Kinh tế và các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyệnTam Dƣơng

2.1.5. Kinh tế và các vấn đề xã hội

- Giai đoạn (2010-2015) thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Dƣơng theo nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 27 nhiệm kỳ (2010-2015) và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện (2010-2020), kinh tế huyện Tam Dƣơng có sự phát triển khá ổn định. Tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 13,3%/năm, trong đó nhóm ngành nông lâm-thủy sản tăng 6,6%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%/năm, thƣơng mại-dịch vụ tăng 14,5%/năm. Qui mô kinh tế huyện năm 2015 tăng gấp 1,72 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 24,5 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng so với năm 2010.

- Giai đoạn (2011-2015), thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ 27, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức nhƣ diễn biến phức tạp các dịch bệnh và thời tiết, biến động của giá cả vật tƣ, kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trƣởng khá. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 ƣớc đạt 23,39%/năm, cao hơn giai đoạn 2005-2010 đạt 11,5%/năm. Nhƣ vậy so với mục tiêu đại hội 27 đề ra tăng trƣởng (15%/năm) thực hiện vƣợt 8,39%; quy hoạch đề ra tăng trƣởng bình quân 20%/năm thực hiện vƣợt 3,39%. Trong đó, khu vực các ngành nông - lâm - thuỷ sản thực hiện đạt tốc độ tăng trƣởng 16,9%/năm, mục tiêu đại hội 27 Đảng bộ huyện đề ra tăng trƣởng bình quân 6%/năm, vƣợt 10,9% so với mục tiêu Đại hội 27 đề ra. Chuyển dịch cơ cấu Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản không đạt mức chỉ tiêu đại hội đề ra. Khu vực các ngành dịch vụ tăng trƣởng đạt 28,15%/năm; so với mục tiêu đại hội Đảng bộ 27 đề ra tăng vƣợt 7,15. So với mục tiêu quy hoạch đề ra đối với nhóm ngành dịch vụ tăng trƣởng bình quân 21%/năm,

thực hiện vƣợt 7,4%. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trƣởng bình quân đạt 29,7%/năm, thấp hơn so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ 27 đề ra 0,3%.

Tăng trƣởng của ngành nông nghiệp đạt mức khá bình quân thời kỳ, cao hơn bình quân của tỉnh, toàn vùng và cả nƣớc. Tam Dƣơng là một huyện có khoảng 50% giá trị gia tăng do ngành nông nghiệp đóng góp.

Thành tựu to lớn trong tăng trƣởng kinh tế của Tam Dƣơng giai đoạn (2011-2015) đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất cao hơn so với bình quân chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thể hiện ở biểu sau:

Bảng 2.1: Tăng trƣởng giá trị sản xuất Tam Dƣơng (2011-2015) so sánh với tăng trƣởng chung toàn tỉnh

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006-2010 2011-2015 Vĩnh Phúc Tam Dƣơng Vĩnh Phúc Tam Dƣơng 1. Tăng trƣởng GTSX chung % 15,5 13,3 19,61 23,39 Trong đó:

Nông nghiệp -Lâm nghiệp -

Thuỷ sản 6,3 6,6 6,19 16,0

Công nghiệp - Xây dựng 22,6 21,5 21,14 29,7

Dịch vụ 13,7 14,5 17,25 28,15

2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm (2005, 2010)

Trđ/giá

h/hành 18,9 15,5 29,1 24,5

Nguồn: Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, thống kê huyện Tam Dương

So sánh tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của Tam Dƣơng với toàn tỉnh Vĩnh Phúc ở cả 2 thời kỳ (2006-2010), (2011-2015) cho thấy kinh tế huyện Tam Dƣơng đã có sự phát triển tăng trƣởng vƣợt bậc. Thời kỳ (2006-2010), tăng trƣởng của huyện thấp hơn toàn tỉnh, nhƣng sang đến thời kỳ (2011- 2015), tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của huyện đã cao hơn tốc độ tăng

trƣởng chung của toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện ƣớc năm 2015 đạt 24,5 triệu đồng tăng 9 triệu đồng so với năm 2010, đạt 2/3 so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Nhƣ vậy Tam Dƣơng vẫn nằm ở tốp các địa phƣơng nghèo của tỉnh.

Đặc điểm dân cư-văn hóa xã hội

Tam Dƣơng nói riêng cũng nhƣ Vĩnh Phúc nói chung đều là vùng đất cổ, phát triển sớm, có truyền thống lịch sử quật cƣờng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nƣớc. Từ quê hƣơng Tam Dƣơng đã xuất hiện những ngƣời thành đạt ở các thời đại khác nhau và có đóng góp tích cực cho sự hình thành và phát triển của nƣớc Việt Nam.

Tam Dƣơng có nhiều di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hoá Hùng Vƣơng và Kinh Bắc, Thăng Long, có bề dày văn hoá dân gian đặc sắc. Nơi đây là nôi của các loại hình trò chơi nghệ thuật dân gian nhƣ đúc bụt Phù Liễn (Đồng Tĩnh), hội xuống đồng (Hoàng Đan), hội vật Long Trì (Đạo Tú). Hiện tại, về mức sống của nhân dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Môi trƣờng văn hóa-xã hội còn mang dấu ấn đậm nét “nửa miền núi, nửa trung du”.

Trong bối cảnh phát triển mới, cƣ dân trong huyện vừa cố gắng gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho chính mình và cho toàn cộng đồng. Đồng thời xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân theo mô hình xây dựng nông thôn mới phù hợp với phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên của vùng trung du Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp thị xã chí linh tỉnh hải dương giai đoạn 2017 2025​ (Trang 39 - 41)