CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
2.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp là tài liệu đƣợc tác giả thu thập trực tiếp ngoài thực địa bằng các kỹ năng và phƣơng pháp dƣới đây:
a. Chọn điểm nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” tới nguồn tài nguyên rừng ở KBTTN Bát Đại Sơn, từ đó đề xuất giải pháp quản lý giá trị ĐDSH dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cƣ. Vì vậy, điểm nghiên cứu đƣợc chọn là các thôn thuộc “vùng đệm trong” của KBT. Ngƣời dân trong các thôn có các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên của KBT nhƣ: Đất canh tác nông nghiệp, lâm sản gỗ và ngoài gỗ, động vật và các tài nguyên khác.
Trên cơ sở đó, 03 thôn:Xà Phìn, Pải Chƣ Phìn, Thào Chƣ Phìn (thuộc xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ) đƣợc lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu trong đề tài. Cụ thể danh sách các thôn và tính đại diện của các thôn đƣợc thể hiện ở (Bảng 2.1):
Bảng 2. 1.Thống kê số hộ, nhân khẩu, lao động của các thôn nghiên cứu điểm
TT Tên thôn Số hộ gia đình Số nhân khẩu Số lao động
Số hộ phân theo dân tộc H’Mông Dao
Tổng cộng 148 871 491 108 40
1 Xà Phìn 30 180 117 11 19
2 Pải Chƣ Phìn 75 426 220 75
3 Thào Chƣ Phìn 43 265 154 22 21
(Nguồn: Số liệu điều tra hiện trường tháng 6 năm 2018) b.Phương pháp thu thập thông tin:
Để đạt đƣợc mục tiêu thu thập nhanh số liệu nhƣng vẫn đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân trong tất cả các đợt đánh giá, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tổng hợp PRA. Phƣơng pháp này cho phép vận dụng những chi thức cộng đồng, cùng với các thành viên của cộng đồng điều tra thu thập thông tin, phân tích những cơ hội, những khó khăn, nắm đƣợc tình hình chung về khu vực nghiên cứu. Mục đích chính của phƣơng pháp này là cố gắng tìm hiểu những phức tạp trong một vấn đề, lý giải nguyên nhân, hậu quả của nó cũng nhƣ mối quan hệ thực tế của cộng đồng địa
phƣơng đối với nó. Các công cụ PRA sau đƣợc thực hiện để thu thập các thông tin và số liệu tại hiện trƣờng:
- Phỏng vấn cán bộ KBTTN Bát Đại Sơn: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của KBT, các chính sách, chƣơng trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng TNR của cộng đồng dân cƣ vùng đệm nói chung và “vùng đệm trong” nói riêng. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn chọn nghiên cứu và thu thập bổ sung tài liệu.
- Phỏng vấn cấp lãnh đạo xã, thôn: Công cụ này đƣợc thực hiện đầu tiên khi tới xã, thôn, nhằm tìm hiểu tình hình chung về KTXH của xã, thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng, danh sách phân loại HGĐ,… và phân tích các tổ chức tồn tại trong cộng đồng, các thể chế cộng đồng và sự ảnh hƣởng của chúng tới những tác động của cộng đồng đến giá trị ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn.
- Phỏng vấn hộ gia đình:Thực hiện công cụ này nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế chung của HGĐ, các hình thức tác động và nguyên nhân ngƣời dân tác động vào ĐDSH tại KBTTN Bát Đại Sơn, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế do chính ngƣời dân đƣa ra. Bảng phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc chuẩn bị trƣớc (Phụ lục 9) và đƣợc thực hiện tại 120 HGĐ trong 03 thôn “vùng đệm trong”. Các hộ phỏng vấn đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên có hệ thống trong 03 nhóm hộ kinh tế (khá, trung bình, nghèo) và trong 02 dân tộc (H’Mông, Dao).
- Thảo luận nhóm: Thảo luận này nhằm khẳng định lại và bổ sung các hình thức tác động của cộng đồngđến ĐDSH của KBTTN Bát Đại Sơn, các nguyên nhân của sự tác động đó. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong phát triển sản xuất và sử dụng TNR.Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận đƣợc tiến hành tại 03 nhóm thuộc 03 thôn điểm (01 nhóm/thôn), và đƣợc thực hiện dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Mỗi nhóm bao gồm từ 7- 9 ngƣời với đủ các thành phần kinh tế hộ trong thôn.