Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, tỉnh hà giang​ (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Các hình thức và mức độ tác động của cộng đồng dân cư ở“vùng đệm

4.1.3.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép

Khác với các loài cây lấy gỗ, hầu hết các loài LSNG đều nhanh cho thu hoạch, các sản phẩm đƣợc khai thác nhiều lần, mang tính lâu dài và ổn định. Ngoài ra, LSNG cung cấp nhiều loại nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng khác nhau, tạo nên nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ khác nhau, từ đó tác động tích cực đến nhiều mặt của xã hội nhƣ: nâng cao nhận thức xã hội và tính cộng đồng, giảm tệ nạn xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo…Tuy nhiên, do vị trí các thôn đề tài chọn nghiên cứu ở xa khu trung tâm xã, nên những năm trƣớc đây ngƣời dân trong thôn khai thác LSNG chủ yếu để đáp ứng nhu cầu cho gia đình nên ít ảnh hƣởng tới ĐDSH. Nhƣng hiện nay do nhu cầu của thị trƣờng, những hoạt động buôn bán đã tạo cơ hội cho các sản phẩm từ rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là các loại gỗ quý và động vật hoang dã. Giá trị của các loại hàng hoá này không nhỏ so với các hoạt động sản xuất khác, nên đã đặt một số ngƣời dân vào vị trí là ngƣời tham gia khai thác cung cấp lâm sản.

Bảng 4.5. Mức độ khai thác LSNG tại 03 thôn nghiên cứu

TT Mức độ khai thác

Phân theo thành

phần dân tộc Tổng H’Mông Dao

I Khai thác cây thuốc

1 Số hộ khai thác (hộ) 49 39 88

2 Nhu cầu trung bình (kg khô/hộ/năm) 26,7 42,4 34,6

Số hộ bán sản phẩm khai thác (hộ) 0 0 0 Thu bằng tiền từ Khai thác TB (ngàn đồng/ năm) 0 0 0 II Khai thác cây cảnh Số hộ khai thác (hộ) 12 8 20

Số lần khai thác trung bình (lần/tuần) 2,6 2,0 2,3 Số hộ bán sản phẩm khai thác (hộ) 12 8 20 Thu bằng tiền từ

Khai thác TB (ngàn đồng/ năm/hộ)

1.127 1.223 1.175

III Săn bắt chim, thú rừng

Số hộ săn bắt (hộ) 16 3 19 Số lần săn bắt TB (lần/ tuần) 2,6 2,0 2,3 Số hộ bán sản phẩm săn bắt(hộ) 6 1 7 Thu bằng tiền từ Săn bắt TB (ngàn đồng/ năm/hộ) 1.950 1.660 1.805

(Nguồn: Số liệu điều tra tại 03 thôn nghiên cứu)

Đối với các loài động vật:

Tình trạng săn bắt các loài thú trong KBTTN Bát Đại Sơn không chỉ với mục đích cải thiện các bữa ăn mà hiện nay do nền kinh tế thị trƣờng đã lôi cuốn một số ngƣời dân địa phƣơng liên kết với một số thƣơng gia chuyên nghề buôn bán vận chuyển bất hợp pháp các loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài thú thuộc diện quý hiếm đem bán cho các nhà hàng đặc sản ở thành phố Hà Giang, hoặc buôn bán qua biên giới. Chính vì những khoản tiền hấp dẫn, ngƣời dân bất chấp vi phạm

pháp luật và sự ngăn cản của lực lƣợng bảo vệ của KBT và kiểm lâm huyện Quản Bạ để vào rừng săn bắt chim thú, đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động vật, nhất là các loài thú lớn.

Mặc dù hiện nay tình trạng săn bắt trái phép các loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn đã đƣợc kiểm soát chặt chẽ và có sự giảm đi rất nhiều so với những năm trƣớc kia (hiện tại có 15,83% tổng số hộ tham gia săn bắt trái phép các loài động vật hoang dã). Sự săn bắt không có kiểm soát này đã gây giảm sút nhanh về số lƣợng của nhiều loài, đặc biệt là những loài có giá trị thực phẩm, làm cảnh, thƣơng mại. Có loài trƣớc đây đƣợc coi là phổ biến nay trở thành hiếm và rất hiếm. Đơn cử nhƣ loài Gà lôi tía (Tragopan temminckii), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), thậm chí có nguy cơ bị tiêu diệt nhƣ Sơn dƣơng (Capricornis sumatraensis), Tắc kè (Gekkogekko). Thực tế cho thấy hiện nay các loài thú ăn thịt giảm mạnh về số lƣợng, làm thay đổi chuỗi thức ăn sinh thái, dẫn đến một số loài phát triển mạnh nhƣ: các loài Chuột và các loài Sóc.

Bảng 4.6. Xu hƣớng phát triển của một số loài động vật chủ yếu

Tên loài Trƣớc năm 2000 Trƣớc 5 năm

gần đây Hiện nay

Heo rừng Nhiều ít hơn ít hơn

Sơn dƣơng Nhiều ít hơn Hiếm gặp

Các loài khỉ Nhiều Ít hơn ít hơn

Trút Nhiều Ít hơn ít hơn

Rùa Nhiều Ít hơn Hiếm gặp

Gà lôi Nhiều Ít hơn Hiếm gặp

Hồng hoàng Nhiều Ít hơn Hiếm gặp

Chuột Nhiều Nhiều Nhiều hơn

Tắc kè Nhiều Ít hơn ít hơn

(Nguồn: Số liệu điều tra tại 03 thôn nghiên cứu)

Đối với các loài lâm sản ngoài gỗ khác:

Hiện nay trong rừng KBTTN Bát Đại Sơn có hàng chục loại LSNG đang bị cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” khai thác trái phép để sử dụng trong gia đình và bán ra ngoài nhƣ: Phong lan, Song mây, Mật ong, Măng, cây dƣợc liệu và các loại hạt ăn đƣợc. Tuy nhiên, chƣa rõ là mức khai thác nhƣ vậy có bền vững hay

không, hoặc có thể là đang khai thác LSNG quá mức tại đây. Đặc biệt là việc lấy Măng, Phong Lan, Thảo quả và một số loại qủa (quả Giổi, quả Giẻ...) nếu chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng mà không căn cứ vào khả năng cung cấp lâm sản cũng nhƣ khả năng phục hồi của từng khu rừng và trong một thời gian dài sẽ làm suy giảm cả về số và chất lƣợng, có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng hệ sinh thái rừng, ảnh hƣởng tới sự phù hợp của những sinh cảnh này đối với các loài động thực vật đang bị đe dọa toàn cầu, đe dọa đến sự tuyệt chủng cục bộ của một số loài.

Bảng 4.7. Thống kê tình hình thu hái lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở KBT Lâm sản Mùa thu hái Mục đích Tình trạng hiện nay Lâm sản Mùa thu hái Mục đích Tình trạng hiện nay

Lan Quanh năm Bán Hiếm

Mật ong Tháng 4-5 Sử dụng và bán Hiếm

Măng Tháng 6-8 Sử dụng và bán Hiếm

Cây thuốc Quanh năm Sử dụng Nhiều

Nấm Quanh năm Sử dụng và bán Trung bình

Rau, củ quả Quanh năm Sử dụng và bán Nhiều

(Nguồn: Điều tra thực tế tại các thôn)

Phân tích, đánh giá chung về mức độ khai thác LSNG:

- Các nhóm LSNG đƣợc khai thác phổ biến là: Cây thuốc; cây cảnh; săn bắt chim, thú rừng; Rau củ, quả, nấm. Trong tổng số HGĐ đƣợc phỏng vấn có 100,0% số hộ khai thác rau, củ quả phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi; 15,8% số hộ tham gia săn bắt chim, thú rừng (số hộ bán sản phẩm săn bắt chiếm 36,8% tổng số hộ tham gia săn bắt chim, thú rừng); 73,3% số hộ tham gia khai thác cây thuốc phục vụ chữa bệnh và nấu nƣớc uống cho gia đình; 16,7% số hộ tham gia khai thác cây cảnh và chủ yếu để bán ra thị trƣờng.

- Hoạt động săn bắt chim, thú rừng vẫn tồn tại ở cả 02 dân tộc: Ngƣời H’Mông chiếm tỷ trọng lớn nhất (19,8% số hộ điều tra) và ngƣời Dao chiếm 7,7% số hộ điều tra. Phƣơng thức săn bắt đƣợc dùng phổ biến là cạm, bẫy. Các loại chim, thú rừng săn bắt đƣợc là: Cầy hƣơng, Dúi mốc, Sóc, Gà rừng, các loại rắn, hoẵng, một số loài chim quý (hoạ mi, yểng, sáo)… Sản phẩm săn bắt mang bán là ngƣời

H’Mông (6/16 HGĐ = 37,5%), với mức thu nhập bình quân 1.950.000 đồng/ hộ/năm; ngƣời Dao (1/3 HGĐ = 33,3%), với mức thu nhập bình quân 1.660.000 đồng/hộ/năm; Bình quân mức thu nhập là 1.805.000 đồng/ hộ/năm.

- Một số cây thuốc đƣợc ngƣời dân khai thác nhiều đó là: Sa nhân, Hà thủ ô, Khúc khắc, Ba kích, Hoàng đằng, cây cộng sản, …, trong đó ba kích, sa nhân đƣợc ngƣời dân quan tâm và chú ý khai thác, bình quân với các hộ ngƣời Dao có khai thác cây thuốc, một năm sử dụng 42,4 kg cây thuốc khô, ngƣời H’Mông nhu cầu sử dụng bình quân ít hơn (26,7 kg khô/hộ/năm).

- Số HGĐ tham gia hoạt động khai thác cây cảnh để bán chiếm 16,7% tổng số hộ phỏng vấn. Số lần vào rừng khai thác của các HGĐ trung bình từ 2,0 – 2,6 lần/tuần với số tiền thu đƣợc bình quân 1.175.000 đồng/hộ/năm. Loại sản phẩm khai thác chủ yếu là các loài phong lan,… Vào những ngày chợ phiên, gần UBND xã Bát Đại Sơn ngƣời dân bày bán những giò phong lan hoang dại với giá mỗi giò lan chỉ từ 25.000- 50.000đ, thậm chí có giò chỉ 10.000đ, đó là những giò lan nhỏ, hoa không đẹp, màu sắc kém rực rỡ.

- Theo thống kê diện tích trồng thảo quả trong KBTTN Bát Đại Sơn của 03 thôn “vùng đệm trong” là 69,2 ha, đây là sản phẩm cho thu nhập cao nhất trong cơ cấu thu nhập của HGĐ, với giá trung bình hiện nay khoảng 120.000 đồng/kg quả khô, thì mỗi hecta trung bình một năm thu đƣợc từ 80-110kg quả sấy khô, sẽ thu đƣợc từ 9.600.000 đồng đến 13.200.000 đồng (bình quân 11.400.000 đồng/ha).

- Rau, củ quả rừng và các loài gia vị là những món ăn quen thuộc và gần gũi đối với ngƣời dân miền núi nói chung và ở khu vực nghiên cứu nói riêng. Ngày nay, xu hƣớng sử dụng rau, củ, quả rừng ngày một gia tăng, do những loại thực phẩm này là những loại thực phẩm sạch đƣợc sử dụng nhƣ là đặc sản của các thành phố lớn và đƣợc sử dụng thƣờng xuyên bởi ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, tỉnh hà giang​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)