.Công tác Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, tỉnh hà giang​ (Trang 50 - 55)

Hiện nay hầu hết các xã đã có nhà bƣu điện văn hoá, sóng truyền thanh, truyền hình, nên rất thuận tiện cho công tác tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với ngƣời dân, cũng nhƣ công tác tuyên truyền cho những ngày lễ lớn của dân tộc, sản xuất nông - lâm nghiệp, phòng chống lụt bão, phòng chống dịch bệnh và công tác kế hoạch hoá gia đình.

3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.2.4.1. Hệ thống giao thông

Theo kết quả điều tra cho thấy, mạng lƣới giao thông trên địa bàn 04 xã vùng tƣơng đối đồng đều (mật độ 1,04km/km2) và đã đƣợc cải thiện rất nhiều từ sự hỗ trợ của chƣơng trình 134, 135, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Chƣơng trình biên giới. Hiện tại đã có đƣờng ô tô đến đƣợc tất cả trụ sở UBND các xã, nhƣng chất lƣợng đƣờng rất xấu, đặc biệt là các tuyến đƣờng giao thông nông thôn (liên thôn, nội thôn, nội đồng) chủ yếu là đƣờng đất, mặt đƣờng nhỏ, vào mùa mƣa đi lại rất khó khăn. Riêng đối với 03 thôn điểm đề tài chọn nghiên cứu, hiện chỉ có một đƣờng đá cấp phối duy nhất nối liền các thôn với UBND xã Bát Đại Sơn, hiện đang là một trở ngại lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các thôn và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của KBTTN Bát Đại Sơn.

3.2.4.2. Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước

a. Hệ thống thủy lợi:

Kết quả điều tra cho thấy, trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn, các xã vùng đệm đã kiên cố hoá đƣợc trên 54% hệ thống kênh mƣơng; khả năng khai thác đƣợc 32,6% năng lực cho các hoạt động tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện còn trên 41% là kênh đất. Phần lớn các công trình thủy lợi trong vùng đƣợc xây dựng do sự hỗ trợ đầu tƣ từ chƣơng trình 135, chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, chƣơng trình định canh định cƣ và ngƣời dân địa phƣơng tự làm.

b. Nƣớc sinh hoạt:

Trong những năm gần đây, hệ thống nƣớc sạch đã đƣợc phát triển, các công trình cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu do hỗ trợ của Nhà nƣớc từ chƣơng trình 135, giếng khoan UNICEP; tỉ lệ hộ gia đình dùng nƣớc hợp vệ sinh trong các xã vùng đệm còn thấp (chiếm 64,4% tổng số hộ). Riêng đối với 03 thôn đề tài chọn nghiên cứu, hiện chƣa có công trình nƣớc sạch, các HGĐ chủ yếu sử dụng nguồn nƣớc

mƣa và nguồn nƣớc dẫn từ khe suối về bể của gia đình không qua hệ thống lọc, nên không đảm bảo vệ sinh, ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe.

c. Hệ thống thoát nƣớc:

Hầu hết các xã trong khu vực KBTTN Bát Đại Sơn chƣa đầu tƣ xây dựng cho hệ thống thoát nƣớc. Tình trạng thoát nƣớc mƣa ở các thôn bản chủ yếu là hệ thống rãnh dọc theo các tuyến đƣờng, rồi đổ ra mƣơng và suối, nhƣng do rãnh nhỏ, hƣớng dốc thay đổi, thiếu cống thoát nƣớc, nên thoát nƣớc trong các thôn rất chậm gây ứ đọng, ô nhiễm môi trƣờng và ngập úng cục bộ. Những nƣớc bẩn từ các khu vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các HGĐ chủ yếu bằng con đƣờng thẩm thấu tự nhiên, nên gây ô nhiễm cho nguồn nƣớc mặt.

3.2.4.3. Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt

Hiện nay hầu hết các xã vùng đệm KBTTN Bát Đại đã có điện lƣới quốc gia đến UBND xã. Tuy nhiên, số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia mới đạt 91,5% tổng số hộ, và phần lớn tập chung ở các thôn, bản gần khu vực UBND xã. Riêng 03 thôn (Xà Phìn, Pải Chƣ Phìn, Thào Chƣ Phìn) đề tài chọn nghiên cứu hiện tại chƣa có hệ thống điện lƣới quốc gia, một số ít hộ gia đình có điều kiện kinh tế đầu tƣ máy thủy điện nhỏ, lợi dụng các khe suối trong vùng để sử dụng thắp sáng sinh hoạt.

3.2.4.4. Hệ thống thông tin bưu điện và phát thanh truyền hình

Hiện nay hầu hết các xã đã có bƣu điện văn hoá xã, đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ. Tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình và đài truyền thanh của xã đạt 80%, đã góp phần truyền tải thông tin chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đến với ngƣời dân. Vấn đề tồn tại hiện nay là các hộ gia đình sống ở bên trong và giáp ranh với KBT, xa khu trung tâm xã, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại, thƣờng xuyên gặp sự cố làm gián đoạn thông tin liên lạc chƣa đƣợc khắc phục sửa chữa kịp thời.

3.2.5. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội

- Sự gia tăng dân số của các xã vùng đệm KBTTN Bát Đại Sơn trong những năm qua vẫn còn cao (1,8%), do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Số hộ nghèo, có cuộc sống khó khăn chiếm 36,11% tổng số hộ, sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chƣa thể giải quyết đƣợc tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cƣ

thƣờng là hộ thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đồng bào dân tộc.Tuy chƣa có điều kiện để điều tra, thống kê đầy đủ về mức độ ảnh hƣởng của sự gia tăng dân số và sự đói nghèo đến tài nguyên rừng trong KBTTN Bát Đại Sơn, nhƣng thực tế nhận thấy việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về gỗ củi, đất nhà ở, đất canh tác nông nghiệp cũng tăng lên.

- Việc phát triển cây Thảo quả trong KBT đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các hộ gia đình trong khu vực. Điều đáng nói ở đây là vùng canh tác cây thảo quả thuộc đai cao, là vùng có tính đa dạng cao nhất, trữ lƣợng gỗ lớn nhất. Do rừng đã bị phát luỗng, tầng dƣới trống, thiếu cây con tái sinh nên sau khoảng 7-10 năm, đất canh tác đã trở nên kiệt quệ. Các cây cổ thụ còn sót lại rất dễ bị tổn thƣơng, chỉ cần có gió bão là bật rễ hoặc gẫy thân. Tất cả những tác động đó làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt, chất lƣợng và số lƣợng loài suy giảm và đang là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH của KBT.

- Hiện các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống trong khu vực vùng đệm nói chung và 03 thôn thuộc đề tài nghiên cứu nói riêng vẫn chƣa bỏ tập quán, là phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhƣ: sử dụng gỗ, củi, các loại lâm sản, săn bắt động vật rừng nên việc xâm nhập vào rừng là chƣa thể ngăn chặn đƣợc. Bên cạnh đó, những dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động nông nhàn của khu vực này chƣa phát triển. Do vậy, tình trạng dôi dƣ lao động trong các thời gian nông nhàn sẽ gia tăng lên, và hậu quả kéo theo là tình trạng vào rừng để thu hái lâm sản trái phép tăng theo.

- Các đe dọa nguồn tài nguyên ĐDSH do các yếu tố về kinh tế - xã hội nhƣ: Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; khai thác các loài gỗ quý (Bách vàng, Bách xanh,…) và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (cây cảnh, măng, nấm, cây dƣợc liệu,...); xâm lấn đất của KBTđể canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc tự do trong KBT, nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nƣớc do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính để tạo thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, với cây trồng chính là cây lƣơng thực (lúa, ngô). Tuy nhiên, do dân số tăng, nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp là rất cao, ngƣời dân địa phƣơng đã

khai phá và canh tác bất hợp pháp trên diện tích đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của KBT. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài thực vật quý hiếm khác.

- Thị trƣờng buôn bán thực vật và sử dụng động vật hoang dã còn phổ biến là nguyên nhân gián tiếp gây nên suy giảm đa dạng sinh học trong KBTTN Bát Đại Sơn. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng địa phƣơng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là các loại gỗ quý làm cho nhiều ngƣời bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trái phép nhằm thu lợi bất chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, tỉnh hà giang​ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)