TT Đối tƣợng Sốhộ canh tác đất rừng Tỷ lệ* (%) Hình thức sử dụng đất rừng trong KBT để canh tác nông nghiệp
(số hộ) Thảo quả Lúa nƣơng Ngô Sắn I Theo dân tộc 120 100,0 72 120 120 120 1 Số hộ ngƣời Dao 39 32,5 24 39 39 39 2 Số hộ ngƣời H’Mông 81 67,5 48 81 81 82 II Theo kinh tế hộ 120 100,0 72 120 120 120 1 Số hộ nghèo 42 35,0 21 41 41 41 2 Số hộ trung bình 55 45,8 39 11 11 11 3 Số hộ khá 23 19,2 12 68 68 68 (Nguồn: Số liệu phỏng vấn từ các HGĐ)
Ghi chú: * Tỷ lệ (%) so với tổng số 120 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn.
Phân tích, đánh giá chung về hình thức sử dụng đất trong KBT:
- Kết quả điều tra qua bảng phỏng vấn 120 HGĐ đƣợc thể hiện tại (Phụ lục 4) cho thấy, 100% số hộ có tham gia canh tác trên đất trong KBTTN Bát Đại Sơn. Tổng diện tích đất rừng do HGĐ sử dụng là 574.499m2, trong đó: hộ sử dụng ít nhất là 1.220m2; nhiều nhất là 10.002 m2. Tính bình quân diện tích đất rừng của mỗi hộ là 4.787m2. Sản phẩm canh tác trên diện tích đất này chủ yếu là trồng các loài cây lƣơng thực (Ngô, Sắn, Lúa nƣơng) và thảo quả (69,2 ha/72 hộ);
-Nhóm hộ có kinh tế trung bình sử dụng đất rừng chiếm 51,7% tổng diện tích; Tiếp đến nhóm hộ kinh tế nghèo chiếm 36,3% tổng diện tích; nhóm hộ có kinh tế khá sử dụng đất rừng chiếm 12,0% tổng diện tích.
- Trong canh tác nƣơng rẫy, hiện tƣợng đốt nƣơng trƣớc khi bƣớc vào mỗi vụ canh tác và thời điểm đốt nƣơng làm rẫy của các cộng đồng dân tộc Dao, H’Mông là tƣơng đối giống nhau. Số lần đốt nƣơng trung bình là 1,2 lần/năm, trong đó: Số lần đốt trung bình của ngƣời Dao là (1,3 lần/năm), ngƣời H’Mông (1,2 lần/ năm). Hoạt động phát dọn thực bì của cộng đồng dân cƣ sống ở “vùng đệm trong” thƣờng
diễn ra vào tháng 2, tháng 3 hàng năm.
4.1.3.2. Khai thác gỗ trái phép
Việc vào rừng KBTTN Bát Đại Sơn khai thác gỗ trái phép của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” thƣờng hƣớng tới hai mục đích chính: (i) Khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu dựng nhà mới, trang bị những đồ dùng sinh hoạt và sản xuất; (ii) Số ít hộ gia đình khai thác gỗ tích trữ, khi có cơ hội thì bán cho các lò mộc trong khu vực để sản xuất đồ gia dụng (7 hộ/120 hộ).
Hầu hết những ngƣời khai thác gỗ trái phép trong KBT sử dụng công nghệ rất đơn giản: dùng cƣa tay đốn gỗ trong rừng, sau đó vận chuyển bằng sức ngƣời, hoặc kéo trâu. Tuy nhiên, việc khai thác chọn những loài cây quí hiếm, có giá trị kinh tế cao đã ảnh hƣởng rất lớn đến ĐDSH. Tình trạng này đã và đang đe dọa đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hoại sinh cảnh sống của nhiều loài động vật, thực vật khi những cây gỗ lớn bị chặt hạ, vận chuyển trong rừng.