án, tạo thêm nguồn trả nợ có giá trị cho NHTM.

DNNVV cũng cần cập nhật các chính sách, các chương trình cho vay ưu đãi cũng như chủ động tiếp cận các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa, các khoản phải thu, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai,… Những khoản vay này các NHTM sẽ quản lý chặt chẽ hơn, điều kiện cấp tín dụng sẽ khó khăn hơn, cũng như lãi suất có thể cao hơn so với vay có tài sản bảo đảm, nhưng nếu DNNVV đáp ứng được sẽ có thêm cơ hội được tiếp cận vốn TDNH.

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV thật sự có hiệu quả, thì các DNNVV cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như định hướng phát triển của mình, các DNNVV cần xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong dài hạn. Nhờ đó, DNNVV sẽ tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ đó, việc tiếp cận vốn TDNH sẽ cao hơn, dễ dàng hơn.

Các DNNVV cần xác định nhân lực là động lực quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực là một khoản “đầu tư” chứ không phải là một khoản “chi phí”. DNNVV cần tạo điều kiện cho người lao động được tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ,... từ đó giúp doanh nghiệp quản lý tốt dòng tiền, doanh nghiệp chủ động trong việc lập dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với các yêu cầu của NHTM. Bên cạnh đó, DNNVV cần chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cũng như uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp vì đây là những người điều hành, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là đại diện pháp luật của doanh nghiệp cam kết và thực thi nghĩa vụ trả nợ. Trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn là tiêu chí rất quan trọng làm căn cứ để NHTM quyết định cho DNNVV vay vốn.

DNNVV cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, điều này vừa giúp DNNVV sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro, vừa giúp NHTM có đầy đủ thông tin để xem xét, đánh giá dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV và ước lượng được những rủi ro có thể xảy ra khi có biến động của thị trường.Tính không minh bạch tình hình tài chính, tình trạng duy trì đồng thời nhiều hệ thống sổ sách kế toán nhằm lập báo cáo tài chính theo những mục đích định sẵn là một trong những nguyên nhân cản trở sự tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Chính vì thế, để góp phần cung cấp trung thực tình hình tài chính của DNNVV, tạo niềm tin cho bên cấp vốn khi thông qua báo cáo tài chính, NHTM có thể đánh giá đúng sức khỏe tài chính, đánh giá đúng mức độ sinh lời hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp, điều đó đặt ra cho các DNNVV cần phải nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính. Để làm được điều này, DNNVV cần có một hệ thống sổ sách kế toán tài chính rõ ràng, minh bạch để NHTM hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, DNNVV nên lập các báo cáo kế toán quản trị để phân tích thường xuyên tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin để xây dựng kế hoạch, dự toán cũng như đánh giá lựa chọn dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.

Theo kết quả hồi quy tại chương 4 thì DNNVV có tuổi càng lớn thì càng tăng khả năng tiếp cận TDNH. Tuổi doanh nghiệp thể hiện thời gian hoạt động của doanh nghiệp, thời gian có mặt của sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Đây là nhân tố mà ngân hàng quan tâm để đánh giá quy mô, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy, để tăng khả năng tiếp cận TDNH thì các DNNVV cần cung cấp thêm đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ để chứng minh tuổi cũng như kinh nghiệm trong hoạt độngsản xuất khi làm hồ sơ, thủ tục tiếp cận vốn vay ngân hàng như: Các DNNVV sát nhập, chia tách từ doanh nghiệp khác thì cung cấp các chứng từ hoạt động từ doanh nghiệp ban đầu; các DNNVV thành lập mới nếu đã hoạt động trước đó dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc thay đổi từ doanh nghiệp khác thì cung cấpcác chứng từ về giấy phép hộ kinh doanh, giấy phép kinh doanh doanh nghiệp trước đó.

Về kinh nghiệm của người điều hành doanh nghiệp

Theo kết quả mô hình thì người điều hành DNNVV có kinh nghiệm càng nhiều thì càng tăng khả năng tiếp cận TDNH. Kinh nghiệm của người điều hành nói lên khả năng quản trị, vận hành doanh nghiệp; doanh nghiệp được quản trị tốt, vận hành hiệu quả sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt. Vì vậy, đây là yếu tố mà ngân hàng xem xét để ra quyết định cho vay.

Do đó, khi làm hồ sơ tiếp cận TDNH thì các DNNVV cầncung cấp thêm các bằng chứng thực tế về kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực kinh doanh của mình như: các bằng cấp, chứng chỉ về ngành nghề; các công việc đã làm trước đó; các công trình nghiên cứu, sáng chế đã thực hiện được;… Đồng thời, các DNNVV cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới chiến lược, kế hoạch kinh doanh để bắt kịp với nhu cầu của thị trường, vạch ra các phương án, dự án kinh doanh khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tận dụng tốt các cơ hội đầu tư. Qua đó, ngân hàng sẽ đánh giá cao khả năng điều hành, hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng khả năng ra quyết định cấp tín dụng cho DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 83 - 87)