5. Kết cấu luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn xã để điều tra: Luận văn chọn 03 xã đại diện cho 12 xã và 1 thị trấn của huyện Tam Dƣơng, cụ thể 01 xã đại diện cho nhóm xãcó kinh tế phát triển khá là thị trấn Hợp Hòa; 01 xã đại diện cho nhóm xã phát triển kinh tế
trung bình là xã Thanh Vân và 01 xã đại diện cho nhóm xã kinh tế chậm phát triển yếu kém là xã Hoàng Hoa.
- Chọn cơ sở sử dụng lao động: Luận văn chon 20 cơ sở gồm hợp tác xã,công ty và doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Tam Dƣơng.
- Chọn cơ sở đào tạo:Luận văn chọn trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề huyện Tam Dƣơng.
- Chọn mẫu điều tra: Luận văn sẽ chọn các đối tƣợng là hộ gia đình tại 03 xã với số lƣợng 30 hộ/xã, tổng số hộ điều tra sẽ là 90 hộ. Trong đó sẽ phân theo các hộ dân tộc, tôn giáo, giàu, trung bình, hộ nghèo, hộ thuần nông, kiêm ngành nghề và hộ chuyên nghề. Dự kiến hộ điều tra ở các địa điểm nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những số liệu có sẵn, những số liệu đã đƣợc công bố, thu thập thông tin sơ cấp qua sách, báo, Thông tin thứ cấp là những số liệu có sẵn, những số liệu đã đƣợc công bố, thu thập thông tin sơ cấp qua sách, báo, internet, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện trong thời gian từ 2010 – 2015. Số liệu phục vụ đề tài chủ yếu đƣợc thu thập từ phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, phòng Tổ chức Lao động Thƣơng binh và Xã hội, phòng địa chính, phòng môi trƣờng của huyện Tam Dƣơng và số liệu của cơ quan thống kê Trung ƣơng, tỉnh, huyện.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Thu thập số liệu trực tiếp: là phƣơng pháp điều tra thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu chúng tôi chuẩn bị Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế trƣớc và phỏng vấn trực tiếp 90 hộ đƣợc lấy từ 3 xã (Xã Thanh Vân , Xã Hoàng Hoa ,TTHợp Hòa) trên địa bàn huyện Tam Dƣơng.
+ Phương pháp PRA: Sử dụng để đánh giá thực trạng từ đó xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Tam Dƣơng
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những ngƣời đại diện trong từng lĩnh vực nhƣ sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phƣơng pháp thống kê kinh tế
Phƣơng pháp phân tích biến động theo thời gian: - Tốc độ phát triển: số tƣơng đối động thái
+ Tốc độ phát triển liên hoàn : θlh(%)= .100 ) 1 (i
y yi
+ Tốc độ phát triển bình quân, đƣợc tính theo công thức :
- Dùng phƣơng pháp so sánh để xem xét một số chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi lao động, theo cơ cấu kinh tế.. để xác định xu hƣớng mức biến động của chỉ tiêu phân tích, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, khách quan.
Xử lý số liệu: Xử lý bằng phần mềm excel để tỏng hợp thống kê, tính toán các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng lao đông nông thôntrên địa bàn huyện Tam Dƣơng.
-Phân tích số liệu:
+Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để tính toán và phân tích các chỉ tiêu về lao động việc làm qua các năm của huyện Tam Dƣơng.
+Dùng phƣơng pháp so sánh để xem xét một số chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh theo thời gian, theo ngành nghề,theo độ tuổi lao động,theo cơ cấu kinh tế.. để xác định xu hƣớng mức biến động của chỉtiêu phân tích,phân tích tài liệu đƣợc khoa học,khách quan.
+Phƣơng pháp chuyên gia
* Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
+ Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. + Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
+ Số ngày lao động bình quân/lao động/năm. + Thu nhập bình quân/hộ/năm.
+ Thu nhập bình quân/lao động/năm. + Thu nhập bình quân/lao động/ngày.
+ Thu nhập bình quân/ ngày lao động phân theo ngành nghề. + Thời gian có khả năng làm việc trong kỳ
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN