Nhóm các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 38)

1. 5 Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Nhóm các nhân tố khác

Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các DNNVV hoạt động có hiệu quả, nguồn tiền huy động trong nền kinh tế lớn, thì nguồn vốn tín dụng của các NHTM dồi dào hơn. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các điều kiện sản xuất đầu vào và đầu ra thay đổi nhanh chóng làm cho việc kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động cấp tín dụng của các NHTM cũng bị hạn chế, nên các DNNVV sẽ khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn, cụ thể:

- Lãi suất biến động quá lớn trong một khoảng thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DNNVV, làm DNNVV mất uy tín với NHTM và khó khăn trong các lần vay vốn tiếp theo.

- Các điều kiện cấp tín dụng của NHTM bị thắt chặt làm cho DNNVV khó có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.

- Bất ổn kinh tế vĩ mô thường đi cùng với tỷ lệ lạm phát cao và tỷ giá hối đoái biến động lớn. Điều này kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng lên quá cao và thời hạn cấp tín dụng sẽ ngắn hơn, làm cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khó khăn hơn.

Thứ hai, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật tác động đến DNNVV thông qua việc Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách điều tiết vĩ mô và các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển, trong đó có các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Từ đó có tác dụng khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của DNNVV trong từng ngành nghề, từng vùng miền nhất định nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực của nền kinh tế.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, mặt bằng sản xuất, điện, hệ thống cấp thoát nước,… có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Khi cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ thì DNNVV sẽ giảm bớt được lượng vốn đầu tư ban đầu, giảm bớt chi phí khấu hao tài sản, chi phí vận chuyển,… cũng như tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh

nghiệp dễ dàng mở rộng được thị trường, tăng đối tác làm ăn qua đó nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ tư, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Các DNNVV rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển. Chính quyền địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách chung của Nhà nước vào đặc thù của mỗi địa phương. Sự quan tâm của chính quyền địa phương còn thể hiện ở việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương đối với DNNVV như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ về đào tạo,… Ngoài ra, sự quan tâm chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của các DNNVV trong quá trình thực thi các cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của DNNVV.

Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV như vị trí kinh doanh của DNNVV, thái độ phục vụ khách hàng của NHTM, mức độ cạnh tranh giữa các NHTM, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của NHTM hay yếu tố môi trường như thời tiết, bệnh dịch,...

2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

Cho đến hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV, giải pháp giúp các DNNVV tăng khả năng tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Các nghiên cứu có thể tập trung ở khía cạnh về mối quan hệ tương quan giữa ngân hàng và DNNVV hoặc cũng có thể nghiên cứu cụ thể trường hợp điển hình tại một địa điểm hoặc đối tượng cụ thể. Có hai hướng tiếp cận là tiếp cận từ phía các DNNVV và tiếp cận từ các ngân hàng cho vay.

Nghiên cứu từ phía ngân hàng cho vay là đứng ở góc độ ngân hàng, quan điểm về cho vay DNNVV được quyết định dựa vào các nhân tố nào, điều kiện gì. Để đánh giá và thẩm định các DNNVV các ngân hàng cần có dữ liệu, thông tin về

doanh nghiệp đó. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu theo hướng này thường tập trung tìm hiểu các nhân tố ngân hàng dùng cho quá trình thẩm định để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thẩm định của ngân hàng cũng như nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.

Nghiên cứu từ phía DNNVV là đứng ở góc độ doanh nghiệp, tìm hiểu cách thức tăng khả năng được tiếp cận vốn vay ngân hàng. Các DNNVV cần cung cấp các số liệu, thông tin và hồ sơ cần thiết để vay vốn. Các nghiên cứu theo hướng này nhằm chỉ ra các hạn chế của DNNVV để cải thiện khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp này.

Trong giới hạn của bài luận văn cùng với những hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu nên luận văn chỉ điểm qua các công trình nghiên cứu tiếp cận được có liên quan đến đề tài nghiên cứu chứ không thể tham chiếu được tất cả các nghiên cứu đến hiện nay. Các đề tài nghiên cứu thường khảo sát thực tế tại từng DNNVV để lấy ý kiến về vấn đề tiếp cận vốn của họ. Các đề tài nghiên cứu tiếp cận từ các DNNVV chủ yếu là các đề tài nước ngoài với phương pháp nghiên cứu định lượng. Vấn đề nghiên cứu tập trung vào các nhân tố trực tiếp tác động đến khả năng tiếp cận vốn TDNH của doanh nghiệp. Sau đây là các kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các đề tài trước đó:

2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài

1. Wagema G. Mukiri (2008) sử dụng phân tích cluster (phân nhóm các đối tượng có liên quan vào một nhóm đại diện bởi một biến) với các biến đưa vào mô hình liên quan đến đặc điểm của chủ doanh nghiệp và khẳng định: Tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh của chủ doanh nghiệp có vai trò hình thành định hướng của doanh nhân trong việc hoạch định chiến lược vay vốn kinh doanh. Tuy nhiên, phương pháp này chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.

2. Đề tài Kesseven Padachi, Carole Howorth and M. S. Narasimhan (2012) nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra thực trạng sự thiếu hụt nguồn vốn khiến các DNVVN

kìm hãm sự tăng trưởng. Thông qua quá trình tiếp xúc khảo sát thực tế tại các DNVVN đã cho thấy kết quả hạn chế chủ yếu về mặt tài chính khiến các DNVVN không tiếp cận được nguồn vốn. Đề tài đưa ra các giải pháp giúp các DNVVN cải thiện tình hình trên. Các nhân tố đề tài sử dụng để nghiên cứu gồm: các nhân tố tài chính gồm doanh số bán hàng của doanh nghiệp, cấu trúc vốn doanh nghiệp; các nhân tố phi tài chính gồm số lượng và trình độ nhân viên, tuổi của doanh nghiệp, kích cỡ doanh nghiệp; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Kết quả thu được là các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNVVN gồm: các nhân tố tài chính gồm doanh số bán hàng, cấu trúc vốn của doanh nghiệp; các nhân tố phi tài chính gồm tuổi doanh nghiệp, số lượng và trình độ của nhân viên; nhân tố tài sản đảm bảo.

3. Đề tài của nhóm tác giả Pietro Calice, Victor M. Chando and Sofiane Sekioua (2012) mô tả chính một cuộc khảo sát về tài chính ở 4 quốc gia Đông Phi, cụ thể là Kenya, Tanzania, Uganda và Zambia. Thông qua nghiên cứu cho thấy thị trường DNVVN là thị trường tiềm năng ở 4 quốc gia này. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ở thị trường DNVVN bị hạn chế bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, quy định kinh doanh, môi trường pháp lý và hợp đồng, thiếu một thái độ tích cực hơn đối với chính phủ. Đề tài nghiên cứu đã giúp các ngân hàng thích nghi với môi trường của họ và phát triển các cơ chế để đối phó với những hạn chế trên thông qua đổi mới và sự khác biệt. Các nhân tố đề tài nghiên cứu gồm nhân tố tài chính là doanh số bán hàng; các nhân tố phi tài chính gồm khả năng quản lý của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phân tích và quản lí rủi ro, đặc điểm chủ doanh nghiệp, vai trò của chính phủ; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp.

Qua quá trình nghiên cứu, kết quả của đề tài về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNVVN gồm: Nhân tố tài chính là doanh số bán hàng; nhân tố phi tài chính gồm quản lí rủi ro, phân tích rủi ro, khả năng quản lý của doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp, vai trò của chính phủ; nhân tố tài sản đảm bảo.

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài STT Tác giả Nội dung

nghiên cứu Kết quả nghiên cứu các nhân tố

1 Wagema G. Mukiri (2008) Phân tích cluster (phân nhóm các đối tượng có liên quan vào một nhóm đại diện bởi một biến)

Các nhân tố có tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV: Tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh của chủ doanh nghiệp 2 Kesseven Padachi, Carole Howorth and M. S. Narasimhan (2012) Mô hình hồi qui logit đa

biến

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV gồm:

- Các nhân tố tài chính: Doanh số bán hàng, cấu trúc vốn của doanh nghiệp. - Các nhân tố phi tài chính: Tuổi doanh nghiệp, số lượng và trình độ của nhân viên; nhân tố tài sản đảm bảo.

Biến không có ý nghĩa thống kê: kích cỡ doanh nghiệp. 3 Pietro Calice, Victor M. Chando and Sofiane Sekioua (2012) Mô hình hồi qui logit đa

biến

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV gồm:

- Nhân tố tài chính là: Doanh số bán hàng; - Nhân tố phi tài chính gồm: Quản lí rủi ro, phân tích rủi ro, khả năng quản lý của doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp, vai trò của chính phủ; nhân tố tài sản đảm bảo.

Biến không có ý nghĩa thống kê: Đặc điểm chủ doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.5.2. Các nghiên cứu trong nước

1. Tác giả Nick J.Freeman và Le Bich Ngoc (2007) được viết vào thời điểm tín dụng DNVVN đang tăng trưởng cao. Đề tài khảo sát thực tế tình hình tài chính DNVVN để tìm ra các khó khăn tài chính của các doanh nghiệp này đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cao để giúp cải thiện tình hình tài chính cho các doanh nghiệp. Đề tài sử dụng các nhân tố nghiên cứu gồm: nhóm nhân tố tài chính: các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính; nhóm nhân tố phi

tài chính gồm lịch sử trả nợ, khả năng quản lý, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp và tuổi của doanh nghiệp; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo.

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kê nghiên cứu, đề tài đã kết luận các nhân tố sau tác động đến quyết định cấp tín dụng của DNNVV gồm: nhóm nhân tố tài chính: các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính; nhóm nhân tố phi tài chính gồm lịch sử trả nợ, khả năng quản lý, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp và tuổi của doanh nghiệp; nhân tố giá trị tài sản đảm bảo. Vậy tất cả các nhân tố nghiên cứu đều tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.

2. Đề tài của tác giả Cao Thi Khanh Nguyet (2014) nhằm tìm hiểu thực trạng tại sao các kênh tín dụng phi chính thức vẫn là nguồn tài chính quen thuộc và phổ biến nhất đối với các DNVVN mặc dù NHNN đã có những chính sách mở rộng tín dụng chính thức. Kết quả thu được từ nghiên cứu là do các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn chính thức và chi phí từ các nguồn tín dụng phi chính thức thấp hơn. Ngoài ra đề tài còn khảo sát các DNVVN để thúc đẩy tín dụng chính thức đến với các DNVVN. Các nhân tố nghiên cứu của đề tài gồm: các nhân tố tài chính gồm hạn mức tín dụng chính thức, hoạt động đầu tư, các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính; nhân tố phi tài chính gồm môi trường doanh nghiệp, đặc điểm của người quản lý doanh nghiệp (tuổi, trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm), đặc điểm doanh nghiệp (tuổi và kích cỡ doanh nghiệp); nhân tố giá trị tài sản đảm bảo.

Từ quá trình nghiên cứu, đề tài đưa ra kết luận các nhân tố tác động đến quyết định cấp tín dụng đối với DNVVN gồm: các nhân tố tài chính gồm hạn mức tín dụng chính thức, các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính, nhân tố giá trị tài sản đảm bảo; các nhân tố phi tài chính gồm đặc điểm của người quản lý doanh nghiệp (tuổi, trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm), môi trường doanh nghiệp.

3. Tác giả Phuong Nu Minh Le (2012) nhằm tìm hiểu về thực trạng khó tiếp cận vốn các DNVVN ở Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng trên. Đề tài sử dụng dữ liệu từ ngân hàng thế giới điều tra doanh nghiệp năm 2009 cùng với quá trình tiếp xúc khảo sát doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn để hình thành

nên các mô hình logistic, logit binominal. Kết quả là đề tài đã tìm ra được hạn chế chủ yếu của các DNVVN ở Việt Nam là ở tài sản đảm bảo và đưa ra các khuyến nghị để tăng khả năng tiếp cận vốn của các DNVVN. Các nhân tố sử dụng trong nghiên cứu của tác giả là: các nhân tố tài chính gồm các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính, quỹ doanh nghiệp, quỹ tài trợ từ ngân hàng, doanh số bán trong nước và xuất khẩu, thấu chi nhân tố giá trị tài sản đảm bảo (máy móc thiết bị, đất đai); các nhân tố phi tài chính gồm kích cỡ, tuổi doanh nghiệp, chứng nhận chất lượng, loại hình kinh doanh (dịch vụ, hàng hóa, thức ăn) và loại vùng miền.

Kết quả thu được gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV là: các nhân tố tài chính gồm quỹ doanh nghiệp, quỹ tài trợ từ ngân hàng, doanh số bán hàng trong nước và xuất khẩu, nhân tố tài sản đảm bảo; nhân tố phi tài chính là loại vùng miền, kích cỡ, tuổi doanh nghiệp;.

4. Trần Quốc Hoàn (2018) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH của DNNVV tại Phú Thọ. Tác giả Sử dụng mô hình EFA trên bộ số liệu khảo sát 387 DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chỉ ra rằng 02 nhân tố phi tài chính gồm chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều nhưng lại là hai nhân tố có tác động mạnh hơn các nhân tố còn lại đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV; còn các nhân tố phi tài chính khác như chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, mối quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, chính sách tín dụng của NHTM và nhân tố tài chính tài sản đảm bảo là những nhân tố có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

5. Nguyễn Văn Lê (2014) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của Việt Nam khi nền kinh tế mất ổn định và đã chỉ ra 2 yếu tố phi tài chính ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, đó là quy mô của doanh nghiệp và mức độ thanh khoản.

6. Đề tài của tác giả Lâm Thị Tố Nga (2004), sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê các số liệu về tình hình tiếp cận vốn của DNVVN ở các cơ quan thống kê nhà nước cùng với quá trình phỏng vấn khảo sát thực tế các doanh nghiệp để đưa ra các mặt hạn chế của DNVVN để từ đó có các giải pháp để cải thiện tình hình tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 38)