CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
2.3.1.2. Quan điểm sinh thái – nhân văn
Thực tế cho thấy rằng, bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội trong cộng đồng hay trong mỗi HGĐ đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ kinh tế - xã hội. Điều này chỉ ra rằng các hoạt động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhƣng lại không phải là nhƣ vậy trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác. Để nghiên cứu sự tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” đến nguồn tài nguyên ĐDSH, đề tài dựa theo tháp sinh thái - nhân văn của Park đề xuất năm 1936 (Hình 2.1).
Hình 2.1. Tháp sinh thái nhân văn cho nghiên cứu sự tác động của cộng đồng dân của “vùng đệm trong” đến nguồn tài nguyên ĐDSH trong KBT
Mô hình sinh thái - nhân văn đƣợc Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các hoạt động xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt động của cá nhân và sự bền vững. Dựa trên hình tháp này có thể giải thích: Quan hệ giữa tác động bất lợi của cộng đồng đến ĐDSH và phát triển KTXH địa phƣơng; bảo tồn ĐDSH là quan hệ có xu hƣớng nghịch. Tức là khi KTXH địa phƣơng càng phát triển, điều kiện sống về vật chất, tinh thần đƣợc đảm bảo và công tác bảo tồn giá trị ĐDSH đƣợc thực hiện tốt thì những tác động bất lợi tới ĐDSH sẽ càng giảm. Theo tháp sinh thái - nhân văn thì bất kỳ một giải pháp nào nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới ĐDSHtrong KBT và phát triển KTXH vùng đệm nói chung và “vùng đệm trong” nói riêng đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo đƣợc các yếu tố về kinh tế và xã hội của CĐĐP.
- Bậc sinh thái đƣợc giải thích bằng các yếu tố vật lý sinh học, đƣợc chia làm 2 loại: Những yếu tố không thể kiểm soát đƣợc nhƣ khí hậu, thuỷ văn, địa hình...và những yếu tố có thể kiểm soát đƣợc hoặc hạn chế đƣợc nhƣ xói mòn, lũ lụt, sâu bệnh, lửa rừng, hạn hán.... Những yếu tố kiểm soát hoặc hạn chế đƣợc cần đƣợc nghiên cứu bằng các giải pháp khoa học công nghệ.
- Bậc kinh tế đƣợc hiểu nhƣ sinh kế, mức sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng. Những nhân tố này rất có ý nghĩa đối với sự tác động của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” tới ĐDSHở KBTTN Bát Đại Sơn.
- Bậc thể chế đƣợc giải thích là các yếu tố về thể chế, chính sách, tổ chức cộng đồng ảnh hƣởng gián tiếp tới những tác động của của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” tới ĐDSHở KBTTN Bát Đại Sơn.
- Bậc đạo đức đƣợc hiểu là tập quán, sự nhận thức hay ở mức cao hơn nữa là văn hoá của các cộng đồng. Mọi tác động của các yếu tố khác đều có thể làm thay đổi thái độ và nhận thức của cộng đồng địa phƣơng.