Lâm sản Mùa thu hái Mục đích Tình trạng hiện nay
Lan Quanh năm Bán Hiếm
Mật ong Tháng 4-5 Sử dụng và bán Hiếm
Măng Tháng 6-8 Sử dụng và bán Hiếm
Cây thuốc Quanh năm Sử dụng Nhiều
Nấm Quanh năm Sử dụng và bán Trung bình
Rau, củ quả Quanh năm Sử dụng và bán Nhiều
(Nguồn: Điều tra thực tế tại các thôn)
Phân tích, đánh giá chung về mức độ khai thác LSNG:
- Các nhóm LSNG đƣợc khai thác phổ biến là: Cây thuốc; cây cảnh; săn bắt chim, thú rừng; Rau củ, quả, nấm. Trong tổng số HGĐ đƣợc phỏng vấn có 100,0% số hộ khai thác rau, củ quả phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi; 15,8% số hộ tham gia săn bắt chim, thú rừng (số hộ bán sản phẩm săn bắt chiếm 36,8% tổng số hộ tham gia săn bắt chim, thú rừng); 73,3% số hộ tham gia khai thác cây thuốc phục vụ chữa bệnh và nấu nƣớc uống cho gia đình; 16,7% số hộ tham gia khai thác cây cảnh và chủ yếu để bán ra thị trƣờng.
- Hoạt động săn bắt chim, thú rừng vẫn tồn tại ở cả 02 dân tộc: Ngƣời H’Mông chiếm tỷ trọng lớn nhất (19,8% số hộ điều tra) và ngƣời Dao chiếm 7,7% số hộ điều tra. Phƣơng thức săn bắt đƣợc dùng phổ biến là cạm, bẫy. Các loại chim, thú rừng săn bắt đƣợc là: Cầy hƣơng, Dúi mốc, Sóc, Gà rừng, các loại rắn, hoẵng, một số loài chim quý (hoạ mi, yểng, sáo)… Sản phẩm săn bắt mang bán là ngƣời
H’Mông (6/16 HGĐ = 37,5%), với mức thu nhập bình quân 1.950.000 đồng/ hộ/năm; ngƣời Dao (1/3 HGĐ = 33,3%), với mức thu nhập bình quân 1.660.000 đồng/hộ/năm; Bình quân mức thu nhập là 1.805.000 đồng/ hộ/năm.
- Một số cây thuốc đƣợc ngƣời dân khai thác nhiều đó là: Sa nhân, Hà thủ ô, Khúc khắc, Ba kích, Hoàng đằng, cây cộng sản, …, trong đó ba kích, sa nhân đƣợc ngƣời dân quan tâm và chú ý khai thác, bình quân với các hộ ngƣời Dao có khai thác cây thuốc, một năm sử dụng 42,4 kg cây thuốc khô, ngƣời H’Mông nhu cầu sử dụng bình quân ít hơn (26,7 kg khô/hộ/năm).
- Số HGĐ tham gia hoạt động khai thác cây cảnh để bán chiếm 16,7% tổng số hộ phỏng vấn. Số lần vào rừng khai thác của các HGĐ trung bình từ 2,0 – 2,6 lần/tuần với số tiền thu đƣợc bình quân 1.175.000 đồng/hộ/năm. Loại sản phẩm khai thác chủ yếu là các loài phong lan,… Vào những ngày chợ phiên, gần UBND xã Bát Đại Sơn ngƣời dân bày bán những giò phong lan hoang dại với giá mỗi giò lan chỉ từ 25.000- 50.000đ, thậm chí có giò chỉ 10.000đ, đó là những giò lan nhỏ, hoa không đẹp, màu sắc kém rực rỡ.
- Theo thống kê diện tích trồng thảo quả trong KBTTN Bát Đại Sơn của 03 thôn “vùng đệm trong” là 69,2 ha, đây là sản phẩm cho thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của HGĐ, với giá trung bình hiện nay khoảng 120.000 đồng/kg quả khô, thì mỗi hecta trung bình một năm thu đƣợc từ 80-110kg quả sấy khô, sẽ thu đƣợc từ 9.600.000 đồng đến 13.200.000 đồng (bình quân 11.400.000 đồng/ha).
- Rau, củ quả rừng và các loài gia vị là những món ăn quen thuộc và gần gũi đối với ngƣời dân miền núi nói chung và ở khu vực nghiên cứu nói riêng. Ngày nay, xu hƣớng sử dụng rau, củ, quả rừng ngày một gia tăng, do những loại thực phẩm này là những loại thực phẩm sạch đƣợc sử dụng nhƣ là đặc sản của các thành phố lớn và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên bởi ngƣời dân địa phƣơng.
4.1.3.5. Chăn, thả rông gia súc trên rừng và đất rừng
Hiện nay hầu hết các HGĐ thuộc 03 nghiên cứu có tập quán chăn nuôi đại gia súc theo phƣơng thức thả rông và một số ít hộ chăn dắt kết hợp thả rông trên rừng. Theo kết quả phỏng vấn lãnh đạo xã, thôn, thì số lƣợng gia súc thả rông trong rừng KBTTN Bát Đại Sơn đã giảm nhiều so với những năm trƣớc đây.