Mục tiêu tạo việc làm trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 78 - 81)

5. Kết cấu luận văn

3.5.1. Mục tiêu tạo việc làm trong những năm tới

Qua nghiên cứu về thực trạng việc làm ở nông thôn huyện Tam Dƣơng, ta cần rút ra một vài nhận định trong vấn đề tạo việc làm ở huyện đó là:

Ở nông thôn nói chung cũng nhƣ ở huyện Tam Dƣơng nói riêng tình trạng phổ biến vẫn là thiếu việc làm. Ngƣời nông dân không có việc làm đầy đủ, tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở khu vực nông thôn còn rất thấp.

Vì vậy mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài là tạo thêm việc làm, giúp ngƣời lao động có việc làm đầy đủ hơn, tạo điều kiện nâng cao hơn nữa tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động nông thôn.

Dự báo đến năm 2020 dân số huyện Tam Dƣơng vào khoảng 105.000 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 72.000 ngƣời. Với những số liệu về dân số và lao động trên thì trong những năm tới công tác tạo việc làm cần tập trung vào những mục tiêu sau:

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn, giúp họ có thể sử dụng hiệu quả hơn thời gian lao động của mình. Nói cách khác là phải tạo cho ngƣời lao động có việc làm đầy đủ, giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu việc làm.

- Trên cơ sở tạo việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý hơn, theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Muốn vậy cần xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản.

Mục tiêu cụ thể :

+ Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 80% vào năm 2017

+ Đảm bảo nhu cầu việc làm cho tối thiểu 95-97% lao động ở khu vực nông thôn. Về cơ bản phải sử dụng hết số ngày công của lao động nông thôn trong độ tuổi.

+ Chú ý tạo mở thêm việc làm trong các nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là phải có một kế hoạch đào tạo và sắp xếp sao cho tăng gấp đôi số lƣợng ngƣời hoạt động trong ngành dịch vụ trên cơ sở đó đƣa tỷ lệ cơ cấu lao động trong 3 nhóm ngành nghề chủ yếu đến năm 2020.

Đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất ở Tam Dƣơng là nông nghiệp chiếm ƣu thế và là ngành kinh tế trọng điểm, đồng thời cũng là nơi sản xuất nông nghiệp phát triển tƣơng đối sẵn với nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ: Công nghiệp chế biến, khai thác vật liệu xây dựng, mộc, đá Ganitô, đá vôi, thêu ren.

Toàn huyện hiện có khoảng gần 60 nghìn ngƣời trong độ tuổi lao động.. Tình hình này cho thấy nguồn nhân lực ở Tam Dƣơng là một thế mạnh ở một huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Song đồng thời cũng áp lực trong việc làm cho ngƣời lao động trong thời kỳ mà khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ hiện nay (bình quân từ nay đến năm 2020 mỗi năm Tam Dƣơng phải lo thêm việc làm cho khoảng 3 - 4 nghìn ngƣời).

Nhìn lại thực trạng kinh tế xã hội của Tam Dƣơng qua số liệu thống kê tổng hợp ta thấy những năm gần đây, các mặt kinh tế đang có sự chuyển biến và khởi sắc bƣớc đầu. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyến dịch định hƣớng (giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ), sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lƣơng thực có tiến bộ vƣợt bậc, chăn nuôi phát triển khá về mặt số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo đủ lƣơng thực, thực phẩm cho nhu cầu đời sống nhân dân, có phần dự trữ và tăng khối lƣợng sản phẩm hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã chặn đứng đƣợc tình trạng sa sút của những năm mới chuyển sang cơ chế mới. Nhiều ngành nghề đƣợc khôi phục nhiều cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng: Cải tạo và nâng cấp đƣờng liên huyện và xã, thôn ... Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, dịch vụ ngày càng nhiều, hàng hoá phong phú dễ bán dễ mua.

Thời gian vừa qua, việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác. Thiếu đất canh tác, ở mức độ nào đó, đồng nghĩa với việc thiếu việc làm của lao động nông thôn và đặc biệt là lao động phi nông nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp là đặc trƣng phổ biến của lao động nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lƣợng lao động của cả nƣớc, trong đó thƣờng xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu mang tính thời vụ. Mấy năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong

những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm và tăng thu nhập. Đặc biệt, trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn nền kinh tế thì vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn ngày càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lƣợng lao động thiếu việc làm nói chung và làm tăng thêm dòng ngƣời di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hƣớng gia tăng.

Chính vì vậy, cần có một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn trong những năm tới.

3.5.2. Quan điểm về mở rộng việc làm và giải quyết cho lao động trên địa bàn huyện Tam Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 78 - 81)